Nghi vấn hai vụ "không dụ được gái vào nhà nghỉ đòi 10k nước mía" và "35k tiền sữa chua" là dàn dựng, "dắt mũi" cộng đồng mạng

Gần đây, mạng xã hội choáng váng vì vụ việc hai nam thanh niên cùng "ăn không được thì đạp đổ" ki bo, bủn xỉn và trùng hợp đến mức khó tin. Chuyện có đơn giản như vậy?

Theo đó, câu chuyện "đòi 10k nước mía" tóm tắt như sau: Nhân vật chính tên H. L (quê Bắc Giang) qua một app tìm người yêu, hẹn hò với anh chàng người Hà Nội, tên T. Sau khi hai người dẫn nhau đi ăn lẩu, uống nước... thì T. có ý đưa L. vào nhà nghỉ trong L. không đồng ý, đòi về. Về tới nhà, L. bất ngờ bị T. nhắn tin đòi 10k tiền nước mía, yêu cầu gặp trực tiếp. L. muốn được thanh toán online nhưng không được đồng ý. "Ăn không được", T. nhắn tin bôi bác L. là gái quê, được trai Hà Nội đi SH để mắt mà không biết đường sướng.

Nghi vấn hai vụ không dụ được gái vào nhà nghỉ đòi 10k nước mía và 35k tiền sữa chua là dàn dựng, dắt mũi cộng đồng mạng-1

Nghi vấn hai vụ không dụ được gái vào nhà nghỉ đòi 10k nước mía và 35k tiền sữa chua là dàn dựng, dắt mũi cộng đồng mạng-2

Câu chuyện "đòi 35k sữa chua" cũng na ná: Nhân vật chính tên H. T ở Hà Đông cũng "match" với chàng trai tên N. (Đống Đa, Hà Nội). N. nhiều lần rủ T. đi chơi muộn nhưng cô nàng hoặc từ chối hoặc đòi về sớm làm N. không hài lòng. Sau đó, N. đòi T. 35k tiền sữa chua mời hôm trước và cũng muốn được nhận trực tiếp nhưng T. không đồng ý. Hai bên lời qua tiếng lại, T. bị N. so sánh là gái ngoại thành và béo. Thêm một tình tiết "tăng nặng" là T. than có khả năng bị N. "hack" mất facebook cá nhân.

Nghi vấn hai vụ không dụ được gái vào nhà nghỉ đòi 10k nước mía và 35k tiền sữa chua là dàn dựng, dắt mũi cộng đồng mạng-3Nghi vấn hai vụ không dụ được gái vào nhà nghỉ đòi 10k nước mía và 35k tiền sữa chua là dàn dựng, dắt mũi cộng đồng mạng-4

Ngay sau hai màn bóc phốt gây rúng động, một page facebook nổi tiếng nhất nhì MXH đã "ngửi" thấy mùi lạ và viết bài phân tích tình huống một cách tỉ mỉ. Page này đưa ra 3 luận chứng lớn cho vấn đề: một là mô-típ nhân vật giống nhau; hai là tình tiết và hành động nhân vật tương đồng; ba là tung tích thiếu minh bạch của cả người bóc phốt và nhân vật bị bóc phốt. Cuối cùng kết luận khả năng hai câu chuyện 

Page này viết:

"CHẮC CHẮN PHẢI CÓ LÝ DO NÀO CHỨ NGƯỜI BÌNH THƯỜNG AI THẾ NÀY.

Nghi vấn hai vụ không dụ được gái vào nhà nghỉ đòi 10k nước mía và 35k tiền sữa chua là dàn dựng, dắt mũi cộng đồng mạng-5

Mấy hôm nay chị em đang được sống trong không khí sục sôi khẩu nghiệp sau khi đọc được hai vụ phốt của hai chàng trai nhom nhem, nhà trên phố, đi SH, tiền bạc rủng rỉnh nhưng không đạt được mục đích là dụ bạn gài vào nhà nghỉ khi hẹn hò qua app thì lại đòi 10k tiền nước mía với 35k tiền sữa chua.

Phần lớn ai nấy đều bức xúc vì độ rỉ của cả hai anh chàng, nhưng cũng không ít người cho rằng đây là bài phốt câu like, bởi người bóc phốt hầu hết đều bay mất tăm hơi chỉ trong vòng vài tiếng, không hề có sự kiểm chứng, cũng không ai có thể tìm được facebook cá nhân của cả hai anh chàng dù xưa nay người ta vẫn hay ví von cộng đồng mạng Việt Nam vốn là những thám tử siêu đại tài, không cần có cả tên facebook vẫn khui ra từ cả đời ông bà nhân vật chính chứ đừng nói là có facebook lẫn địa chỉ kèm tên tuổi như thế này.

ĐÁNH VÀO YẾU TỐ NGOẠI HÌNH, VÙNG MIỀN, GIÀU NGHÈO

Một điểm dễ thấy nhất của cả hai bài phốt đều có chung đấy là:

- Anh 10k nước mía: "Nhà quê lên Hà Nội như em được con SH đến đón đi chơi chả sướng còn làm trò"

- Anh 35k sữa chua: "Ngoại thành như em anh còn lạ gì, Hà Đông cũng chỉ xách dép cho Đống Đa" , "béo như em..."

Tức là hiểu rõ những yếu tố này dễ gây bức xúc, động chạm đến nhiều người, đánh vào lòng tự ái của cá nhân để khiến cho bài phốt nổi lềnh phềnh, thu hút sự chú ý của dư luận.

Cùng đòi gặp mặt để được nhận lại vài đồng bạc lẻ chứ không nhận tiền chuyển khoản.

Và cuối cùng, rất nhiều người cho rằng hai nhân vật nam chính là hình ảnh của người nước ngoài (cụ thể là Đài Loan), khiến cho không ai có thể lần ra được hình ảnh chính thức của hai người này, còn cộng đồng mạng thì cứ tha hồ ngắm nghía rồi chửi, người dàn dựng cũng chẳng mảy may áy náy... vì hai nhân vật chính có hiểu tiếng Việt đâu mà phải lo.

Nếu quả thật đây là việc dàn dựng thì đúng là chiêu trò bẩn, bôi xấu hình ảnh anh em, chia rẽ tình cảm thắm thiết giữa các liền anh với liền chị.

Còn mục đích vì sao họ làm những trò này thì anh em thử ngẫm tí đi, xem ai được lợi?"

Chưa rõ thực hư của câu chuyện tuy nhiên nếu sự giả dối để câu like là thật thì hi vọng những bạn trẻ này hãy nhớ rằng mạng xã hội là thế giới ảo, đừng để bản thân bị "lậm" quá sâu vào thế giới này. Cũng đừng vì lợi ích cá nhân như mê danh tiếng ảo; câu like, share, follow để tăng tương tác, bán hàng online.... mà vi phạm giá trị về cả đạo đức và pháp luật. Những ngày gần đây, ngay trong những ngày tháng đất nước đang sục sôi ý chí quyết tâm chống lại dịch covid-19, vẫn có những người cố tình thông tin giả, thông tin thiếu chính xác trên MXH, gây hoang mang dư luận. Hàng ngày nhiều người lắc đầu ngao ngán khi có tin người này người kia bị phạt nhưng sự việc vẫn tiếp diễn và chưa có dấu hiệu ngừng lại. Thiết nghĩ, mỗi cá nhân nên tự nhận thức được việc gì nên và không nên làm cũng như hậu quả của nó, kẻo lợi đâu không thấy, chỉ thấy rước họa vào thân.

Theo Lucy - Vietnamnet.vn


dân mạng

câu like

cư dân mạng

bóc phốt


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.