Nghỉ việc ở nhà làm nội trợ 26 năm, khi ly hôn được chồng bồi thường cho hơn 2 tỷ

Khi làm thủ tục ly hôn, người vợ đã yêu cầu chồng bồi thường cho tất cả năm tháng làm việc nhà của mình.

Cặp vợ chồng đến từ Pontevedra (Tây Ban Nha) kết hôn vào năm 1996 và ly thân năm 2022. Họ có với nhau một cô con gái.

Trong suốt 26 năm chung sống, người vợ chỉ ở nhà lo toan chăm sóc gia đình. Người chồng đi làm và chu cấp tài chính cho cả nhà. Sau khi ly thân, người chồng vẫn ở trong ngôi nhà cũ trong khi người phụ nữ phải ra ngoài thuê nhà.

Cô phải đi tìm việc làm để tự nuôi sống bản thân. Nhưng vì suốt 26 năm chỉ làm công việc nội trợ nên cô phải nhận công việc có mức lương thấp.

Vì thế, khi ly hôn, người phụ nữ hiện đòi chồng cũ phải bồi thường cho những năm tháng cô đã bỏ ra để làm nội trợ toàn thời gian.

Nghỉ việc ở nhà làm nội trợ 26 năm, khi ly hôn được chồng bồi thường cho hơn 2 tỷ-1

Phán quyết ban đầu trong vụ kiện này quy định bị cáo phải trả cho vợ cũ 120.000 euro (130.000 USD), tuy nhiên hai bên liên quan đều kháng cáo. Người chồng đồng ý trả phí mọi công việc của vợ cũ trong thời gian hôn nhân nhưng muốn giảm còn 60.000 euro. Mặt khác, người vợ yêu cầu tăng 183.629,36 euro (200.000 USD) và cho rằng về cơ bản, cô đã cống hiến hết mình để chăm sóc nhà cửa và nuôi dạy con gái.

Người phụ nữ lập luận rằng cô từng đi làm từ năm 1989 cho đến một năm sau khi kết hôn. Thời điểm đó, cô quyết định ở nhà nội trợ để chồng tiếp tục làm việc và chu cấp tài chính cho gia đình. Sự mất cân bằng kinh tế này đang gây thiệt hại lớn cho cô khi cuộc hôn nhân kết thúc. Cô cho biết cô buộc phải tìm một công việc tầm thường để nuôi sống bản thân và có rất ít thời gian cho những khát vọng nghề nghiệp.

Chồng cũ phản đối lập luận trên, cho rằng vợ cũ hiện có công việc để tự nuôi sống bản thân mà không phải chịu gánh nặng chăm sóc con, vì con gái họ đã đến tuổi trường thành và không sống với mẹ nữa.

Hơn nữa, anh ta nói rằng cả hai người đều "đã góp phần hỗ trợ gánh nặng của cuộc hôn nhân" và việc phải trả thù lao cho một trong hai người với tư cách là nhân viên toàn thời gian là không chính đáng.

Tòa án tỉnh Pontevedra ra phán quyết, giảm khoản bồi thường ban đầu xuống còn 88.025 euro và người chồng cũng phải trả cho vợ cũ khoản trợ cấp 350 euro (381 USD) mỗi tháng trong 3 năm, được cập nhật hàng năm theo quy định quốc gia dựa trên chỉ số lạm phát.

Vì sao phụ nữ không nên ở nhà làm nội trợ

Trong một video đang được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội Trung Quốc những ngày gần đây, cô Phan ở Chiết Giang, Trung Quốc kể, sau 8 năm chung sống và 2 năm ở nhà làm nội trợ, khoảng cách của cô và chồng ngày càng lớn.

Khi kết hôn, cô có bằng thạc sỹ và chồng là cử nhân, cả hai đều có thu nhập năm 200.000 tệ (760 triệu đồng). Sinh đứa con đầu, sau nghỉ thai sản, lương cô vẫn vậy, trong khi chồng đã tăng gấp đôi. Sinh đứa con thứ hai, cả hai đều nghỉ việc, chỉ khác Phan phải ở nhà làm nội trợ toàn thời gian, còn chồng có công việc tốt hơn.

Có người bạn khen, Phan giỏi chọn chồng. Nhưng người phụ nữ này nhận ra, mình ngày càng thụt lùi. Cuối video, Phan nói: "Để không thấy bản thân mất giá trị, tôi đã tìm công việc mới dù đó chỉ là việc nhỏ, lương không cao. Nhưng tôi mong truyền cảm hứng cho phụ nữ cùng hoàn cảnh. Một khi có thu nhập riêng, bạn sẽ ngay lập tức kiểm soát được cuộc sống của mình".

Sau khi xem video, nhiều người nhận mình giống Phan. "Điều phụ nữ sợ nhất không phải nghèo khó hay sự hy sinh, mà là không tìm được giá trị bản thân trong những năm tháng dành toàn thời gian cho gia đình. Bởi tất cả những ước mơ nghề nghiệp trước đó, đều phải dừng bước khi có con", một người để lại bình luận.

Có một bài báo về điều kiện sống của một số phụ nữ nội trợ toàn thời gian tại Nhật trong đại dịch Covid-19. Do trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp nên nhiều phụ nữ trung niên tham gia vào các ngành dịch vụ cơ bản bị thất nghiệp. Hai người trong số này nói: "Tôi rất muốn ly hôn nhưng không có việc làm, giờ chưa dám rời bỏ chồng mình"; "Tôi không đi làm kể từ khi kết hôn, không có kinh nghiệm gì. Vậy tôi có thể tìm việc ở đâu?"...

Theo đánh giá bản thân, họ tự nhận mình là người "vô dụng", khó tìm được công việc kiếm ra tiền. Một trong hai người phụ nữ này chia sẻ, trong đầu cô lúc nào cũng văng vẳng câu: "Tôi là ai, tôi có thể làm gì, giá trị của tôi ở đâu..."

Có một câu hỏi trên mạng xã hội hỏi đáp lớn nhất Trung Quốc, Zhihu: Tại sao số đông người bán hàng online ở nước này đều là nội trợ toàn thời gian?

"Nhiều người làm việc này không phải vì kinh tế mà họ tìm kiếm chút tự tin khi đối diện với chồng và thế giới bên ngoài. Họ kiếm tiền để tự chủ cuộc đời mình, để sống không phải nhìn sắc mặt người khác", câu trả lời nhận được nhiều sự tán đồng nhất.

Với phụ nữ, trở thành một người vợ, người mẹ ắt hẳn có nhiều việc phải làm. Sẽ có sự trả giá nhưng cũng có nhiều thành tựu, có đau đớn nhưng vẫn có niềm hạnh phúc. Tuy nhiên, đằng sau ý thức hy sinh đó, quan trọng là người mẹ không được từ bỏ chính mình, sẵn sàng quay lại làm việc bất cứ lúc nào. Thời gian sẽ chứng minh, phụ thuộc về kinh tế và quanh quẩn trong xó bếp sẽ là điều sai lầm nhất mà một người vợ lựa chọn.

Đừng trở thành một "bà nội trợ" chuyên nghiệp trong hôn nhân. Ngay cả khi chúng ta không thể ở đỉnh cao của sự nghiệp, miễn là tiếp tục chạy, ánh sáng vẫn luôn ở phía trước.

 

Theo GĐXH

Xem link gốc Ẩn link gốc https://giadinh.suckhoedoisong.vn/nghi-viec-o-nha-lam-noi-tro-26-nam-khi-ly-hon-duoc-chong-boi-thuong-cho-hon-2-ty-172240318170854672.htm

Ly hôn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.