- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nam Em, tình yêu và những trò lố: Không thể mãi đóng vai nạn nhân khi công bằng không phải quy luật của vũ trụ
Lời xin lỗi không đảo ngược hành vi hoặc xóa bỏ tác hại, chúng chỉ nghe có vẻ hay hơn mà thôi.
Những ngày đầu năm, dân tình bội thực vì khắp nơi tràn ngập "cơn bão" Nam Em, Quế Vân và "những trò lố". Mới đây nhất là cảnh cặp đôi cãi nhau trên sóng livestream. Khi chồng cô nói "Cái gì qua rồi thì để cho nó qua đi…" , Nam Em sướt mướt: "Tại vì em thiếu tình cảm, em thiếu tình thương. Vậy có gì là sai? Tại sao lúc đó anh không xuất hiện mà bây giờ anh mới xuất hiện? Tại sao cái em cần là tình thương mà tất cả cái em nhận lại chỉ là sự lợi dụng?".
Khi công khai doanh nhân Hữu Cường là chồng sắp cưới, Nam Em khẳng định: "Nếu không có anh thì ngày hôm nay sẽ không có tin Nam Em lấy chồng có quá khứ không đẹp mà sẽ là tin tiêu cực khác".
Nam Em liên tục có những "trò lố" trên MXH
Nam Em của những năm trước đây luôn xinh đẹp, giàu tình cảm và khiến người ta thổn thức vì những câu chuyện… thất tình. Cô nói mình bị tổn thương quá nhiều, không có ai tin tưởng để có thể dựa vào nhưng cụ thể thế nào thì không ai hình dung nổi. Đặc biệt là khi cô lôi các anh "người yêu cũ" ra để nói từ tháng này sang năm khác.
Nam Em từng thể hiện tình yêu với Trường Giang – kiểu tình yêu theo lời cô như chết đi sống lại, như hơi thở, như oxi. Nhưng bên cạnh Trường Giang là nhiều cái tên khác như Bạch Công Khanh, Lãnh Thanh, Quốc Bảo… Có lẽ cũng vì cô từng nói: "Với những người sống thiên về cảm xúc như tôi, yêu là điều không thể thiếu".
Nhưng chẳng hiểu sao yêu ai Nam Em cũng phải là người nhận nhiều nỗi đau, bị tổn thương, bị “lợi dụng”? Còn các chàng trai sau đó thì “né” cô như là “tránh tà”.
“Tôi đã hy sinh rất nhiều vậy mà anh đối xử với tôi như thế?”, “Tôi làm việc này là vì ai, chẳng phải vì anh sao?”… đây là những câu hỏi rất quen thuộc của những người có tư duy nạn nhân.
Ở góc độ tâm lý học, đặc điểm cốt lõi của lối suy nghĩ này là bất cứ lúc nào, người ta luôn vô thức coi mình là nạn nhân yếu đuối, những người và sự việc liên quan đến nó sẽ bị miêu tả theo hướng tiêu cực.
Nghiên cứu tâm lý cho thấy, việc hình thành tư duy nạn nhân có mối liên hệ ở mức độ nhất định với nguồn gốc gia đình “người bệnh”.
Tâm lý nạn nhân mà chúng ta đang nói đến ở đây không phải là trạng thái tâm lý thực sự của một nạn nhân bạo lực gia đình, quấy rối tình dục nơi làm việc hay một thảm họa lớn mà chỉ là một cơ chế tự vệ không lành mạnh.
Cách đổ lỗi mọi bất hạnh cho người ngoài này mang lại cho bản thân sự cảm thông, an ủi, thậm chí là quan tâm trong chốc lát nhưng thực chất nó sẽ mất khả năng làm chủ cuộc sống.
Rằng: Bởi vì đó không phải là trách nhiệm của tôi và tôi là nạn nhân của sự đối xử bất công nên tôi không thể thực hiện bất kỳ thay đổi nào để khiến mình tốt hơn.
Tâm lý nạn nhân phát triển như thế nào?
Trẻ em bị ngã cũng biết ngẩng đầu lên để chắc chắn có người lớn ở xung quanh rồi bật khóc. Lúc này, người chăm sóc thân thiết sẽ bế trẻ lên, an ủi và ôm hôn.
Ngay cả những đứa trẻ nhỏ nhất cũng biết rằng tổn thương là cơ hội để có thêm tình cảm: Con bị tổn thương, con phải được thương xót, bố mẹ phải làm điều gì đó để bù đắp cho con.
Ở trường học, khi ai đó làm tổn thương chúng ta, giáo viên sẽ yêu cầu người đó xin lỗi chúng ta.
Khi chúng ta chịu đau đớn hoặc bị đối xử tệ, bất công thì chúng ta nên và phải được sửa chữa - Đây là quan niệm đã ăn sâu vào chúng ta từ khi còn nhỏ.
Mọi người vô thức học những khái niệm này để mang lại lợi ích cho bản thân khi còn nhỏ và những khuôn mẫu hành vi ấy cũng đồng hành cùng chúng ta khi chúng ta lớn lên.
Sau khi trưởng thành, không còn những nhân vật có thẩm quyền giúp đỡ, nếu không thể kiểm soát một cách hiệu quả lòng tủi thân tìm kiếm sự công bằng và bảo vệ, nó sẽ phát triển thành tâm lý nạn nhân.
Trẻ khóc thì được cho kẹo – Đây là 1 lợi ích cơ bản của tâm lý nạn nhân. Thế nên việc khóc lóc, kể lể, lu loa, đào bới… nhằm thu hút sự quan tâm của người khác và khiến bản thân có cảm giác “Tôi luôn đúng”.
Sự thật là gì?
Tâm lý nạn nhân khiến 1 người phải phụ thuộc vào người khác để có được hạnh phúc.
Phổ biến nhất là sự phụ thuộc quá mức vào các mối quan hệ thân mật. Nếu yêu tôi, bạn có trách nhiệm đồng hành cùng tôi, đối xử tốt với tôi và bảo vệ tôi khỏi mọi tổn hại.
Nhiều người tốt sẽ cố gắng giúp đỡ "nạn nhân" mà họ yêu thương. Nhưng sự giúp đỡ và quan tâm này thường không kéo dài lâu, tâm lý nạn nhân khiến cho sự quan tâm mà bạn cần trở thành hố sâu không đáy, bào mòn đi tình yêu thương trong lòng, cuối cùng người ấy sẽ mệt mỏi và dần rời xa bạn.
Tâm lý nạn nhân là sự bỏ rơi bản thân trong tiềm thức.
Trở thành nạn nhân có nghĩa là không cần phải chịu trách nhiệm, người có tâm lý nạn nhân tin rằng nỗ lực của chính mình không thể thay đổi cuộc sống của mình và sẽ đổ lỗi cho bất kỳ một người hoặc "nhóm người" nào ngoại trừ chính mình.
Khi bạn có tư duy nạn nhân, bạn có thể bị mắc kẹt trong vũng lầy cảm xúc này suốt đời: vô trách nhiệm và không chủ động. Do đó bỏ lỡ bất kỳ thay đổi nào có thể giúp bạn tốt hơn.
Tâm lý này dường như khiến con người có thể thu hút được nhiều sự chú ý về mặt cảm xúc hơn, thực ra lại ám chỉ sự từ bỏ hoàn toàn cuộc sống.
Sự công bằng không bao giờ là quy luật của vũ trụ.
Không ai nợ bạn một lời xin lỗi về bất cứ điều gì. Nếu ai đó xin lỗi bạn thì điều đó thật tuyệt, nhưng nó cũng chẳng thay đổi được gì cả.
Lời xin lỗi không đảo ngược hành vi hoặc xóa bỏ tác hại, chúng chỉ nghe có vẻ hay hơn mà thôi.
Nếu ai đó bao dung, yêu thương bạn vô hạn và khiến bạn hạnh phúc bằng cả trái tim thì đó tất nhiên là một điều tuyệt vời. Nếu không thì cũng chẳng có gì phải bực bội, hãy yêu thương bản thân và cố gắng tự làm cho mình hạnh phúc.
Ngay cả khi bạn là nạn nhân thực sự, bạn phải cho phép mình không bao giờ trở thành nạn nhân. Bởi vì, trong khi bạn đang chờ đợi ai đó sửa chữa lỗi lầm của mình thì cuộc sống đã tiến về phía trước và không còn chờ được bạn nữa rồi.
Theo Phụ nữ mới
-
Yêu4 giờ trướcDù đàng trai nói những lời có cánh, cho rằng bạn gái chính là gu của mình nhưng cuối cùng anh vẫn bị từ chối tại "Bạn muốn hẹn hò".
-
Yêu9 giờ trướcNày các cô gái nhỏ của anh ơi, em có đang sở hữu một tình yêu thực sự không? Nhớ giùm anh, tình yêu thật sự luôn ở trong em 24/7, suốt cuộc đời của em.
-
Yêu22 giờ trướcSau khi tái hôn ông Nghinh, bà Yến sống hạnh phúc như cặp vợ chồng son cho đến khi ông bất ngờ ra đi vì bạo bệnh, để lại nỗi buồn thương khôn tả cho người ở lại.
-
Yêu1 ngày trước“Ban đầu, nói “không” thật khó khăn với tôi. Đó không chỉ là từ chối một lời đề nghị, mà tôi sợ bị đánh giá là ích kỷ”, chị Thu Hằng (thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh) tâm sự.
-
Yêu1 ngày trướcĐến giờ cử hành hôn lễ mẹ cô dâu bỗng đòi thêm gần 1 tỷ đồng khiến chú rể tức tối 'quay xe' biến đám cưới thành ngày buồn. Biểu cảm của cô dâu mới gây chú ý.
-
Yêu1 ngày trướcNhìn bề ngoài, anh Vương 'kém' vợ mình một trời một vực. Chị Hoài, vợ anh, xinh xắn, tính tình vui vẻ, thần thái toát lên vẻ sang trọng còn anh Vương xuề xòa, chân chất như nông dân. Cuộc hôn nhân ấy vẫn ngập tràn niềm vui vì được xây dựng bằng tình yêu chân thành...
-
Yêu1 ngày trướcVốn định kết hôn với cô gái khác nhưng khi trúng tiếng sét ái tình của Thanh Tú, Đình Tân quyết định hủy cưới để theo đuổi chân ái của đời mình.
-
Yêu2 ngày trướcNgười đàn ông 59 tuổi nhận ra mình bị lừa tình, lừa tiền sau khi chuyển cho người yêu hơn 270 triệu đồng làm sính lễ nhưng cô biến mất trước ngày cưới.
-
Yêu2 ngày trướcKhoảnh khắc đứng trước di ảnh của người cha trong lễ vu quy, cô dâu Trà Vinh khóc đến mức đôi mắt và hai gò má ửng đỏ.
-
Yêu3 ngày trướcThất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…
-
Yêu3 ngày trướcTrong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.
-
Yêu4 ngày trướcSau nhiều lần tích cực “bật đèn xanh”, cô gái Thanh Hóa đã nhận được lời tỏ tình chân thành của chàng trai Malaysia.
-
Yêu4 ngày trướcTổn thương vì cưới vợ sau 7 ngày gặp gỡ nhưng 3 tháng đã ly hôn, anh Tuấn Liệt đến show hẹn hò mong tìm người yêu chung thủy và đã gặp được cô gái chưa yêu lần nào.
-
Yêu4 ngày trướcNhiều người luôn thấy mình nghèo mà không nhận ra một điều: Hôn nhân có thể giúp họ giàu lên.