"Khi là F0 tôi mới biết rõ bộ mặt thật của chồng": Lời tâm sự thời Covid nhức nhối của cô vợ nhận ra nỗi cô đơn rõ rệt ngay trong nhà mình

Trước khi Hoài Mai (Thanh Xuân, Hà Nội) trở thành F0 cô đã có phần chán ngán chồng. Đợt giãn cách khi cả nhà cùng ở nhà một thời gian Lâm lộ nguyên hình là một lão chồng vô tâm một cách tàn nhẫn khiến Mai vô cùng sốc.

Suốt ngày Lâm chỉ cắm mặt vào chiếc điện thoại và biến thành 1 ông chồng vô vị, 1 người cha vô cảm. Lâm không cười, không nói, càng không để ý đến nét mặt của vợ. Mai và con cứ cùng nhau làm bánh, nấu cơm, học online và làm việc, còn Lâm thì làm bạn với chiếc điện thoại và máy tính.

Lâm lấy lý do công việc, nhưng Mai thì biết anh chơi game là chủ yếu, Lâm cũng rất thích xem những video hài nhảm nhí và cười phá nhà, nhưng vợ thì anh không cả nhìn vào mặt. Lúc Mai đứng ở bếp, Lâm muốn lấy chiếc bát sẽ cố hết sức để tránh đụng chạm vào vợ. Những chi tiết nho nhỏ ấy khiến Mai cảm thấy vô cùng đau lòng. Không chỉ là vấn đề tinh thần, ngay cả chuyện giường chiếu cũng không, Lâm không hề có bất kỳ ý tưởng nào cho sự gần gũi.

Trong công việc nhà, khi Mai không thấy bất kỳ sự tự giác nào thì cô giao việc cho Lâm làm, Lâm cáu kỉnh nhặng xị, Mai uất ức thôi thì tự làm cho rồi.

Đỉnh điểm hơn nữa khi Mai trở thành F0, Lâm chăm Mai 1 cách cực kỳ... nghĩa vụ. Việc anh rất giữ gìn để bản thân mình không trở thành F0 nghe có vẻ đúng, mà làm vợ cô lại thấy vô lý. Biện pháp cách ly của Lâm phải nói kỹ càng 1 cách tuyệt đối, ừ thì cứ cho tính Lâm cẩn thận, nhưng hỏi han sức khỏe, động viên vợ vì sao cũng không? Lâm thậm chí còn có phần không vui khi việc nhà vào hết tay mình. Mặc dù vẫn chăm vợ kiểu cơm ăn 3 bữa, nhưng nếu như nhìn Lâm ở góc 1 người chồng thì Mai hoàn toàn thất vọng.

Khi nghe bạn kể rằng chồng bạn sẵn sàng chọn ngủ với vợ khi vợ thành F0 vì “nhớ hơi vợ không ngủ được”. Nghe đến đây Mai bật khóc, thương cho hiện thực của 1 cuộc hôn nhân không cãi vã nhưng bên trong chứa đựng những căng thẳng ngầm sâu sắc.

Khi là F0 tôi mới biết rõ bộ mặt thật của chồng: Lời tâm sự thời Covid nhức nhối của cô vợ nhận ra nỗi cô đơn rõ rệt ngay trong nhà mình-1

Sự vô tâm của chồng, công việc chăm sóc con cái bận rộn, công việc của mình dù làm ở nhà cũng nhiều áp lực khiến Mai rơi vào trạng thái trầm cảm. Khi cuộc sống tại nhà, người bạn, người đồng nghiệp gần như duy nhất là chồng, nhưng không được sẻ chia, chỉ là sự vô tâm và im lặng một cách thái quá đã khiến Mai rơi vào trạng thái stress.

Đến khi trở thành F0 nhận được sự chăm sóc một cách 'công thức' như vậy nữa thì ý nghĩ muốn bỏ chồng trong Mai càng tăng lên. Ngay cả khi cô có giãi bày tâm sự, chồng cô cũng lặng thinh như chưa nghe thấy và không hề có sự thay đổi nào cả. Chán ngán cuộc sống vợ chồng khiến cô phải tư vấn bác sĩ tâm lý, cô đã rơi vào trạng thái trầm cảm.

Theo Hãng tin Reuters đã đưa ra nghiên cứu do các nhà khoa học tại ĐH Queensland (Úc) về số trường hợp rối loạn lo âu và rối loạn trầm cảm nghiêm trọng, đặc biệt ở phụ nữ, tăng đáng kể vì dịch Covidi-19. Theo nghiên cứu này thì ước tính số ca mắc rối loạn trầm cảm nghiêm trọng tăng 28%, từ 193 triệu ca khi không có đại dịch lên 246 triệu ca khi đại dịch xảy ra. Ước tính số ca rối loạn lo âu cũng tăng 26%, từ 298 triệu ca khi không có đại dịch lên 374 triệu ca khi đại dịch xảy ra.

Nhiều phụ nữ phải gánh thêm việc nhà và đối mặt với nguy cơ bạo lực gia đình ngày càng tăng. "Đáng buồn là vì nhiều lý do phụ nữ luôn có khả năng bị ảnh hưởng nặng nề hơn từ những hậu quả kinh tế và xã hội trong đại dịch", một chuyên gia tâm lý cho biết.

Phụ nữ độc thân không đáng sợ, chỉ sợ có chồng bên cạnh mà vẫn cô đơn

Tất nhiên dịch bệnh ảnh hưởng không chỉ riêng với phụ nữ, đàn ông cũng có những nỗi niềm của họ. Nhưng áp lực với phụ nữ khi có thể bị mất việc làm vì dịch bệnh, làm một bà nội trợ trong khi công việc online không hề ít đi, làm gia sư tại gia vì lũ trẻ học tại nhà… tất cả lớn hơn đàn ông rất nhiều. Và nếu có thêm combo về 1 gã chồng vừa vô tích sự vừa vô tâm dù ở cạnh 24/24 thì hẳn là chất chồng thêm những cực nhọc và buồn tủi.

Việc nhà không phải là của riêng phụ nữ, chăm con càng không phải là của riêng người mẹ, vậy mà sau những “ôm đồm” ấy, cuối cùng thì chồng cũng như không phải của mình. 

Hẳn là lúc lập gia đình phụ nữ mong có 1 người đàn ông để cùng cười, cùng khóc, cùng sẻ chia và tâm tình. Nhưng cuối cùng, thứ họ nhận được là sự cô đơn: cô đơn nuôi con, cô đơn làm việc nhà, cô đơn 1 mình ngay cả khi trong nhà có 1 ông chồng.

Bình thường cuộc sống hàng ngày cuốn phụ nữ trôi đi trong những mệt nhoài, nhưng dịch bệnh xảy đến và một ngôi nhà cho tất cả mọi công việc, càng khiến họ nhận ra tri kỷ không phải là người đàn ông bên cạnh mình gọi là chồng.

Đàn ông thường vô tâm, nghĩ rằng đàn bà không nghĩ ngợi gì nhiều hoặc kể cả có nghĩ cũng kệ. Đàn bà gồng mình lên làm những vai trò có tính "thiên chức", làm người phụ nữ của công việc, rồi đến người đàn ông bên cạnh cũng lạnh lẽo và họ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm. 

Theo số liệu thống kê thì ngay cả trước COVID-19, phụ nữ đã dành trung bình 4,1 giờ mỗi ngày để thực hiện công việc không được trả lương, trong khi nam giới dành 1,7 giờ. Điều đó có nghĩa là phụ nữ đã làm công việc chăm sóc không được trả lương nhiều hơn nam giới gấp 3 lần trên toàn thế giới.

Khi dịch bệnh xảy ra với các biện pháp cách ly và ý thức yêu cầu mọi người ở nhà, đóng cửa trường học và các cơ sở giữ trẻ, gánh nặng chăm sóc không lương, công việc gia đình đã khiến phụ nữ gánh trên vai những gánh nặng kép. Ấy thế nhưng, cuối cùng những lời động viên, sự quan tâm và sẻ chia của người chồng càng không có dẫn đến những áp lực đời thường vốn đã nặng nề càng trở nên trầm trọng hơn.

Các ông chồng đừng để vợ cô đơn ngay trong căn nhà mình

Gần đây chuyện một anh chồng tặng vợ món quà ngày 8/3 là một chiếc ipad bằng số tiền tăng ca anh tích góp, nhưng vợ lại mắng cho một trận vì... tiếc tiền. Chuyện làm người ta thấy vừa buồn cười, nhưng cũng vừa thương. Những người phụ nữ vốn đã một đời hy sinh, đến lúc nhận thứ gì cho riêng bản thân cũng thấy thừa thãi, lãng phí. Nhưng chị vợ cũng thú nhận sau đó rằng đây là món quà lâu lắm rồi chị mới nhận được và chị thấy hạnh phúc khi chồng biết thương và nghĩ đến mình như vậy.

Đàn ông thường thắc mắc sao phụ nữ có ngày 20/10, lại còn ngày 8/3 nữa, còn đàn ông dường như chẳng có ngày nào để tôn vinh, nhưng họ không hỏi: "Sao chỉ có 2 ngày để nhắc rằng phụ nữ cần được yêu thương, bởi họ đã dành ra 365 ngày hàng năm để yêu thương người đàn ông của đời mình?".

Thực ra, phụ nữ cũng cần 365 ngày để được yêu thương như thế. Để khi họ dành tâm huyết nấu bữa cơm ngon sẽ nhận lại được lời khen. Để lúc họ nấu cơm, chồng sẽ chẳng quản việc chơi với con, tắm cho con. Và đặc biệt vào ngày tôn vinh phụ nữ được nhận một món quà để biểu hiện tình yêu thương, sự trân trọng cùng với 1 tấm thiệp bày tỏ tình yêu thì đó càng là điều tuyệt vời. Thực hiện nó không hề khó, nhưng cô ấy sẽ thấy cả tấm lòng. Giống như chị vợ ở trên nhận món quà dù "mắng" chồng vì tiếc tiền, nhưng thực lòng chị đã rất hạnh phúc.

Dịch bệnh xảy ra, khiến người ta hiểu hơn rằng cuộc sống này là vô thường, bên nhau hạnh phúc mới là điều quan trọng. Vì vậy, có lý gì lại không cùng cô ấy vun đắp mỗi ngày bằng tình yêu thương, bằng chuyện trò, bằng hành động gần gũi và sẻ chia cùng nhau các công việc hàng ngày.

Nếu các ông chồng làm được như thế có lẽ những căn bệnh về tâm lý có lẽ ít có khả năng xảy đến với vợ mình. Bởi khi cô ấy hạnh phúc là anh có cơ hạnh phúc. Nên dù gọi là mang lại hạnh phúc cho phụ nữ, nhưng cũng là các anh tự mang hạnh phúc đến cho chính bản thân mình. 

 

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/khi-la-f0-toi-moi-biet-ro-bo-mat-that-cua-chong-loi-tam-su-thoi-covid-nhuc-nhoi-cua-co-vo-nhan-ra-noi-co-don-ro-ret-ngay-trong-nha-minh-162220803212956645.htm

Hôn Nhân


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.