Đi công tác về nhà, vợ mang thai đang nấu ăn, mẹ đang ngủ, tôi tát vợ một cái

Tại sao người đàn ông lại có hành động thoạt nghe rất đáng lên án như vậy? Liệu lý do anh đưa ra có đủ thuyết phục?

Quan hệ mẹ chồng nàng dâu vẫn luôn là một vấn đề nan giải, khó thay đổi. Đối với người đàn ông trong gia đình mà nói, phía bên kia là vợ yêu, phía bên này là người mẹ đã nuôi dưỡng mình khôn lớn. Nếu hai người phụ nữ gặp vấn đề khúc mắc, chắc chắn sẽ rất khó giải quyết. Nhưng ai cũng thế, một một khi bị chạm đến giới hạn chịu đựng, dù là đàn ông hay phụ nữ cũng sẽ nổi giận đùng đùng. Một độc giả đã viết thư tâm sự về những rắc rối gia đình hiện anh đang gặp phải.

Anh kể:

“Tôi tên Thắng, người nông thôn. Cha tôi qua đời từ sớm, mẹ ngậm đắng nuốt cay nuôi tôi lớn lên. Năm ngoái tôi quen vợ mình. Điều kiện gia đình vợ tôi rất tốt nên muốn tôi ở rể. Lúc đầu tôi không đồng ý, nhưng dưới sự thuyết phục của mẹ, tôi cũng đành gật đầu chấp nhận.

Nói là ở rể nhưng vợ chồng tôi không sống chung với bố mẹ vợ mà được ông bà cho ở nhờ một căn hộ khác do ông bà sở hữu. Nửa năm sau, vợ tôi mang thai, vốn chúng tôi muốn thuê người chăm sóc, nhưng mẹ tôi kiên trì nói bà có thể giúp chăm sóc con dâu. Kỳ thật tôi biết mẹ tôi là muốn trông chừng tôi, xem tình hình tôi ở rể nhà vợ thế nào. 

Khi tôi nói với vợ tôi về việc mẹ muốn lên chăm, cô ấy không mấy đồng tình, nói mẹ tôi là người nông thôn, chắc chắn không thể chăm sóc tốt cho cô ấy, trong lời nói rất khinh thường. Điều này làm trái tim tôi rất khó chịu. Nhưng, tôi vẫn khăng khăng để mẹ đến, nếu bà không làm tốt thì lúc đó tình sau. Vợ nghe tôi nói vậy, cũng không phàn nàn gì thêm. 

Sau khi mẹ tôi đến, bà rất siêng năng, đối với vợ tôi rất tốt. Nhưng thái độ của vợ vẫn không có gì nồng nhiệt. Tôi có nói vợ vài câu, nhưng đều bị mẹ khuyên nhủ. Tôi biết bà không muốn tôi và vợ xảy ra mâu thuẫn.

Một lần, công ty cần tôi đi công tác nước ngoài để giải quyết một số công việc. Tôi thực sự lo lắng cho mẹ, sợ vợ làm khó bà, nhưng mẹ tôi không ngừng trấn án tôi, tôi đành chỉ có thể đặt lo lắng vào bụng.

Chuyến công tác cuối cùng cũng kết thúc, trở về nhà, vừa mở cửa ra, tôi thấy vợ mang thai năm tháng đang ở trong bếp nấu cơm. Vợ tôi lúc ấy đi lại, làm việc đã có chút khó khăn, còn bị sặc đến ho khan. Cảnh này tôi không nghĩ đến. Sau đó tôi đi tìm mẹ, lại phát hiện mẹ đang nằm trên giường ngủ.

Lúc này, tôi có chút ý kiến với mẹ, nói “Vợ con bụng to như vậy, sao mẹ còn để cô ấy vào bếp nấu cơm?” Mấy ngày tôi không ở nhà, tình huống lại biến thành như vậy? Trong khi tôi đang nghi ngờ, mẹ tôi ngồi dậy. Thấy tôi, bà khá ngạc nhiên, vội vàng từ giường bước xuống, kết quả là ngay lập tức ngồi xổm trên mặt đất.

Tôi vội vàng đỡ mẹ dậy, mới phát hiện chân mẹ bị sưng. Tôi hỏi bà chuyện gì đã xảy ra, bà nhăn nhó không chịu nói. Cuối cùng dưới sự truy vấn gắt gao của tôi, mẹ tôi mới nói sự thật.

Thì ra buổi sáng vợ dậy hơi muộn, cơm mẹ tôi nấu sẵn cho cô ấy đã có chút lạnh. Vợ tôi liền rất tức giận, “dạy bảo” mẹ chồng một phen. Có vẻ nhìn dáng vẻ nhu mì cúi đầu của mẹ tôi dễ bắt nạt nên vợ tôi nói xong thì đẩy bà một cái. Mẹ tôi không bị bất ngờ nên ngã, đập người vào bàn, chân lập tức sưng lên. Vợ tôi hoảng loạn, để bà nghỉ ngơi, bữa tối cũng tự mình vào bếp.

Tôi nghe xong tức giận, xông vào nhà bếp tát vợ một cái. Vợ không ngờ tôi lại đánh cô ấy, oa oa khóc lớn, sau đó chạy ra khỏi cửa. Không bao lâu sau bố mẹ vợ liền gọi điện thoại, mắng tôi, bảo tôi đi xin lỗi vợ. Tôi không muốn nge hết câu, liền cúp máy.

Đi công tác về nhà, vợ mang thai đang nấu ăn, mẹ đang ngủ, tôi tát vợ một cái-1

Mẹ tôi ở bên cạnh thì liên tục lau nước mắt, nói là lỗi của bà, còn khuyên tôi nhanh chóng đi đón vợ về. Tôi kiên quyết không đồng ý, vợ và người nhà vợ đối với tôi thế nào cũng được, nhưng đối với mẹ tôi thì không thể không tôn trọng như vậy. Cho dù kết cục cuối cùng là ly hôn, tôi cũng bất chấp tất cả. 

Tôi làm như vậy, rốt cục có đúng không?”

***

Trên thực tế, mâu thuẫn giữa mẹ chồng và con dâu là chuyện không hiếm gặp trong các gia đình. Là một người đàn ông, nên kịp thời cố gắng phối hợp, phấn đấu giải quyết để cả đôi bên cùng tồn tại một cách hòa bình. Tuy nhiên, người đàn ông biết xác định “đỉnh điểm” hay giới hạn của bản thân là không khó hiểu. Trong gia đình, anh ta rất muốn đối xử công bằng với tất cả mọi người, tuy nhiên, một khi có người chạm đến điểm nhạy cảm trong sức chịu đựng của anh ta, anh ta rất quyết tâm hành động theo ý nghĩ cả mình, một bước cũng không chùn. Ở đây, người vợ đã liên tiếp gây hấn với người mẹ đã tần tảo một mình nuôi người chồng khôn lớn, đỉnh điểm là khiến bà tổn hại về sức khỏe nên anh đã rất tức giận, quyết định không dễ dàng tha thứ cho sai lầm này của vợ. Tuy nhiên, phương thức thể hiện cũng không thể quá mức gay gắt, dù sao người đàn ông nên giải quyết vấn đề, chứ không phải tạo ra thêm vấn đề.

Theo V.A - Vietnamnet


mẹ chồng nàng dâu


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.