- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hễ nghỉ dài là về quê chồng, 6 năm nay tôi chưa từng biết đến du lịch ngày lễ
Tôi ghét nghỉ lễ dài vì từ khi lấy chồng đến nay, hễ nghỉ quá 2 ngày là phải về nhà nội, phục vụ cỗ bàn suốt ngày đêm, nhìn bạn bè du lịch sống ảo mà tủi, mà ao ước.
Tôi lấy chồng 6 năm nay, có hai con gái 5 tuổi và 2 tuổi. Tôi làm tiếp thị nội dung cho một tổ chức giáo dục nước ngoài, còn chồng làm cho một cơ quan nhà nước gần nhà. Hai vợ chồng đều làm công ăn lương nên chỉ đủ ăn, hiện tại vẫn ở nhà thuê.
Những ngày này, mọi người nô nức chuẩn bị cho 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5 , tôi lại chỉ thấy áp lực. Tất cả các kỳ nghĩ lễ dài đều làm tôi ngán ngẩm xen lẫn sợ hãi, vì vừa bị áp lực công việc vừa phải lo nghĩ chuyện di chuyển về quê. Tôi làm việc trên các nền tảng mạng xã hội nên cả 5 ngày nghỉ lễ, tôi đều phải sản xuất trước nội dung để những ngày đó vẫn có nội dung đăng tải.
Cả tuần trước kỳ nghỉ, tôi phải làm việc hết công suất, tối cơm nước, giặt giũ xong lại mở máy làm thêm. Đã vậy, sếp còn yêu cầu chất lượng những bài tiếp thị nội dung của tôi vẫn không được kém ngày thường, nội dung sáng tạo, không được trùng lặp với những đối thủ khác, chỉ số tương tác không được giảm. Phải vận dụng hết chất xám và cả sức lực như vậy, tôi thực sự kiệt sức.
Trong khi tôi phải sắp xếp công việc, bận tối mắt tối mũi thì chồng chẳng phải lo nghĩ gì vì cứ đến ngày lễ là nghỉ một lèo, tha hồ chơi. Biết tôi bận rộn, anh vẫn nằm ườn chơi game, không phụ giúp vợ chuẩn bị đồ đạc để về quê. Tôi nói thì anh chỉ chuẩn bị quần áo của chính mình, còn đồ đạc của các con thì mặc kệ vợ.
Kỳ nghỉ lễ dài nào cũng vậy, cả nhà chúng tôi bắt xe khách về quê vì nhà chồng cách thành phố tôi ở 300km. Do điều kiện kinh tế eo hẹp, chúng tôi không thể thuê xe riêng vì giá thuê những ngày lễ rất cao, đội lên cả 3 - 4 lần. Dù đã đặt trước vé xe khách nhưng ngày lễ thì không thể tránh khỏi cảnh nhồi nhét. Lần nào về quê, tôi cũng bị say xe đến rũ cả người.
Về đến nhà chồng, chưa kịp nghỉ ngơi, tôi lại phải lao đầu xuống bếp chuẩn bị cơm nước, và rồi cứ thế hết nấu ăn lại dọn rửa cho đến lúc quay lại thành phố. Ngày lễ là ngày đại gia đình sum họp, họ hàng không người này thì người kia đến tụ tập, cỗ bàn liên miên nên mỗi ngày tôi đều phải dậy từ sớm tinh mơ.
Chuyện ăn uống của nhà chồng tôi những ngày này khá cầu kỳ, một số món kỳ công nhất định phải có, chuẩn bị được bữa cơm mất đến nửa buổi. Lúc cả nhà ngồi ăn cơm, tôi vẫn chạy lên chạy xuống vì thiếu thứ nọ thứ kia. Vừa bưng bát lên chưa kịp ăn, tôi lại phải đứng dậy đun nóng bát canh, xào lại đĩa thịt, hay nấu thêm món đơn giản nào đó mà bố hay chú bác vừa nổi hứng nghĩ ra.
Buồn nhất là dù luôn chân luôn tay, đầu tắt mặt tối, tôi vẫn chẳng nhận được một lời động viên nào, bố chồng vẫn luôn miệng chê các món tôi nấu không đúng vị.
(Ảnh minh họa: Joongang)
Điều làm tôi bức xúc nhất mỗi kỳ nghỉ lễ là sự dèm pha của hai bà cô chồng. Họ không lập gia đình nên sống cùng bố mẹ chồng tôi, tính khí rất khác người và đặc biệt toàn nói ra những lời khó nghe. Từ ngày lấy chồng về đây, tôi đã biết họ không thích mình vì tôi không khéo miệng xu nịnh như chị dâu. Lần nào về quê tôi cũng mua thực phẩm chức năng hay đồ bổ cho hai cô, nhưng thay vì cảm ơn, họ lại nói này nói kia, chê bai món đồ tôi tặng là đồ rẻ tiền.
Có những khi, dù là ngày lễ nhưng khi sếp gọi điện yêu cầu xử lý một vài đầu việc cụ thể nào đó, tôi buộc phải mở máy tính làm ngay. Mỗi lúc như vậy, cả gia đình chồng đều tỏ ra khó chịu. Đã mấy lần tôi nghe bà cô nói: "Nó giả vờ ngồi máy tính làm việc để không phải làm việc nhà đó à", hay "Không biết làm hay chơi game? Đâu có chuyện ngày lễ cũng phải làm như thế". Nghe những lời đó, tôi nghẹn ứ cổ, nhưng chỉ biết câm nín chịu đựng.
Biết tôi vừa mệt mỏi vừa phải chịu ấm ức như vậy mỗi khi về quê nghỉ lễ nhưng chồng tôi không được một lời động viên. Anh coi đó là nghĩa vụ làm dâu, là việc tôi phải làm. Bản thân anh ngày nào cũng vui cả ngày lẫn đêm vì chỉ việc nhậu và ngủ.
Suốt 6 năm lấy chồng, chưa bao giờ tôi biết đến mùi du lịch ngày nghỉ lễ. Hễ được nghỉ quá 2 ngày là đương nhiên về quê (hai vợ chồng cùng quê nhưng thực tế nói về quê nghĩa là về nhà nội, còn nhà ngoại thường chỉ được đảo qua một lát). Tôi vừa tủi thân vừa ao ước khi thấy bạn bè hễ sắp nghỉ là bàn nhau đi đâu, rồi náo nức đặt vé máy bay, phòng khách sạn...
Trong khi tôi đang cắm đầu nấu ăn, rửa bát phục vụ cả họ nhà chồng thì họ xúng xính váy áo, chụp ảnh sống ảo ở những khu nghỉ dưỡng sang chảnh, đăng tưng bừng lên mạng xã hội. Nhìn lại mình quần áo sực mùi dầu mỡ quyện với mồ hôi, tóc tai buộc túm qua quýt, chân xỏ dép tổ ong, tôi chỉ ước giá ngày nào cũng là ngày làm việc ở công sở.
Chuẩn bị về quê lần này, tôi chợt nghĩ, mình có nên "khởi nghĩa" một lần, đòi chồng trở lại thành phố sớm 2 ngày để được nghỉ ngơi không phải phục vụ ai, được ra phố thảnh thơi uống cốc cà phê, ăn bữa búp phê hải sản hay không?
Theo VTC News
-
Yêu10 giờ trướcSau nhiều lần tích cực “bật đèn xanh”, cô gái Thanh Hóa đã nhận được lời tỏ tình chân thành của chàng trai Malaysia.
-
Yêu16 giờ trướcTổn thương vì cưới vợ sau 7 ngày gặp gỡ nhưng 3 tháng đã ly hôn, anh Tuấn Liệt đến show hẹn hò mong tìm người yêu chung thủy và đã gặp được cô gái chưa yêu lần nào.
-
Yêu22 giờ trướcNhiều người luôn thấy mình nghèo mà không nhận ra một điều: Hôn nhân có thể giúp họ giàu lên.
-
Yêu1 ngày trướcVới hai cô gái, đám cưới từng là giấc mơ xa vời. Tuy vậy, nhờ tấm lòng bao dung và sự thấu hiểu của mẹ, cả hai đã được khoác áo cô dâu.
-
Yêu1 ngày trướcChúng ta luôn ngưỡng mộ những cuộc tình già, đôi bàn tay nhăn nheo vẫn không rời tay nhau. Rồi tự hỏi: Làm sao để giữ được một tình yêu bền bỉ đến thế?
-
Yêu1 ngày trước"Overthinking" là một hội chứng tâm lý suy nghĩ quá mức và có thể dẫn đến trầm cảm. Đôi khi, hạnh phúc của một cuộc hôn nhân cũng sẽ bị ảnh hưởng khi ta cưới một người… overthinking, nhìn đâu cũng ra lo lắng!
-
Yêu1 ngày trướcỞ tuổi 50, chị Bùi Thị Minh Hiền (Quảng Nam) được nhiều người khen “còn đẹp hơn hồi 40”. Trước những lời “có cánh” của bạn bè, chị Hiền thấy lâng lâng.
-
Yêu1 ngày trướcTrong bức thư gửi mẹ chồng cuối chương trình Mẹ chồng nàng dâu tập 411, nàng dâu xúc động chia sẻ tình cảm của mình dành cho mẹ.
-
Yêu2 ngày trướcSau khi nói chuyện, cô gái nhận ra mình và đàng trai có nhiều điểm không phù hợp nên quyết định từ chối, dù chưa ngồi vào ghế nóng của chương trình “Bạn muốn hẹn hò”.
-
Yêu2 ngày trướcVì tờ thực đơn đặc biệt với 14 món ăn được đặt tên độc lạ, chú rể Yên Bái gặp nhiều tình huống “dở khóc dở cười”.
-
Yêu2 ngày trướcBao nhiêu người đàn ông, à không, bao nhiêu người phụ nữ đồng ý với câu nói này của tôi? Bởi tôi biết, đàn ông đồng ý với câu nói này của tôi sẽ không lên tiếng đâu. Sao phải lên tiếng khi điều đó là một hiển nhiên mà họ đã làm mãi rồi! Những người đàn ông thành ý vẫn còn rất đông ngoài kia!
-
Yêu2 ngày trướcLy hôn, người vợ mới ngỡ ngàng phát hiện 'quỹ đen' khủng của người chồng...
-
Yêu3 ngày trướcGặp cô gái Hàn Quốc xinh đẹp, chàng trai 41 tuổi thể hiện sự thích thú và quyết định bấm nút tại chương trình "Bạn muốn hẹn hò".
-
Yêu3 ngày trướcHôn nhân nhiều khi cũng nên học tập từ phong cách của cây tre. Là gốc sâu, là mềm dẻo nhưng rất kiên cường, là 'thương nhau tre không ở riêng, lũy thành từ đó mà nên hỡi người'. Hôn nhân bền chặt nhờ thế…