Mua vòng vàng cho mẹ, bà lại tặng cho con dâu, tôi không bao giờ về nhà nữa!

Nhiều cô gái sau khi kết hôn, vẫn được nhà đẻ yêu chiều, thậm chí còn nâng niu hơn lúc chưa có chồng. Nhưng cũng có những phận nữ nhi lấy chồng rồi thì như bát nước đổ đi, không còn chỗ đứng trong gia đình.

Yến là cô gái có tính cách âm trầm, tinh tế; là kiểu nữ sinh không chỉ hiền thục mà còn có thành tích học tập xuất sắc. Từ tiểu học đến trung học, cô luôn nằm trong top 10 học giỏi của trường, được thầy cô bạn bè yêu mến.

Đáng tiếc là Yến lại sinh ra trong một gia đình trọng nam khinh nữ. Mẹ cô là kiểu phụ nữ cường thế, tính cách bá đạo, luôn dễ dàng “đàn áp” người khác. Bà nói chuyện luôn lớn tiếng, dễ nổi giận, lời nói thì bén như dao, gặp chuyện không vừa lòng liền không suy nghĩ nhiều mà làm loạn cả lên, rất thích cãi nhau. Nói chung, ở trong xóm không có mấy người dám kết giao với bà.

Yến từ nhỏ đã không bao giờ cảm nhận được tình mẹ con. Sau khi mẹ cô sinh em trai, thái độ của bà với Yến và với cậu em trai kia càng khác một trời một vực. Không chỉ tất cả các món ngon đều dành cho con trai mà còn biến Yến thành “osin” cho em. Cô phải chăm sóc em trai cả ngày từ nấu cơm đến tắm rửa, giặt giũ, khi có bạn đến rủ đi chơi cũng không được đi. 

Lúc Yến học trung học cơ sở, mẹ cô đã có ý nghĩ cho cô nghỉ học. Thế nhưng, bởi vì Yến học rất giỏi, vẻ ngoài cũng rất nhu thuận nên được giáo viên chủ nhiệm vô cùng yêu mến, đã giúp Yến tiếp tục đến trưởng. 

Yến rất quý trọng cơ hội học tập mà thầy cô giành cho, nên học tập vô cùng khắc khổ, thành tích luôn đứng đầu, lúc thi đại học suýt thì được vào bảng vàng, thi đậu trường danh tiếng. Thế nhưng mẹ cô, một câu khen ngợi cũng không nói, bởi trong đầu bà luôn tâm niệm con gái học cao quá cũng vô dụng, sớm muộn gì cũng lập gia đình. Hơn nữa đi học đại học cần chi phí không nhỏ, bà muốn đem số tiền này để lại cho con trai.

4 năm đại học, cơ bản đều là Yến tự mình đi làm kiếm tiền đóng học phí. Đôi khi sẽ thiếu một chút, về nhà xin tiền, sẽ bị mẹ cô mắng cho một trận. Có thể nói, Yến là “nuốt nước mắt, cắn chặt răng” mới học xong Đại học. Cũng may sau khi tốt nghiệp, cô ngay lập tức tìm được 1 công việc tốt. Hơn nữa còn cùng đồng nghiệp đẹp trai trong công ty kết hôn.

Trong khi đó, cậu em trai Yến vì được mẹ nuông chiều, không những không thi đỗ Đại học mà con lười biếng, dù tìm cho công việc gì, không được mấy ngày cũng sẽ bị đuổi việc. Sau kết hôn, cậu ta vẫn ở cùng cha mẹ, cả nhà sống dựa vào cha mẹ.

Thế nhưng, mỗi lần trong nhà gặp khó khăn, mẹ Yến sẽ lại tìm đến cô, coi cô như cái máy rút tiền. Đôi lúc trong tay không có tiền, Yến hẹn vài ngày sau gửi tiền về nhà, sẽ bị mẹ mắng chửi một trận. Bà còn nước mắt ngắn dài nói bao năm nuôi con gái lớn như vậy, chỉ vì không có tiền nuôi nó học Đại học mà giờ nó không muốn giúp mình nữa. Yến nghe xong cũng sẽ khóc rấm rứt, nước mắt không ngừng chảy, cố gắng lo liệu tiền nhanh nhất có thể.

Một lần vào ngày sinh nhật mẹ, Yến mua tặng bà một chiếc vòng tay bằng vàng. Không ngờ Tết về nhà, lại nhìn thấy vòng tay đeo trên cổ tay em dâu. Yến hỏi, mẹ cô đáp gọn lỏn 1 câu: “Nó là con dâu yêu quý của mẹ nên mẹ tặng”.

Mua vòng vàng cho mẹ, bà lại tặng cho con dâu, tôi không bao giờ về nhà nữa!-1

Yến sau khi nghe xong khóc không ra nước mắt. Ngẫm lại mẹ mình nhiều năm như vậy, ngày thường không có việc gì thì coi mình là không khí, là ống xả giận, lúc muốn tiền lại coi mình là máy rút tiền, dù mình có hiếu thuận thế nào, cũng không dành được một chút tình thương từ mẹ. Loại đối xử không công bằng này khiến trong lòng Yến sứt mẻ không ít, cảm thấy ngôi nhà xưa đã không còn là nhà của mình nữa. Cho dù mình có móc tim gan ra để đối đãi, cũng không thỏa mãn được yêu cần của mẹ.

Nghĩ tới đây, Yến không nói gì nữa, ngay cả bữa cơm tất niên cũng không ăn, kéo chồng trở về nhà mình, từ nay về sau cắt đứt mọi liên lạc với gia đình, chỉ vào dịp tết Nguyên Đán mới gửi về nhà một ít tiền, xem như là tự mình báo đáp ơn dưỡng dục của cha mẹ.

***

Gia đình nơi sinh ra đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Ngay cả sau khi đã kết hôn, chúng ta cũng khó có thể tách rời gia đình ấy. Thế nhưng cũng đừng để chuyện nhà đẻ ảnh hưởng đến cuộc hôn nhân của mình. Bởi sau khi kết hôn, nghĩa là chúng ta còn có một gia đình khác để xây đắp và bảo vệ. Xét cho cùng, mỗi người có một số phận và con đường riêng để đi, không ai có quyền cản trở người khác. Hơn nữa, với một nhà đẻ trọng nam khinh nữ như nhà Yến, cô không nên để tâm quá nhiều mà khiến bản thân không hạnh phúc. Khi một người không hạnh phúc thì những người khác trong gia đình cũng khó hạnh phúc. Hãy biết cân nhắc xem điều gì cần và không cần trong cuộc sống, có như vậy chúng ta mới biết chọn lọc niềm vui cho mình!

Theo V.A - Vietnamnet


nhà đẻ

chị chồng em dâu

mẹ đẻ


Cách làm lạc kho tương ngon bùi cực kỳ đưa cơm
Thay cho món lạc rang muối hay lạc rang nước mắm truyền thống, bạn có thể biến tấu đôi chút với món lạc kho tương ăn "cuốn" đến mức bao nhiêu cơm cũng hết.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.