Đang ở cữ nghe tiếng bước chân lộc cộc ngoài cửa phòng, tôi lao ra xem thì "chết sững"

Cứ khoảng 13 giờ, tôi đang bế con trong phòng thì có tiếng bước chân lộc cộc. Mọi người ở nhà đi vắng hết, tiếng chân khiến tôi hoang mang.

Tôi vừa sinh em bé được hơn 1 tháng. Chồng tôi đi làm xa, mẹ chồng đã mất, nhà chỉ còn bố chồng và một cô em chồng. Hàng ngày, bố chồng và em chồng tôi đều đi làm, chỉ có mình tôi và em bé ở nhà. 

Khoảng một tuần nay, cứ vào buổi trưa, khi tôi đang dỗ con trong phòng ngủ thì lại nghe thấy tiếng bước chân ai đó lộc cộc ở cầu thang. Vì cầu thang nhà tôi là cầu thang gỗ, lại hơi cũ, bị cọt kẹt nên tiếng chân nghe khá rõ. 

Ban đầu tôi nghĩ là chuột, nhưng việc cứ lặp đi lặp lại đều đặn làm tôi hơi hoang mang. Vì con tôi ngủ trưa rất thính, bé ngủ cũng không được ngon, mẹ phải bế vác trên tay mới chịu ngủ, thành ra tôi không muốn đứng lên mở cửa, sợ con tỉnh giấc. Một phần, tôi cũng hơi sợ nên chủ động chốt cửa bên trong. 

Tôi có hỏi thì em chồng bảo cô ấy không hề về nhà vào buổi trưa. 

Đang ở cữ nghe tiếng bước chân lộc cộc ngoài cửa phòng, tôi lao ra xem thì chết sững-1

Hôm ấy khi con vừa thiu thiu ngủ, tôi lại nghe thấy tiếng chân ở cầu thang. Lần này, tôi quyết định lao ra xem tình hình thì bất ngờ thấy bố chồng đang đứng ở cầu thang. “Ơ, bố ạ?”, tôi nói. 

Nhìn thấy tôi, bố chồng hơi bối rối. Bình thường bố tôi đi làm bảo vệ, ngày ăn hai bữa ở chỗ làm, tối thì 9 giờ ông mới về nhà ngủ, sáng hôm sau lại đi sớm nên hai bố con ít tiếp xúc hay nói chuyện. 

- “Bố, có việc gì vậy ạ?”. 

- “Không có gì đâu con ạ”.

Tôi vừa định quay vào phòng thì bố chồng gọi ngược lại, những lời chậm rãi của ông khiến tôi xúc động. 

Hóa ra hàng ngày tối muộn khi về nhà, ông nghe thấy tiếng cháu khóc suốt nên thương con dâu vì không có ai hỗ trợ chăm con. Vì vậy khoảng 1 tuần nay, tranh thủ giờ nghỉ trưa, bố tôi về nhà định hỗ trợ con dâu bế cháu. Tuy nhiên, vì ngại nên ông cứ đi đi lại lại ở cầu thang, không dám gọi. 

Nước mắt tôi chực rơi khi nghe bố chồng nói. Bố mẹ tôi ở quê đã già yếu, bệnh tật nên không thể lên chăm cháu giúp. Vợ chồng tôi cũng không có điều kiện thuê người giúp việc. Hàng ngày mình tôi lo chăm con, tự nấu cơm ăn, em bé thì khó nết nên khá vất vả. Nhiều lúc tôi chỉ mong có ai bế con giúp để được chợp mắt khoảng 15 phút là mừng lắm rồi. 

Vất vả nên sinh xong tôi sụt cân nhanh, người mệt mỏi, hốc hác. Không ngờ, bố chồng tôi đã để ý điều đó. Ông thương con, thương cháu mà không biết cách thể hiện ra bên ngoài. 

Tôi cảm ơn tình cảm của bố chồng nhưng từ chối vì bản thân ông đi làm vất vả, chỉ có chút thời gian nghỉ trưa, nếu để ông bế cháu thì mệt quá. Ông đã có tuổi, sức khỏe cũng đâu còn được như trước. Nghe vậy, bố tôi quyết định sẽ xin nghỉ làm ca sáng, chỉ làm ca tối để có thể hỗ trợ con dâu. "Mẹ mất rồi nên con thiệt thòi. Con cứ để bố giúp con nhé, đó cũng là niềm vui của bố", bố chồng tôi nói. 

Sau sinh sản phụ cần được chăm sóc như thế nào?

Phụ nữ sau sinh cần thời gian để hồi phục sức khỏe. Nếu có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, lành mạnh thì sức khỏe sẽ nhanh chóng phục hồi. Ngược lại, nếu không được nghỉ ngơi, mẹ sẽ phải đối diện với những biến chứng về cả sức khỏe và tinh thần. 

Ăn uống: Mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước, bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Các bác sĩ sản khoa cho biết, mẹ không nên ăn uống kiêng khem quá mức. Thay vào đó chỉ nên kiêng những món cay nóng, chua, đồ ăn sống,... 

Ngủ: Trong ít nhất 6 tuần đầu sau sinh, mẹ cần được nghỉ ngơi hoàn toàn để thích nghi với sự ra đời của em bé. Hãy ngủ càng nhiều càng tốt để cơ thể hồi phục, tránh mệt mỏi, uể oải. 

Thư giãn: Mẹ nên nhờ sự hỗ trợ của người thân xung quanh để có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, làm những việc mình yêu thích, chăm sóc bản thân. Tinh thần thoải mái giúp mẹ phấn chấn, vui vẻ, từ đó phục hồi và chăm sóc con tốt hơn, tránh bị trầm cảm sau sinh. 

Vận động: Hàng ngày mẹ nên đi lại nhẹ nhàng, tránh ngồi một chỗ quá nhiều. Sau đó, mẹ có thể tập luyện với những bài tập vừa sức tại nhà. Nếu muốn tập luyện để giảm cân, mẹ sinh thường nên bắt đầu sau khi sinh khoảng 1-2 tháng, với mẹ sinh mổ là 3-4 tháng.  

 

Theo Báo PNTĐ

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doisonggiadinh.baophunuthudo.vn/chuyen-gia-dinh/dang-o-cu-nghe-tieng-buoc-chan-loc-coc-ngoai-cua-phong-toi-lao-ra-xem-thi-chet-sung-c73a26222.html

bố chồng


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.