Mỗi tháng tôi gửi về 2 triệu mà chị dâu chỉ cho mẹ chồng ăn cơm đạm bạc

Càng nghĩ càng bực bà chị dâu không biết điều, chồng vừa mất đã ăn ở với mẹ chồng thế này.

Bố mất từ hơn chục năm trước nên nhà chỉ có mẹ và 2 anh em tôi. 2 năm trước, anh trai tôi lấy vợ. Quê chị ấy rất xa nhưng được cái chị dâu chịu thương chịu khó, chăm chỉ làm lụng nên mẹ tôi quý mến chị lắm. Sau đám cưới, anh chị ở chung với mẹ. Hàng ngày anh chị đi làm công nhân cho một nhà máy điện tử ở cách nhà vài km. Dù lương lậu không cao nhưng cũng đủ tiêu pha hàng ngày.

Mẹ tôi ở với anh chị nên dù có đi làm xa trên thành phố thì tôi vẫn an tâm. Do mẹ tôi bị nhiều bệnh tật và sức khỏe yếu nên từ ngày có chị dâu về, bà chỉ ở nhà giúp các con cơm nước, chăn nuôi gà vịt hoặc trồng rau trong vườn. Nói chung mọi chi tiêu trong gia đình từ ăn uống, điện nước, sinh hoạt anh chị tôi phải cáng đáng hết.

Tết nhất, mang tiếng đi làm xa và có thu nhập nhưng tôi cũng không phải đưa tiền cho anh chị tiêu Tết. Tôi chỉ mừng tuổi mẹ rồi tiêu pha cá nhân. Có đưa chút tiền thì chị dâu cũng không lấy, bảo vẫn lo được.

Mỗi tháng tôi gửi về 2 triệu mà chị dâu chỉ cho mẹ chồng ăn cơm đạm bạc-1

Khi cuộc sống đang yên ổn như vậy thì anh trai tôi lại bị đột quỵ mà qua đời. Chị dâu lúc này chỉ vừa mang thai được hơn 2 tháng. Kể từ ấy anh trai mất, mẹ tôi vì thương nhớ con trai mà bệnh tình ngày càng trầm trọng hơn. Bà ốm yếu hẳn và không làm được việc gì trong nhà.

Biết chi tiêu trong nhà giờ dồn hết gánh nặng lên chị dâu bầu nên mỗi tháng tôi cũng có ý thức gửi về cho chị thêm 2 triệu đồng để phụ thuốc thang cho mẹ. Ngày nào chị cũng dậy sớm lo cơm nước cho bà xong xuôi đâu đấy thì mới đi làm. Lương tháng của chị dâu cũng được khoảng hơn 6 triệu đồng. Vì thế tôi gửi thêm 2 triệu là chị có thể đủ sinh hoạt.

Như mọi người biết, ở quê rau cỏ đã có trong vườn nhà, gà vịt cũng sẵn rồi, thi thoảng mua thức ăn thì có đắt đỏ mấy đâu. Nhưng đợt rồi nghỉ lễ về quê mà nhìn mẹ gầy xọp, yếu ớt đi trông thấy mà tôi xót ruột quá.

Tôi cũng quay ra soi mói chị dâu thì thấy ngay cả mấy ngày em chồng ở quê, chị cũng toàn chỉ cho tôi và mẹ ăn cơm rất đạm bạc. Ngày nào tất nhiên cũng có thịt cá thay đổi nhưng chỉ có 1 món mặn và 1 món rau. Món rau cũng thay đổi, lúc rau luộc, xào, nấu, lúc lại canh chua này kia.

Nhìn mẹ ở nhà được chị dâu cho ăn uống như thế, tôi trách bảo sao gửi 2 triệu về mà không bỏ ra mua thêm thức ăn. Có lẽ ăn uống chẳng đủ chất nên mẹ tôi ốm đau mãi không khỏi. Nào ngờ vừa góp ý thì chị dâu bầu đã ghê gớm nói lại luôn, biết bà ốm nhưng tiền chi tiêu có hạn nên chỉ cố được trong khả năng. Bởi vì hàng tháng tiền thuốc của bà cũng hết khoảng 3 triệu rồi.

Chị còn buông câu:

“Nếu cô xót bà quá thì tự về nhà mà chăm hoặc mang bà lên thành phố cho yên tâm, chứ chị sắp đẻ chỉ chăm được vậy. 2 tháng nữa sinh rồi mà chị chưa để ra được 1 đồng viện phí đi đẻ nào đây”.

Nghe chị dâu nói mà tôi tức điên lên. Đấy chồng vừa mất vài tháng đã thái độ vậy. Nếu tôi mà về chăm bà được hay mang được bà lên thành phố thì còn nói làm gì chứ. Còn lấy lý do sắp sinh chưa tiết kiệm được 1 đồng viện phí nào nữa chứ. Viện phí khi sinh con thì tốn bao nhiêu đâu đúng không các mẹ? Đúng là khác máu tanh lòng, chăm mẹ chồng lấy lệ có khác. Tôi phải làm gì bây giờ?

Viện phí khi sinh con hết bao tiền?

Viện phí khi sinh con chiếm phần lớn trong chi phí có con của nhiều gia đình, bao gồm cả tiền thăm khám trong suốt quá trình mang thai và phí sinh con tại bệnh viện. Do đó ngay từ khi biết tin mang thai, mẹ bầu nên lên kế hoạch khám thai và sinh con ở đâu để chủ động về tài chính.

Đi đẻ tốn bao nhiêu tiền còn tùy vào mẹ sinh thường hay sinh mổ. Thông thường, giá sinh mổ sẽ cao hơn từ 3-5 triệu đồng so với sinh thường. Chi phí sinh thai đôi cũng cao hơn so với thai đơn từ 1-3 triệu đồng.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần tính toán thêm chi phí nằm viện. Nếu đẻ thường, mẹ sẽ nằm viện 2-3 ngày; nếu đẻ mổ mẹ cần nằm viện lâu hơn, từ 5-7 ngày. Thực tế nhiều thai phụ có thai kỳ khỏe mạnh và dự định sẽ sinh thường, nhưng khi đến ngày dự sinh có thể có sự cố xảy ra bất ngờ, chẳng hạn vỡ ối sớm, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ. Do vậy cần dự trù cả chi phí cho trường hợp này để chủ động khi thanh toán.

Mặc dù bài toán chi phí cần tính tới, mẹ vẫn nên lựa chọn sinh con tại những bệnh viện đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chuyên môn, cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ. Thực tế có những tai biến trong thai kỳ và khi “vượt cạn” đe dọa đến sức khỏe cả mẹ và bé, chỉ có thể phát hiện và can thiệp kịp thời nhờ sự phối hợp liên khoa Sản – Sơ sinh chặt chẽ, và sự hỗ trợ của các thiết bị y tế hiện đại.

 

Theo Báo PNTĐ

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doisonggiadinh.baophunuthudo.vn/chuyen-gia-dinh/moi-thang-toi-gui-ve-2-trieu-ma-chi-dau-chi-cho-me-chong-an-com-dam-bac-c73a25403.html

chị dâu


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.