Đi khám thai, bị hỏi “bầu trai hay gái”, mẹ chồng thay tôi trả lời khiến đối phương im bặt

Chi tin rằng mình đã không lấy nhầm chồng mà còn tìm đúng mẹ chồng!

Chồng Chi nhà trong làng còn cô ở thị trấn, do người thân của mẹ Chi giới thiệu mà quen biết nhau. Ban đầu mẹ Chi không muốn lắm vì chê chồng cô dân nông thôn, nhưng vì cả nể nên cuối cùng vẫn để Chi gặp mặt. Chồng Chi có bằng Đại học, vừa gặp mặt đã mang lại cho người ta cảm giác khác biệt, nói chuyện phiếm cũng rất tao nhã, ổn trọng. Sau buổi gặp đầu tiên, họ duy trì liên lạc, thỉnh thoảng cùng nhau ra ngoài dùng bữa - uống nước. Thời gian ở bên nhau, anh luôn đối với cô đặc biệt tốt. 

Sau này kết hôn, vợ chồng Chi thuê nhà ở gần nơi chồng cô làm việc, chuẩn bị cho 2 năm nữa tiết kiệm đủ tiền thì mua nhà. Mẹ chồng vẫn sống ở quê, phần vì cách biệt địa lý, phần vì Chi thường nghe người ta đồn người lớn tuổi ở nông thôn suy nghĩ cổ hủ nên không thường xuyên giao tiếp với mẹ chồng. Chỉ đến khi Chi mang thai, chồng bảo mẹ chồng tới chăm sóc, hai người mới tương tác nhiều hơn. 

Thời gian mẹ chồng tới ở cùng vợ chồng Chi, mỗi ngày bà đều dậy sớm, chăm sóc con dâu rất chu đáo. Chi ốm nghén không thể ăn cơm, mẹ chồng cố tìm hiểu và nấu món cô có thể ăn được, còn mua các loại hoa quả và đồ dinh dưỡng. Tất cả đều là tiền của bà, chồng Chi đưa tiền bà cũng không nhận. 

Mỗi lần Chi đi khám thai, mẹ chồng đều đi theo. Lúc Chi 4 tháng đi khám thai lần đầu, mẹ chồng đứng xếp hàng đăng ký khám, Chi thì ngồi ở băng ghế bên cạnh.  Một phụ nữ ngồi bên hỏi Chi: “Chị có mấy bé rồi”, Chi đáp: “Em là mang thai đứa đầu đấy ạ”. Người phụ nữ lại hỏi tiếp: “Là trai hay gái thế?” Chi chưa kịp trả lời, mẹ chồng đã nói: “Trai gái đều được. Chỉ cần mẹ con bình an khỏe mạnh là được”. Người phụ nữ kia cười, không nói lời nào nữa. Câu trả lời của mẹ chồng thật sự khiến Chi thấy ấm áp, xúc động. Đối với vấn đề trai hay gái, bà chưa từng hỏi Chi, cũng nói cô đừng cố tìm hiểu giới tính đứa trẻ làm gì, dù trai hay gái thì bà đều thích. 

Đi khám thai, bị hỏi bầu trai hay gái”, mẹ chồng thay tôi trả lời khiến đối phương im bặt-1

Khi Chi bầu ngày càng lớn, chân bắt đầu bị phù to, mẹ chồng mỗi đêm đều xoa chân cho cô. Lúc đó Chi cảm nhận được rõ ràng thế nào là hạnh phúc. Cô không những có người chồng đối xử tốt với mình mà mẹ chồng cũng rất yêu thương, thấu hiểu.

Hành trình sinh con của Chi luôn có sự đồng hành của mẹ chồng. Bà cổ vũ cô, nắm tay cô, bảo cô đừng sợ hãi. Bà cũng cầu trời khấn phật cho mẹ con Chi bình an. Lúc đứa trẻ ra đời, mẹ chồng chưa kịp nhìn cháu đã vội an ủi Chi. Lúc Chi ở cữ, bà càng chăm sóc tỉ mỉ, thậm chí còn chu đáo hơn cả mẹ đẻ Chi. Bà nói: “Cơn ở chỗ cha mẹ con là bảo vật thì ở nhà mình cũng là bảo vật”. Chi một lần nữa cảm động, trong lòng tự hứa sau này nhất định phải đối xử tốt với bà, báo đáp ơn huệ của bà.

***

Gả vào nhà chồng, gặp được mẹ chồng tốt thì nên trân trọng món quà trời cho này. Hôn nhân ngoài việc vợ chồng hòa hợp thì có mẹ chồng tốt đúng là may mắn lớn!

Theo V.A - Vietnamnet


mẹ chồng nàng dâu


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.