Hy sinh cho chồng con là… dại?

Một chủ đề được đặt ra trên một bàn cà phê sáng chủ nhật của giới nữ: “Bạn nghĩ gì khi giờ đây có nhiều phụ nữ cho rằng hy sinh cho chồng con là dại?”.

Một chủ đề được đặt ra trên một bàn cà phê sáng chủ nhật của giới nữ: “Bạn nghĩ gì khi giờ đây có nhiều phụ nữ cho rằng hy sinh cho chồng con là dại?”.

Phía không đồng tình cho rằng, buổi chiều sau giờ làm việc, với phụ nữ là khoảng thời gian quý báu nhất để trở về gia đình sau một ngày bận rộn ở cơ quan. Tuy hàng núi công việc đang chờ họ phía trước, cho dù có sự hỗ trợ của người chồng hay không. họ không lấy gì làm phiền hà.

Tuy nhiên không ít phụ nữ rất rảnh rang sau giờ làm việc và họ có đủ điều kiện để giải trí, chơi thể thao… thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Họ cho rằng, không hưởng thụ bây giờ thì đến khi nào? Thế nhưng, việc gì cũng có hai mặt!

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet


Cô nọ, nhà có người giúp việc và cha mẹ còn khỏe nên buổi chiều sau giờ làm việc cô hoàn toàn thoải mái. Sau khi ăn qua vài món trái cây, cô thay trang phục thể thao, xách vợt ra sân tennis. Ở đó cô đánh cặp với một bạn nam thua cô 3 tuổi có vóc dáng phong độ, đánh tennis không những hay mà còn rất đẹp. Ban đầu chỉ là việc “kèm cặp”, sau buổi tập hai người rủ nhau đi uống nước, chỉ là uống nước thôi, nên “không hề có chuyện gì”. Thời gian trôi, tay vợt cô càng lên thì tình bạn ngày càng nồng với một biện luận rất xác đáng: chỉ là bạn đánh tennis.

Chồng bận bịu làm ăn không để ý những sinh hoạt của vợ. Đến một ngày, mọi chuyện vỡ lở. Theo tiếng gọi của tình yêu, cô để con lại cho chồng, xây tổ ấm với chàng “huấn luyện viên”. Mối tình chưa có hồi kết, hàng ngày người ta vẫn thấy cô và anh chồng trẻ xách vợt ra sân, cười nói vô tư, không hề biết hai đứa con gái được nuôi dạy thế nào.

Chị nọ hoàn toàn hạnh phúc với người chồng chí thú làm ăn, hai cô con gái xinh đẹp, học giỏi. Do chồng ngày nào cũng bận bịu làm ăn, tiệc tùng, nhà lại có người giúp việc nên buổi chiều sau giờ làm việc chị chỉ biết ra vườn ngắm hoa và… đợi chồng. Vài người bạn cùng “cảnh ngộ”, ban đầu điện thoại tới lui, khoe từ quần áo, phấn son, giày dép đến xe mới sắm, rồi rủ nhau đi ăn nhậu, hát karaoke, nhảy đầm… Riết rồi thành quen, chiều nào cũng phải có “độ”. Mấy chị em phụ nữ ngồi với nhau lai rai vài thứ gì đó, sau đó kéo tăng 2, tăng 3. Hỏi đến họ rất hãnh diện khoe: “Mấy ông có câu lạc bộ, mình cũng có hội”.

Một chị khoảng 45 tuổi, sống một mình với hai con đã lớn, cuộc sống cũng khá đầy đủ với đồng lương tương đối. Trước đây chị thường bị đau lưng, đi khám bác sĩ nói chị có nguy cơ bị loãng xương và khuyên chị nên chơi thể thao. Từ đó, chiều nào chị cũng ra sân đánh cầu lông tối mịt mới về. Chị đánh cặp với một đồng nghiệp nam. Không hiểu sao một thời gian sau, người ta thấy vợ của anh bạn này đến cơ quan phản ánh với công đoàn về việc chồng chị và chị kia có quan hệ trên mức tình cảm. Câu chuyện đang đến hồi gay cấn và các bên “liên quan” đang phải… tự chủ và kiềm chế.
 

Không thể nói cùng với chất lượng cuộc sống được nâng cao mà phụ nữ phải tự kiềm chế hay không được tham gia các thú vui ngoài xã hội sau giờ làm việc. Thế nhưng, việc bình đẳng nam nữ trong vấn đề này xem ra khó so sánh. Nam khác, nữ khác, đằng sau người phụ nữ là cả một gia đình cần phải “coi trong, ngó ngoài”. E rằng, việc: “Anh uống được một ly rượu, tại sao tôi không được quyền uống? Anh đi hát hò tại sao tôi lại không đi?”. Sống phải hưởng thụ, tại sao tôi phải hy sinh về nhà thì anh có quyền đi bù khú bên ngoài? Trong khi tôi vò võ đợi thì anh đang vui vẻ với mấy cô gái khác ai mà biết được? Hy sinh cho chồng con như vậy là dại!

Xem ra tình hình đã quá căng thẳng khi cả hai bên đều quyết “ăn miếng trả miếng”. Suy cho cùng, thiệt thòi chỉ con cái. Bố không về nhà, mẹ bỏ đi nữa còn gì hai tiếng gia đình? Tất nhiên, kết thúc diễn đàn là ý kiến dung hòa đã là vợ chồng phải biết hy sinh cho nhau, hơn thua được mất làm gì? Hãy chấp nhận phần thiệt một chút chỉ vì họ là phụ nữ. Trời không chịu đất thì đất phải chịu trời. Quan trọng nhất là con cái, mà con hư tại ai thì ông bà xưa cũng đã nói rồi đó!

Bạn nghĩ sao về vấn đề này? Hãy gửi ý kiến của bạn tới Tintuconline qua địa chỉ email: toasoanttol@gmail.com hoặc tintuconline@vietnamnet.vn hoặc comment dưới bài viết.

Theo PNO



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.