Mẹ chồng bị bệnh, cần mấy trăm triệu chữa bệnh, em chồng yêu cầu tôi bán nhà, tôi nói 1 câu khiến chú ấy phải câm nín

Khi cả gia đình phải đối mặt với vấn đề bệnh tật của mẹ chồng, em chồng đã nghĩ ra một cách. Chú ấy nói vợ chồng Mai là con trưởng thì phải cáng đáng, dù có phải bán nhà!

Mai và chồng đã kết hôn được 8 năm. Từ lúc kết hôn, họ đã không sống chung với bố mẹ chồng. Lý do là bởi nhà chồng còn có một cậu em trai, nếu cả nhà sống cùng nhau, sẽ tương đối chật chội. Mẹ chồng chính là người yêu cầu vợ chồng Mai ra ở riêng. Lúc ấy Mai có chút không hài lòng. Cô cảm thấy như vậy là không công bằng. Tại sao em chồng có thể sống với bố mẹ, còn họ lại không?

Lúc ấy mới kết hôn, trong tay còn chưa có gì, đã phải dọn ra ngoài sống, chồng Mai phải an ủi cô rất nhiều, rằng dọn ra ngoài độc lập hơn, cũng tránh được xích mích mẹ chồng nàng dâu không đáng có, Mai mới xuôi xuôi phần nào.

Khoảng cách giữa nơi vợ chồng Mai ở và nhà mẹ chồng không xa, chỉ mất khoảng 10 phút đi xe máy. Bất cứ khi nào có thời gian, họ sẽ đều về nhà thăm ông bà.

Một năm sau kết hôn, Mai có bầu. Có lẽ vì thể chất đặc biệt nên thời gian mang thai, Mai hay đau lưng và thèm ăn đồ chua, hơn nữa còn lười biếng không muốn rời giường, nói chung là cần người chăm sóc. Thế nhưng cũng chỉ là mấy tháng đầu nên còn quá sớm để thuê người giúp việc. Hơn nữa khi ấy, để đảm bảo dinh dưỡng bà bầu, Mai phải chi tiêu không ít tiền. Với việc chi tiêu như vậy, thuê người làm là quá xa xỉ!

Lúc đó mẹ chồng lại bị đau chân, không thể chăm sóc Mai, vì vậy cô phải nhờ mẹ đẻ đến nhà. Mẹ Mai đã từ quê lên thành phố, mỗi ngày lo cho cô đầy đủ 3 bữa ăn. Hàng ngày bà đều đi chợ từ sớm, chọn mua những nguyên liệu tươi ngon nhất, sau đó tỉ mẩn nấu các món bổ dưỡng cho con gái. Bởi vì có mẹ ở đây nuông chiều mình nên trong những tháng ngày mang thai, Mai luôn cảm thấy rất thoải mái cùng một cảm giác an toàn, cảm giác dù trời có sập xuống, cũng có mẹ gánh vác.

Mẹ chồng bị bệnh, cần mấy trăm triệu chữa bệnh, em chồng yêu cầu tôi bán nhà, tôi nói 1 câu khiến chú ấy phải câm nín-1

Thời gian trôi qua rất nhanh, không bao lâu, Mai thành công sinh một cậu con trai mập mạp cho nhà chồng. Khỏi phải nói, mẹ chồng rất hạnh phúc.

Sau sinh con, vì chân mẹ chồng đã bớt đau nên Mai muốn bà giúp chăm cháu, để mẹ đẻ cô về quê. Sau tất cả, mẹ đẻ đã chăm Mai bầu bí suốt 6 tháng, bà cũng đã mệt mỏi, giờ nên được nghỉ ngơi.

Nhưng mẹ chồng lại nói bà bị đau tim, huyết áp cao, đến tự chăm sóc bản thân mình bà cũng không làm được, nên hãy để bà thông gia tiếp tục ở lại một thời gian. Cuối cùng, mẹ Mai không về quê nữa mà mẹ chồng thì không biết là bệnh thật hay giả? Tóm lại thì lúc Mai ở cữ, mẹ chồng không mấy lần đến thăm mà lúc cô mang thai, cũng không cho 1 xu! Mai chưa từng thấy mẹ chồng nào lại như vậy!

Người ta nói rằng mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu có tốt hay không, bộc lộ rõ nét nhất là trong thời kỳ con dâu mang bầu. Điều này có vẻ đúng. Nhiều bà mẹ chồng không muốn chăm sóc con dâu, nhưng hy vọng con dâu có thể chăm mình khi về già. Mẹ chồng Mai cũng vậy.

Từ lúc có con, áp lực ngày càng tăng, tã, sữa bột, chi phí sinh hoạt, tiền thuê nhà, các đồ dùng cần thiết… tất cả đều cần tiền, nếu Mai không đi làm, cả gia đình chỉ biết sống dựa vào một mình đồng lương của chồng cô. Thế nên, anh muốn cô đi làm trở lại. Có thêm 1 người kiếm tiền, căng thẳng sẽ giảm bớt, nhưng ai sẽ chăm sóc đứa trẻ mới sinh? Vợ chồng Mai bàn nhau nhờ mẹ chồng giúp trông cháu và giúp vợ chồng cô một ngày nấu 3 bữa ăn. Thế nhưng lần này mẹ chồng lại tiếp tục tìm cớ, nói cơ thể hơi khó chịu, không được thoải mái, con dâu vẫn nên nghĩ cách khác thì hơn. Kết quả là trốn ở nhà, không giúp vợ chồng con trai. Bất đắc dĩ, Mai phải đem gửi con về cho mẹ đẻ trông hộ.

Sau khi có con, vợ chồng Mai tính chuyện xa hơn. Họ phải có một căn nhà thuộc sở hữu của chính mình, vì vậy bắt đầu lên kế hoạch tiết kiệm tiền. Thời gian qua, họ đã tích góp được một số tiền, còn thiếu khoảng 100 triệu nữa là đủ tiền cọc trả trước, muốn vay mẹ chồng tiền rồi trả lại sau. Nhưng không ngờ mẹ chồng lại nói số tiền tiết kiệm hiện tại của bà là để cho em trai chồng mua nhà sau này. Sau khi nghe xong, vợ chồng Mai hoàn toàn câm nín. 

Bị mẹ mình từ chối, chồng Mai nói sau này sẽ không bao giờ tìm bà nữa.  Hai người tìm cách vay tiền ngân hàng, dù sao thì vay ở đâu cũng giống nhau, chỉ có điều tiền lãi sẽ cao hơn 1 chút. Từ đó vợ chồng Mai vừa kiếm tiền sinh nhai, vừa tiết kiệm tiền trả nợ hàng tháng.

3 năm sau, con trai Mai đi học mẫu giáo, em trai chồng cũng kết hôn. Mẹ chồng thực sự đã cho chú ấy số tiền trả trước, chú ấy chỉ cần trả góp ngân hàng mỗi tháng. Mà trong vài năm qua, mối quan hệ của vợ chồng Mai với mẹ chồng nói chung vô cùng căng thẳng.

Sau đó, mẹ chồng bất ngờ mắc bệnh nan y, chi phí y tế có thể lên tới mấy trăm triệu. Vợ chồng Mai không có nhiều tiền như vậy, em chồng cũng không,

Khi cả gia đình phải đối mặt với vấn đề này, em chồng đã nghĩ ra một cách. Chú ấy nói vợ chồng Mai là con trưởng thì phải cáng đáng, nên yêu cầu hai người bán nhà để trả tiền chi phí thuốc men, chữa bệnh cho mẹ chồng. Nhưng Mai ngay lập tức từ chối và đưa ra lý lẽ khiến chú ấy phải câm nín: “Chú nên thể hiện lòng hiếu thảo đi. Có bán nhà thì là bán nhà của chú! Mẹ làm gì cũng luôn đặt chú lên trên hết. Mẹ đã cho chú mấy trăm triệu tiền trả trước thì bây giờ chẳng phải chú nên trả lại hay sao?” Em chồng bị Mai chọc giận, vừa hận vừa xấu hổ đến đỏ mặt.

Mẹ chồng bị bệnh, cần mấy trăm triệu chữa bệnh, em chồng yêu cầu tôi bán nhà, tôi nói 1 câu khiến chú ấy phải câm nín-2

Những người như em chồng Mai rất ích kỷ. Mẹ chồng đã cho chú ấy nhiều thứ như thế nhưng lúc bà bị bệnh nặng, chú ấy không gánh đỡ một phần trách nhiệm còn đổ toàn bộ lên đầu vợ chồng Mai. 

May mắn là mẹ chồng nằm viện hơn hai tháng, bệnh tình có cải thiện, tiền thuốc men cũng không nhiều, thế nên hai anh em chia sẻ chi phí với nhau.

***

Trong cuộc sống, dù là mối quan hệ gì thì cũng phải có sự “qua lại” với nhau. Nếu một bên trong suốt quá trình không hề có sự tương trợ khi bên kia gặp khó khăn thì ngược lại, lúc bản thân gặp nguy nan, đừng mong chờ người khác sẽ nhiệt tình giúp đỡ mình. Mẹ chồng - nàng dâu lại càng là mối quan hệ nhạy cảm. Hai người phụ nữ từ xa lạ trở thành người thân dưới sự kết nối của một nhân tố chung là người chồng/người con trai. Để xây dựng sự gắn kết cần thiết thì mỗi bên nếu không thể đối xử với nhau như ruột thịt thì ít nhất cũng thể hiện được tinh thần trách nhiệm cơ bản của mối quan hệ này. Ví dụ như khi con dâu có bầu hay ở cữ, mẹ chồng cũng nên giúp chăm sóc; nhà có cháu nhỏ, cũng rất cần sự tương trợ của bà. Có như vậy, khi mẹ chồng bệnh tật ốm đau, con dâu cũng không thể làm ngơ!

THeo V.A - Vietnamnet


mẹ chồng nàng dâu

chị dâu em chồng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.