Mua nhà mới, tôi đón mẹ đến sống chung, vợ lại đòi tiền thuê nhà của bà, lúc mẹ tôi rút thứ này ra, vợ tôi khóc

Mẹ chồng sống ở nhà chưa đầy một tháng, vợ Thịnh nói sẽ thu tiền thuê nhà của bà, 3 triệu/tháng. Nếu bà không chịu trả tiền thì ngay lập tức rời khỏi nhà!

Thịnh sinh ra ở làng, từ nhỏ phải chịu không ít gian khổ, vì vậy anh hiểu tầm quan trọng của đồng tiền. Anh từng thề phải kiếm được thật nhiều tiền, có như vậy gia đình anh mới có cuộc sống tốt hơn.

Khi bước chân vào xã hội, đối mặt với thực tế khắc nghiệt, những người không có trình độ học vấn, thường chỉ có thể làm những công việc tay chân nặng nhọc với mức thu nhập tối thiểu. Vậy nên Thịnh không dám phí hoài dù là 1 xu, cả năm không nỡ mua thêm 1 bộ quần áo mới. Anh biết tương lai muốn cưới vợ sẽ tốn rất nhiều tiền nên càng phải cố gắng tiết kiệm.

Mấy năm qua, Thịnh cũng tích góp được khoảng 300 triệu. Nhưng sau đó ở nhà xảy ra chút chuyện nên lạ tiêu tốn 1 ít. Mà Thịnh cũng dần thành thanh niên có tuổi nên bố mẹ rất sốt ruột, sợ con trai không lấy được vợ. May mà sau đó Thịnh gặp được người thích hợp. Cô ấy cũng đến từ nông thôn, rất chăm chỉ, chịu khó. Vợ chồng đồng bệnh tương lân nên trải qua 1 số chuyện, tình cảm ngày càng gắn kết, nhất trí đi đến kết hôn. Chỉ là lúc ấy bố vợ Thịnh rất phản đối, ông không ưa chuyện nhà Thịnh nghèo, khó có thể đem lại cho con gái mình hạnh phúc. Nhưng Thịnh quyết không bỏ cuộc, đến van nài bố vợ tương lai, cộng với vợ anh cũng nói giúp nên cuối cùng cũng thành công kết hôn.

Đám cưới được tổ chức nhanh gọn. Vợ chồng Thịnh sau đó thuê 1 căn nhà để sống chung. Cuộc sống hôn nhân khó khăn khiến Thịnh thấy rất có lôi với vợ nên càng thêm quyết tâm làm việc. Cuối cùng, sự nỗ lực của vợ chồng cũng được đền đáp khi họ mua được một căn hộ nhỏ ở thành phố. Bố vợ cũng rất hào phóng bỏ ra 300 triệu cho nhà con gái sửa sang lại. Vợ chồng Thịnh rốt cục cũng được sống trong một căn hộ tương đối khang trang.

Năm sau, bố Thịnh bệnh qua đời, mẹ anh sống 1 mình ở quê nhà. Thịnh lo lắng mẹ tuổi tác ngày càng lớn, cơ thể không còn mạnh khỏe và nhanh nhẹn như trước nên cũng vài lần nói với vợ chuyện đón mẹ đến sống cùng. Nhưng vợ Thịnh kiên quyết từ chối, cô nói căn nhà này mẹ chồng không đóng góp 1 xu, cũng không giúp sức 1 phần nào thì không có tư cách ở. Vì chuyện này mà vợ chồng Thịnh không ít lần cãi nhau. Thịnh cảm thấy vợ nói như vậy là vô lý, đó là mẹ ruột của anh, chẳng lẽ anh mặc kệ bà sao?

Sau khi thương lượng với vợ không có kết quả, Thịnh cũng không thèm để ý đến cô ấy nữa, thừa dịp vợ đi làm, lén lút đón mẹ về sống cùng. Lúc vợ về đến nhà, nhìn thấy mẹ chồng, sắc mặt cô ấy lập tức thay đổi. Nhưng mẹ Thịnh cũng không thèm để ý đến con dâu. Hàng ngày bà đều giặt giũ, cơm nước, đảm nhận các công việc nhà nên vợ Thịnh cũng biết điều hơn 1 chút, không dám làm loạn nhà nhưng vẫn không mấy vui vẻ khi nhì mẹ chồng. Trong lòng mẹ Thịnh cũng không cảm thấy dễ chịu, nhưng bà vẫn nhẫn nhịn không nói gì. Đối với cách cư xử của vợ, Thịnh rất giận.

Mẹ chồng sống ở nhà chưa đầy một tháng, vợ Thịnh nói sẽ thu tiền thuê nhà của bà, 3 triệu/tháng. Nếu bà không chịu trả tiền thì ngay lập tức rời khỏi nhà, còn đem hết quần áo, đồ dùng của bà để ra ngoài cửa. Thịnh giận quá, định cho vợ cái tát thì bị mẹ anh cản lại, bảo hai người đừng náo loạn nữa. Sau đó, bà lấy từ trong túi ra một cuốn sổ tiết kiệm, giao cho con dâu, nói: “Con dâu, ngày mai mẹ sẽ đi. Trong sổ tiết kiệm này có 180 triệu. Mẹ vẫn luôn muốn cho 2 đứa. Số tiền không nhiều lắm, con đừng ghét bỏ. Hai con phải sống thật tốt, đừng cãi nhau nữa”.

Mua nhà mới, tôi đón mẹ đến sống chung, vợ lại đòi tiền thuê nhà của bà, lúc mẹ tôi rút thứ này ra, vợ tôi khóc-1(Ảnh minh họa)

Tất cả đều ngây ngẩn cả người. Vợ Thịnh bỗng nhiên bật khóc, quỳ xuống trước mẹ chồng. Thịnh biết số tiền 180 triệu kia là mẹ anh tích góp trong nhiều năm, không hề dễ dàng nên vợ chồng anh không thể nhận. Vợ Thịnh cũng biết sai, cô ấy trả lại cuốn sổ tiết kiệm cho mẹ chồng, từ đó về sau không nói đến chuyện đuổi bà khỏi nhà nữa, thái độ với bà cũng tốt hơn nhiều, gia đình bắt đầu có nhiều tiếng cười hơn.

***

Có những người sống quá thực tế, mọi giá trị cuộc sống đều quy ra bằng tiền. Nên, nếu họ cảm thấy một ai đó không có đóng góp gì cho cuộc sống của mình, họ nhất định sẽ không san sẻ, ngay cả khi đó là người thân của chồng hay của chính họ. Vợ Thịnh cho rằng lúc vợ chồng họ vất vả kiếm tiền để mua nhà, bố cô cũng đóng góp tới 300 triệu để họ sửa nhà, mẹ chồng thì không góp 1 chút tiền bạc hay công sức gì thì không đáng được sống trong nhà họ. Suy nghĩ này quá thực tế và không có lễ nghĩa, nhất là khi đó là người sinh thành ra chồng cô ấy. 

Hơn nữa, người mẹ chồng tuy nghèo khó nhưng sống biết điều, dù bị con dâu đối xử bất hiếu nhưng bà vẫn cố nhẫn nhịn để hôn nhân của con trai được êm ấm. Ngay cả khi bị con dâu tàn nhẫn đuổi khỏi nhà, tâm niệm của bà vẫn là thật thâm cầu nguyện cho vợ chồng con trai được hạnh phúc.

Nhiều nàng dâu bị ám ảnh bởi chuyện mẹ chồng - nàng dâu mà đối xử thành kiến với mẹ chồng. Thiết nghĩ trong cuộc sống, mỗi người đều biết cư xử mềm dẻo, suy nghĩ trước sau thì hạnh phúc không khó đạt được!

Theo V.A - Vietnamnet


mẹ chồng nàng dâu


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.