Cãi lời bố mẹ để lên xe hoa, nữ thạc sĩ lâm vào cảnh "ác mộng" khi sống chung với gia đình chồng và sự lựa chọn rời đi đầy quyết liệt sau những ngày khổ sở

"Ở nhà thì việc đi chợ nấu cơm là mình cùng mẹ, cùng giúp việc làm nhưng lấy chồng thì là mình làm tất, từ việc đi chợ, nấu cơm, rửa bát, giặt quần áo đến lau nhà, quét nhà", cô vợ kể.

Không phải ngẫu nhiên mà những ý kiến của bố mẹ về chuyện yêu cưới, kết hôn của con cái cần được lắng nghe và tôn trọng. Thế hệ đi trước có những cách thức để nhìn nhận về một con người, một mối quan hệ. Nếu như khăng khăng làm theo ý mình thì rất có thể các cô gái đã tự làm khổ chính mình.

Mới đây, một nữ thạc sĩ chia sẻ câu chuyện về cuộc sống bế tắc sau hôn nhân. Chuyện như sau:

"Mình năm nay 31 tuổi, đã có 1 cháu. Nhà mình cũng thuộc dạng có điều kiện, mình học xong đại học thì đi du học ở bên Anh rồi về Việt Nam. Mình học cũng tốt vì ở nhà với bố mẹ thì chỉ có việc ăn và học, bố mẹ mình cũng không bắt mình làm gì nhiều.

Người yêu mình thì nhà khó khăn hơn 1 chút, bản thân mình là con gái nhưng không nghĩ mấy cái chuyện môn đăng hộ đối.

Chỉ cần người yêu cố gắng, và chỉ cần yêu nhau thì mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua hay thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn nhưng mình đã nhầm…

Cãi lời bố mẹ để lên xe hoa, nữ thạc sĩ lâm vào cảnh ác mộng khi sống chung với gia đình chồng và sự lựa chọn rời đi đầy quyết liệt sau những ngày khổ sở-1
Bài viết được đăng tải.

Thậm chí lúc cưới bố mẹ còn hỏi mình là 'Con đã nghĩ kĩ khi chọn nó làm chồng chưa, lấy về sẽ khổ đấy, nhà cửa chưa có, lại phải ở với bố mẹ chồng' - 'Con nghĩ kĩ rồi ạ'.

Chính câu nói đó, đã khiến mình phải hối hận đến ngày hôm nay…

Mình dân gốc ở Hà Nội từ đời ông… lấy chồng thì mình về nhà chồng ở một thị xã nhỏ. Mình không thể tưởng tượng nổi cái cảnh mẹ chồng, chị chồng, nàng dâu.

Ở nhà thì việc đi chợ nấu cơm là mình cùng mẹ, cùng giúp việc làm nhưng lấy chồng thì là mình làm tất, từ việc đi chợ, nấu cơm, rửa bát, giặt quần áo đến lau nhà, quét nhà.

Về chi tiêu, tiền nong, trước kia thì mình đưa hết cho chồng vì thật ra mình chẳng cần gì, cho chồng với gia đình chồng chi tiêu mua sắm, giữ lại 1 ít để lo cho bản thân thôi. Nhưng giờ thì mình phải giữ lại hết lương, mà thạc sĩ nước Anh về, bằng Quốc tế, lại đi làm quản lý ở 1 thị xã với mức lương có hơn 10 triệu, mình vẫn chấp nhận.

Ở nhà việc ăn uống thì mình không bị ai cấm cản, kiểu thi thoảng thích ăn cái này, thích ăn cái kia thì bé bố mẹ mua cho, lớn thì tự mua, sang bên này mua cái gì cũng 'Thôi con ơi tiết kiệm', 'Thôi ăn nhiều làm gì béo lắm, hại sức khoẻ'. Đấy là hôm bình thường, chứ hôm mà thái độ với nhau thì 'Đúng là cái kiểu nhà giàu, sống không biết tiết kiệm'.

Mình cũng phải đi làm như mẹ, như chị, như chồng nhưng không hiểu sao việc nhà mình phải làm hết. Mình còn chưa kể đến việc chăm con.

Ôi mình kể ra có khi dài lắm, nhưng tất cả sự việc bắt nguồn từ việc mình chấp nhận và về ở nhà chồng, mẹ chồng, chị chồng cũng có giúp nhưng chỉ là đôi lúc, thi thoảng giúp thôi.

Mình đề xuất với chồng là ra ngoài ở thì chồng mình lại bảo là nhà giờ còn mỗi chồng là con trai cả, phải ở nhà chăm sóc bố mẹ, chị mấy nữa đi lấy chồng thì cũng đi thôi.

Mà cùng ở quê với nhau lại tách ra 2 nhà, đi ở thuê làm gì cho vất vả, tiền còn để làm bao nhiêu việc.

Mình chịu không nổi nữa rồi, suốt 2 tuần qua mình khóc vì câu trả lời như vậy. Lúc yêu có lẽ mình mù quáng.

Cãi lời bố mẹ để lên xe hoa, nữ thạc sĩ lâm vào cảnh ác mộng khi sống chung với gia đình chồng và sự lựa chọn rời đi đầy quyết liệt sau những ngày khổ sở-2
Ảnh minh họa.

Mình thấy con mình cũng khổ nữa, nếu ở nhà ông bà ngoại chắc được lo cho nhiều lắm, giờ mà chấm dứt mối quan hệ hôn nhân với chồng cũng buồn vì mang tiếng là 1 đời chồng, có 1 con… rồi thế nào mới ly hôn.

Chưa bao giờ mình thấy việc lấy chồng là bước đi sai lầm thế này. Biết vậy ngay từ đầu, mình chọn 1 người môn đăng hộ đối, rồi điều kiện là không ở với nhà chồng. Mình cứ nghĩ là thuận vợ thuận chồng nhưng… có những thứ chẳng thuận được, 1 là chấp nhận, 2 là rời đi.

Mình sẽ đưa ra quyết định rời đi, cuộc sống như thế này đúng là một sai lầm. Mà đã sai lầm thì phải nghĩ cách để thay đổi".

Đọc xong bài viết, ai cũng cảm thấy buồn cho cô gái vì quyết định cưới chồng sai lầm. Trước hôn nhân, giai đoạn tìm hiểu vô cùng quan trọng. Người vợ đã không lường trước được cuộc sống của mình lại ngả theo hướng khác khi cưới chồng như thế.

Đọc câu chuyện, vai trò của người chồng cũng đáng nói. Anh ta không thể hiện rõ được bản thân mình, không thấu hiểu động viên hay tác động gia đình thay đổi.

Quyết định chấm dứt hôn nhân có lẽ là phương án giải quyết tốt nhất về vấn đề trên. Có những chuyện càng cố gắng o ép lại càng khó hòa hợp hơn mà thôi.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/cai-loi-bo-me-de-len-xe-hoa-nu-thac-si-lam-vao-canh-ac-mong-khi-song-chung-voi-gia-dinh-chong-va-su-lua-chon-roi-di-day-quyet-liet-sau-nhung-ngay-kho-so-162203112142353976.htm

làm dâu

bố mẹ chồng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.