Mẹ chồng trách tôi tính toán, một mình đứng tên nhà trước kết hôn, tôi nói 3 chuyện khiến bà phải á khẩu

Muốn có một cuộc hôn nhân viên mãn, người phụ nữ luôn cần sự khôn ngoan. Hạnh phúc là do chính tay mình nắm lấy chứ không phải bị động chờ đợi kết cục không thể đoán trước.

Chuyện kết hôn, ngoài việc tìm kiếm hạnh phúc, còn phải tìm được một phần bảo đảm. Mà phần hạnh phúc an ổn này, không thể chỉ dựa vào người khác hai tay dâng tới, mà trước khi bước vào hôn nhân, bạn nhất định phải học cách nhìn xa trông rộng.

Rất nhiều phụ nữ vì tình yêu mà lao đầu vào hôn nhân, trong khi chưa có sự đảm bảo nào cụ thể. Trước khi kết hôn, các cô sẽ giao phó toàn bộ cho nhà đẻ hoặc người nhà chồng lo liệu, không biết tự mình lo lắng cho bản thân.

Nếu may mắn gặp được người chồng chu đáo cùng mẹ chồng rộng lượng, như vậy có thể cả đời hưởng thụ, vô lo vô ưu. Nhưng nếu không gặp được thì sao?

Thế nên phụ nữ trước khi bước vào hôn nhân, cần hiểu được một số quy tắc. Có như vậy thì dù tương lai rất khó đoán định nhưng vẫn có thể có cho mình một sự đảm bảo cuối cùng, một con đường để rút lui êm đẹp.

Một số người, trước khi kết hôn sẽ làm công chứng tài sản, dù yêu nhưng vẫn sẽ giữ chắc những thứ thuộc về mình. Điều này khiến không ít người có cảm giác quá lạnh lùng, cho rằng hai người yêu nhau thì hành động phân biệt như vậy là quá “lạnh”. Những người có suy nghĩ này, có lẽ là vì họ chưa gặp phải những biến cố lớn trong cuộc sống. Khi hôn nhân không còn cảm xúc và trở nên lạnh lẽo thì ít nhất phần tài sản trước kết hôn giữ lại được sẽ cung cấp cho người thất bại hôn nhân một sự an ủi nhất định.

Chúng ta sẵn sàng tin rằng hầu hết mọi người kết hôn là vì tình yêu, vì những điều tốt đẹp. Nhưng, thế giới là khó lường. 

Nguyệt là một giáo viên ở trường trung học. 30 tuổi cô mới chuẩn bị kết hôn. 

Giữa cô và bạn trai (Tân) có một cuộc tình “marathon” dài đằng đẵng, thật vất vả mới bước tới hôn nhân. Tất cả đều là vì vấn đề nhà cửa sau kết hôn. Tiền trong tay không nhiều nên phải phấn đấu thời gian dài.

Mẹ chồng tương lai luôn cho rằng chồng Nguyệt là con trai út thì không cần mua nhà riêng, chỉ cần dọn dẹp lại phòng ngủ của anh trước khi kết hôn là hai vợ chồng son có thể ở. Sống chung với bố mẹ chồng, đôi bên cũng tiện chăm sóc nhau hơn.

Nhưng Nguyệt lại suy nghĩ hoàn toàn khác với mẹ chồng. Cô không muốn cuộc hôn nhân của mình bị can thiệp bởi người lớn. Trong tay Nguyệt lúc đó có một chút tiền, mà chồng tương lai của cô làm việc nhiều năm, chắc cũng tích góp được một số nên vẫn muốn mua nhà riêng. Tuy nhiên, toàn bộ số tiền tiết kiệm và thẻ lương của anh đều do mẹ chồng nắm giữ, bà lại không đồng ý cho con trai mua nhà.

Vốn ý tứ của Nguyệt là tiền tiết kiệm của hai người cộng lại, có thể trả một phần tiền trước, sau đó từ từ trả phần còn lại. Nhưng vì mẹ chồng can thiệp mà chuyện này cứ bị đình trệ. Lúc đó hai người vẫn chưa chính thức đăng ký kết hôn, mà chồng lại không dám chống lại mẹ chồng, khiến Nguyệt tức đến trợn tròn mắt.

Đúng lúc này, ở trường học của Nguyệt có chính sách hỗ trợ giáo viên mua nhà giá rẻ. Nghe tin, cô mừng rỡ như điên. Nhà chính sách thường sẽ có giá rẻ hơn bên ngoài nên Nguyệt có khi còn tiết kiệm được một khoản để mua đồ nội thất.

Ai ngờ, lúc mẹ chồng biết tin, liền nói Nguyệt và chồng cô chia đôi mỗi người góp một nửa tiền để mua nhà, muốn can thiệp vào chuyện nhà cửa của hai người. Tất nhiên là Nguyệt nhất định không nghe theo mẹ chồng.

Căn hộ rộng khoảng 80 mét vuông, toàn bộ số tiền mua phải trả là gần 1 tỷ 2. Trong tay Nguyệt còn thiếu 350 triệu. Số tiền này bố mẹ đẻ cho cô, để căn nhà hoàn toàn thuộc về tài sản trước hôn nhân của con gái mình.

Mẹ chồng trách tôi tính toán, một mình đứng tên nhà trước kết hôn, tôi nói 3 chuyện khiến bà phải á khẩu-1

Nguyệt nói với chồng: “Nhà sẽ đứng tên em. Tiền mua nội thất, đồ gia dụng mỗi người một nửa. Sau kết hôn, chúng ta sẽ ở nhà này luôn. Nếu anh chấp nhận thì chúng ta kết hôn, không thì thôi”.

Sau khi mua nhà, hai người đi đăng ký kết hôn. Lúc này mẹ chồng mới biết con trai bà không có “miếng” nào trong ngôi nhà đó. Hơn nữa nhà mới chỉ là xây thô, chưa có nhiều đồ đạc nên chồng Nguyệt hỏi xin lại mẹ anh số tiền tiết kiệm. Cuối cùng mẹ chồng tìm Nguyệt hỏi rõ ràng.

Mẹ chồng đi thẳng vào vấn đề: "Chị thật sự biết tính toán đấy nhỉ. Trước kết hôn chi toàn bộ tiền mua nhà, không có phần của con tôi, nhưng lại muốn con trai tôi bỏ tiền mua nội thất”.

Nguyệt cũng là một phụ nữ không dễ bắt nạt. Cô không chút hoang mang nói với mẹ chồng 3 chuyện, khiến bà á khẩu.

Chuyện đầu tiên Nguyệt nói có liên quan đến chị dâu cũ của chồng. Anh trai chồng đã kết hôn 2 lần. Người vợ đầu có tính cách mềm mại, ở cùng mẹ chồng 2 năm. Sau đó anh trai chồng bỏ số tiền ban đầu mua nhà, tiền lương hàng tháng của chị dâu cũ dùng để trả nợ tiền nhà.

Qua 5 năm, anh trai chồng ngoại tình, về nhà bức chị dâu cũ ly hôn. Sau khi ly hôn, chỉ chia cho vợ 120 triệu, nhà thuộc về anh trai chồng. Chuyện này từ đầu đến cuối đều là mẹ chồng "giật dây". Chị dâu cũ phải trả nợ tiền nhà 5 năm, cuối cùng lại nhận kết cục như vậy. Ngoài việc tính cách chị dâu cũ yếu đuối, còn vì quan hệ với mẹ chồng không suôn sẻ.

Cho nên, Nguyêt không muốn rơi vào kết cục tương tự. Nguyệt nói người cô kết hôn cùng là con trai bà, trước khi họ kết hôn đã bàn bạc và nhất trí với nhau, dù mẹ chồng có không đồng ý, cô cũng sẽ không thay đổi.

Chuyện thứ hai là vợ chồng Nguyệt kết hôn, không cần mẹ chồng cho một xu, chỉ hy vọng quan hệ mẹ chồng - nàng dâu thân thiện, nước sông không phạm nước giếng. Trước khi kết hôn, mọi chuyện đều rõ ràng, sau này cũng không có gì phải giấu diếm. Nguyệt hy vọng có thể sống một cuộc sống thực sự tách biệt với mẹ chồng, không ai có thể can thiệp vào chuyện của ai, nhưng nếu bố mẹ chồng gặp khó khăn, cô cũng sẽ giúp đỡ.

Chuyện thứ ba, vợ chồng Nguyệt là thật lòng yêu nhau. Chồng cô không có tiền nhưng thành thật, ấm áp. Nếu mẹ chồng vẫn nhất quyết không giao lại sổ tiết kiệm và thẻ lương, vợ chồng họ chỉ cần kiếm lại từ đầu là được. 

3 chuyện này, mẹ chồng nghe xong nhất thời không thể nói gì. Bà đối với con dâu cũ đúng là có chút nợ nần. Bây giờ con dâu út đã nói như vậy, bà cũng chỉ có thể thỏa hiệp. Xem ra cuộc sống sau này của đứa con trai út, bà không thể can thiệp được nữa. Dù cuối cùng, bà vẫn không tình nguyện trả lại sổ tiết kiệm và thẻ lương cho con trai.

***

Muốn có một cuộc hôn nhân viên mãn, người phụ nữ luôn cần sự khôn ngoan. Hạnh phúc là do chính tay mình nắm lấy chứ không phải bị động chờ đợi kết cục không thể đoán trước.

Theo V.A - Vietnamnet


mẹ chồng nàng dâu


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.