Mẹ chồng qua đời, lúc sống bà đối xử với con dâu như con đẻ, khi bà mất con dâu nâng niu kỷ vật của mẹ thì một điều kỳ diệu xảy ra

Con dâu có cần phụng dưỡng, báo hiếu bố mẹ chồng không? Có lẽ câu chuyện sau đây sẽ là lời giải đáp cho rất nhiều nàng dâu còn nặng lòng về vấn đề này.

Chị Thu Yến, kết hôn được 10 năm. Chồng chị là con một, sau khi cưới, anh chị ra ngoài kinh doanh, vì công việc làm ăn không mấy suôn sẻ nên cuộc sống luôn bình lặng.

Thường thì mỗi năm hai anh chị chỉ về nhà chồng 2 lần, mỗi lần thấy các con về là mẹ chồng lại vui nghẹn lời, lần nào bà cũng cho vợ chồng con trai rất nhiều thuốc bổ, bà như mẹ đẻ với chị Yến, chị cũng rất an tâm vì có người mẹ chồng như vậy.

Mẹ chồng qua đời, lúc sống bà đối xử với con dâu như con đẻ, khi bà mất con dâu nâng niu kỷ vật của mẹ thì một điều kỳ diệu xảy ra-1

Khi hai vợ chồng chị về bên ngoại, mẹ chồng thường gọi điện nói chuyện với con dâu, nhưng chồng chị thì lại ít khi nói chuyện với mẹ, chứ chưa nói đến việc chủ động gọi điện cho mẹ, vì điều này khiến mẹ chồng chị rất buồn.

Nhiều khi chị Yến mắng chồng nhẫn tâm quá. Anh thì thật thà trình bày không biết nói gì với mẹ, thật ra chồng chị rất lo cho mẹ, anh thường kêu chị gọi mẹ chồng về ở cùng nhưng mẹ chồng không bao giờ chịu.

Cho đến năm nay, mẹ chồng chị Yến mất vì đau tim. Sau khi nhận được cuộc gọi, hai anh chị nhanh chóng về nhà chồng. Trên đường đi, nước mắt chồng chị rơi không ngớt, anh nói mình là người con bất hiếu, rất xấu hổ với mẹ.

Về đến nhà thì cả xóm đã lo đám tang cho mẹ chồng, chị và chồng ngồi khóc bên cạnh bà đã lâu, lúc này một người hàng xóm già bảo hai vợ chồng dọn phòng cho mẹ chồng, sắp xếp lại quần áo.

Người hàng xóm nói sẽ mang quần áo của mẹ chồng ra mộ đốt đi, mẹ chồng sẽ không đói rét khi về âm phủ. Nghe xong, vợ chồng chị vào phòng mẹ chồng dọn dẹp rồi chuẩn bị vài bao tải để cho đồ đạc cũ của mẹ chồng vào đó.

Trước đây, chị Yến gần như chưa vào phòng mẹ chồng lần nào nên rất tò mò về phòng của bà. Chị phải nhìn qua mọi thứ xem nó thế nào, nhưng chồng chị chỉ thu dọn rồi cho vào bao tải.

Trước khi anh cho vào bao, chị đều phải xem kỹ lại. Cầm trên tay chiếc gối của mẹ chồng, chị mở áo gối ra xem thì thấy có thẻ ngân hàng.

Mẹ chồng qua đời, lúc sống bà đối xử với con dâu như con đẻ, khi bà mất con dâu nâng niu kỷ vật của mẹ thì một điều kỳ diệu xảy ra-2

Khi kể lại câu chuyện này chị chỉ hơi mỉm cười và nói lúc đó bản thân không biết trong thẻ này có bao nhiêu tiền. Khi ấy, chị chỉ nói đùa với mọi người rằng biết đâu tấm thẻ có thể có giá trị hàng tỷ, cuộc sống vợ chồng chị sau này sẽ không còn gì phải lo lắng.

Khi lo tang lễ xong cho mẹ chồng và chuẩn bị về, chị kiểm tra số dư thẻ ngân hàng của mẹ chồng, kết quả thấy có khoản tiền gửi hơn 3 tỷ. Nhìn thấy số tiền, chị ngớ người ra, không ngờ mẹ chồng lại tiết kiệm cho vợ chồng chị nhiều tiền như vậy. Hóa ra, bà đã luôn nghĩ về con trai và con dâu, nhưng hai vợ chồng chị còn chưa kịp báo hiếu được điều gì thì bà đã mất rồi. Chị thấy rất ân hận và xấu hổ.

Con dâu có cần phụng dưỡng, báo hiếu bố mẹ chồng không?

Bố mẹ chồng tuy không có công sinh thành dưỡng dục nhưng đã rất vất vả để nuôi dạy con trai ăn học đến nơi đến chốn. Khi người con trai lớn lên thì rước bạn về làm vợ. Gặp được một người chồng tuyệt vời như vậy, nhìn từ góc độ này, có lý do gì mà không nhớ ơn bố mẹ chồng?

Mẹ chồng qua đời, lúc sống bà đối xử với con dâu như con đẻ, khi bà mất con dâu nâng niu kỷ vật của mẹ thì một điều kỳ diệu xảy ra-3

"Theo quan điểm của pháp luật, quả thực không có quy định con dâu phải phụng dưỡng bố mẹ chồng. Nhưng khi bố mẹ chồng cần, tôi vẫn sẽ lựa chọn chăm sóc họ, vì chồng tôi là một người rất hiếu thảo, anh ấy đối xử với tôi và bố mẹ tôi rất tốt. Tôi rất yêu anh ấy, vì vậy không có lý do gì để tôi đối xử với bố mẹ anh ấy khác với bố mẹ tôi", chị Mai (Hà Nội) nói.

Tất nhiên, hiếu thuận với bố mẹ chồng phải trên cơ sở tình nghĩa vợ chồng, chỉ khi yêu nhau thật lòng, biết nghĩ cho nhau, quan tâm lo lắng cho nhau thì mới hiếu thảo với người già mà không phải bó buộc.

Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi chúng ta thấy một số cặp vợ chồng luôn ngại chăm sóc bố mẹ của nhau, thậm chí còn cản trở người kia thực hiện nghĩa vụ của mình. Thực ra, nói trắng ra là do họ chưa yêu nhau đủ sâu và họ còn suy nghĩ nhiều hơn về chuyện riêng của mình.

Hôn nhân không chỉ là chuyện của hai người mà là chuyện của hai gia đình, muốn gia đình hòa thuận, hôn nhân hạnh phúc thì vợ chồng hãy coi chữ hiếu là một thói quen, để con cái học hỏi điều này từ cha mẹ. Một gia đình như vậy mới là “ngôi nhà” thực sự và mọi người đều hạnh phúc.

Theo Hoàng Lan - Vietnamnet.vn


mẹ chồng nàng dâu

mẹ chồng con dâu


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.