- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Không phải tiền bạc, đây mới là thủ phạm phá hủy hôn nhân
Hai chuyên gia tại Hoa Kỳ cho biết họ đã nghiên cứu các mối quan hệ hôn nhân trong hơn 50 năm và tiết lộ thủ phạm lớn nhất phá hoại mối quan hệ hôn nhân là gì và làm thế nào để cải thiện nó.
Jessica Griffin – giáo sư tâm thần học và nhi khoa tại Đại học Massachusetts, và Pepper Schwartz – giáo sư xã hội học tại Đại học Washington, đã đăng một bài báo trên trang web của CNBC cho biết hầu hết các cuộc hôn nhân đổ vỡ là do giao tiếp kém.
John Gottman – một chuyên gia hôn nhân và tâm lý học nổi tiếng người Mỹ, người đã nghiên cứu 40.000 cặp vợ chồng đã viết trong cuốn sách “What Predicts Divorce?” chỉ ra 4 cách giao tiếp có vấn đề nhất trong các mối quan hệ hôn nhân, bao gồm:
Coi thường – thiếu tôn trọng đối phương
Chỉ trích – công kích nhân cách của đối phương
Phòng thủ – viện cớ hoặc đổ lỗi để bảo vệ bản thân khỏi bị chỉ trích
Từ chối phản hồi – không giao tiếp bằng cách phớt lờ hoặc giả vờ bận rộn, giống như xây một bức tường đá
Trong số đó, Gottman tin rằng phong cách giao tiếp có thể dùng để dự đoán sự thất bại trong hôn nhân nhiều nhất là sự coi thường.
Sự coi thường phá hủy mối quan hệ hôn nhân như thế nào?
Trong bài viết của mình, Griffin và Schwartz đã chỉ ra những biểu hiện cụ thể của sự coi thường và cách nó có thể phá hủy các mối quan hệ hôn nhân.
Họ nói rằng sự coi thường vượt xa việc chỉ trích hoặc nói những điều tiêu cực. Một người nghĩ rằng mình thông minh hơn, đạo đức tốt hơn hoặc là một người tốt hơn người kia. Điều này có thể khiến đối phương cảm thấy mình vô giá trị hoặc không được yêu thương.
Ví dụ, thật thô lỗ khi liên tục ngắt lời ai đó. Nhưng khi bạn ngắt lời không phải vì bạn thực sự muốn nói chuyện mà vì người kia không có gì thú vị hay quan trọng để nói thì đó là sự coi thường.
Sự coi thường có thể phá hủy hôn nhân vì nó khiến một người cảm thấy rằng mình không được đối phương ủng hộ. Đối phương nay đã trở thành kẻ thù. Người đó không biết khi nào mình sẽ bị đối phương tấn công hoặc kéo xuống.
Sự coi thường không chỉ có hại cho các mối quan hệ hôn nhân mà còn có hại cho sức khỏe của mọi người. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người sử dụng cách giao tiếp thiếu tôn trọng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn, bao gồm ung thư, bệnh tim hoặc các bệnh khác như cảm lạnh và cúm,…
Làm thế nào để loại bỏ sự coi thường trong mối quan hệ hôn nhân?
Griffin và Schwartz đề cập đến hai con đường để cải thiện.
Xác định và chia sẻ cảm xúc tiêu cực
Thật dễ dàng để lên tiếng với người khác khi họ không biết cách đề cập hoặc thảo luận về những cảm xúc tiêu cực.
Ví dụ, bạn có thể nói với vợ/chồng của mình rằng: “Tôi không thể tin được là anh lại hủy cuộc hẹn tối nay của chúng ta để gặp bạn của anh. Anh là một thằng ngốc ích kỷ. Anh không bao giờ nghĩ cho cảm giác của tôi”.
Để tránh giao tiếp mang tính coi thường này, bạn nên tiếp cận cuộc trò chuyện theo công thức sau:
Thứ nhất, nói ra cảm giác của bạn. Ví dụ: “Em cảm thấy khó chịu và buồn vì đã rất mong chờ thời gian chúng ta ở bên nhau”.
Thứ hai, đưa ra yêu cầu với đối phương. Ví dụ: “Em hy vọng sau này, nếu thay đổi kế hoạch, anh hãy nói trước để điều đó không xảy ra nữa”.
Thứ ba, mời đối phương tham gia cuộc trò chuyện. Ví dụ: “Chúng ta có thể làm điều này được không?”.
Tạo dựng văn hóa biết ơn
Bày tỏ lòng biết ơn với vợ/chồng có thể giúp mọi người tập trung vào điểm mạnh của người khác hơn là điểm yếu của họ.
Mọi người đều muốn những câu nói hoặc cử chỉ tích cực nhiều hơn những câu tiêu cực. Tỉ lệ lý tưởng cho điều này là, nên có ít nhất 5 câu nói hoặc cảm xúc tích cực trên cho 1 câu nói hoặc cảm xúc tiêu cực.
Bạn có thể theo dõi cách giao tiếp của bạn và cải thiện nó với vợ hoặc chồng của bạn mỗi tuần một lần. Bạn cũng có thể lập danh sách đề cập đến 20 điều bạn yêu thương người khác và người khác yêu thương bạn. Đọc danh sách này và bổ sung hoặc cập nhật bất cứ lúc nào.
Theo GĐVN
-
Yêu8 giờ trướcThất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…
-
Yêu14 giờ trướcTrong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.
-
Yêu1 ngày trướcSau nhiều lần tích cực “bật đèn xanh”, cô gái Thanh Hóa đã nhận được lời tỏ tình chân thành của chàng trai Malaysia.
-
Yêu1 ngày trướcTổn thương vì cưới vợ sau 7 ngày gặp gỡ nhưng 3 tháng đã ly hôn, anh Tuấn Liệt đến show hẹn hò mong tìm người yêu chung thủy và đã gặp được cô gái chưa yêu lần nào.
-
Yêu1 ngày trướcNhiều người luôn thấy mình nghèo mà không nhận ra một điều: Hôn nhân có thể giúp họ giàu lên.
-
Yêu2 ngày trướcVới hai cô gái, đám cưới từng là giấc mơ xa vời. Tuy vậy, nhờ tấm lòng bao dung và sự thấu hiểu của mẹ, cả hai đã được khoác áo cô dâu.
-
Yêu2 ngày trướcChúng ta luôn ngưỡng mộ những cuộc tình già, đôi bàn tay nhăn nheo vẫn không rời tay nhau. Rồi tự hỏi: Làm sao để giữ được một tình yêu bền bỉ đến thế?
-
Yêu2 ngày trước"Overthinking" là một hội chứng tâm lý suy nghĩ quá mức và có thể dẫn đến trầm cảm. Đôi khi, hạnh phúc của một cuộc hôn nhân cũng sẽ bị ảnh hưởng khi ta cưới một người… overthinking, nhìn đâu cũng ra lo lắng!
-
Yêu2 ngày trướcỞ tuổi 50, chị Bùi Thị Minh Hiền (Quảng Nam) được nhiều người khen “còn đẹp hơn hồi 40”. Trước những lời “có cánh” của bạn bè, chị Hiền thấy lâng lâng.
-
Yêu2 ngày trướcTrong bức thư gửi mẹ chồng cuối chương trình Mẹ chồng nàng dâu tập 411, nàng dâu xúc động chia sẻ tình cảm của mình dành cho mẹ.
-
Yêu3 ngày trướcSau khi nói chuyện, cô gái nhận ra mình và đàng trai có nhiều điểm không phù hợp nên quyết định từ chối, dù chưa ngồi vào ghế nóng của chương trình “Bạn muốn hẹn hò”.
-
Yêu3 ngày trướcVì tờ thực đơn đặc biệt với 14 món ăn được đặt tên độc lạ, chú rể Yên Bái gặp nhiều tình huống “dở khóc dở cười”.
-
Yêu3 ngày trướcBao nhiêu người đàn ông, à không, bao nhiêu người phụ nữ đồng ý với câu nói này của tôi? Bởi tôi biết, đàn ông đồng ý với câu nói này của tôi sẽ không lên tiếng đâu. Sao phải lên tiếng khi điều đó là một hiển nhiên mà họ đã làm mãi rồi! Những người đàn ông thành ý vẫn còn rất đông ngoài kia!
-
Yêu3 ngày trướcLy hôn, người vợ mới ngỡ ngàng phát hiện 'quỹ đen' khủng của người chồng...