Nhờ mẹ chồng trông cháu, bà ngã giá 8 triệu/tháng và 22 ngày công, tôi nói câu này bà im tịt

Đến lúc này không giữ được bình tĩnh nữa, tôi cười nói với mẹ chồng.

Kết hôn xong, tôi phải sống chung với bố mẹ chồng 3 năm. Cuộc cách mạng để được ở riêng cũng kéo dài 3 năm đó. Có hơn 5 lần bị áp lực, mệt mỏi bởi những mâu thuẫn với mẹ chồng tưởng chừng không thể giải quyết được khiến tôi muốn chấm dứt hôn nhân này. Cũng may là chồng tôi có chính kiến, còn tình yêu dành cho vợ nên anh mặc sự ngăn cấm của mẹ mà chuyển ra ngoài thuê trọ. 

Cũng từ đó mẹ chồng gần như từ mặt con dâu, bà cho rằng tôi lôi kéo, chia cắt tình cảm mẹ con bà. Tôi coi như đổi sự căm ghét của mẹ chồng lấy tự do vậy. Bà ghét tôi như vậy, thấy mặt là cạnh khóe, moi móc nói tôi không ra gì. Bởi vậy tôi cũng hạn chế về qua nhà bố mẹ chồng, bần cùng ông bà ốm đau hoặc giỗ tết mới về.

Tôi cứ nghĩ cuộc sống vậy là ổn, tôi với mẹ chồng nước sông không phạm nước giếng. Nhưng thời gian này, con gái chuẩn bị được 6 tháng đồng nghĩa với việc tôi phải đi làm trở lại. Vấn đề là tôi không đủ tài chính để thuê giúp việc, mẹ tôi ở quê thì phải trông cháu nội, lựa chọn cuối cùng là tôi phải nhờ đến mẹ chồng.

 

Cuối tuần trước cả nhà về thăm mẹ chồng, nhân tiện tôi ngỏ ý muốn nhờ bà việc chăm cháu luôn. Tôi thì lòng vòng, nói chuyện lấy lòng bà mãi mới dám đi vào việc chính. Vậy mà bà thẳng thắn đáp ngắn gọn:

"Trông thì cũng được, tôi lấy bằng giá ô sin thôi 8 triệu một tháng, trông từ thứ 2 đến thứ 6, thứ 7, chủ nhật tôi nghỉ", mẹ chồng cười rất nhẹ nhưng lại như một cú sốc dội thẳng vào lòng tôi. Tôi không hiểu sao trong trạng thái tâm lý như vậy, bà lại có thể nhắc đến tiền bạc một cách bình thản như thế. 

Tôi cũng làm mẹ, sự quan tâm và tình yêu thương tôi dành cho con không thể đong đếm bằng tiền bạc. Tôi biết mẹ chồng ghét mình nhưng khi nghe những đòi hỏi tiền bạc như thế, tôi cảm thấy như một món hàng, một công việc trả tiền không hơn không kém giữa những người xa lạ.

Có thể mẹ chồng không hiểu được những khó khăn mà vợ chồng tôi đang đối mặt. Cố gắng nỗ lực hàng ngày để đảm bảo con cái được an lành, khỏe mạnh và hạnh phúc. Đôi khi, tôi cảm thấy mệt mỏi, nhưng tôi vẫn tiếp tục cố gắng vượt qua mọi khó khăn. Tôi muốn con của mình thấy ông bà luôn đồng hành cùng chúng chứ không chỉ trong 22 ngày công.

Tôi không phủ nhận rằng tiền bạc có vai trò quan trọng trong cuộc sống. Nhưng đối với tôi, tình yêu và sự quan tâm vượt lên mọi thứ khác. Tôi muốn con cái tôi được lớn lên trong môi trường yêu thương, nơi mà giá trị gia đình không chỉ được định nghĩa bằng tiền bạc.

Nhờ mẹ chồng trông cháu, bà ngã giá 8 triệu/tháng và 22 ngày công, tôi nói câu này bà im tịt-1

Chồng như thấy thái độ của tôi, anh khôi hài để giảm không khí căng thẳng:

“Mẹ đừng đùa thế chứ, vợ chồng con làm gì có tiền, mẹ chăm cháu khỏe mạnh thì tất cả là công của bà nội hết. Mẹ nhỉ?”.

“Không, tôi không cần công, tôi cần tiền. Anh chị thấy trả được 8 triệu thì mang con bé sang, không thì tìm thuê giúp việc”.

Đến lúc này không giữ được bình tĩnh nữa, tôi cười đáp: “Mẹ ạ, con có thể trả được 8 triệu cho mẹ lúc này, nhưng mẹ có nghĩ đến mấy năm nữa mẹ già, sẽ có lúc ốm đau. Vậy mẹ bỏ tiền ra thuê ô sin về tự chăm, chúng con không cần phải có trách nhiệm đúng không ạ?”. Tôi nói câu này khiến bà im tịt. 

Đọc đến đây, mọi người đừng vội ném đá cho rằng tôi chua ngoa, ghê gớm. Bởi nếu ở trong hoàn cảnh như tôi, chắc hẳn mọi người cũng sẽ cư xử như thế, thậm chí còn gắt hơn nữa. Nói không phải kể xấu bà, nhưng từ khi bước chân về làm dâu, chưa một lần mẹ chồng hỏi han quan tâm tôi. Thậm chí khi tôi mang bầu, cơ địa ốm nghén nặng, cả ngày chỉ ôm chậu nôn ói mà mẹ chồng còn lườm nguýt bảo: “Ngày xưa chửa chồng chị, tôi đi làm đến tận ngày đẻ. Chị làm quá lên như một mình chị mới biết bầu bí”.

Quả thực tôi có muốn vậy đâu. Trời sinh ra mỗi người một khuôn mặt, một tính cách, một cơ địa khác nhau, làm sao mà tôi biết được tôi lại nôn nhiều, nghén nặng hơn các mẹ bầu khác như vậy.

Tại sao khi mang bầu lại buồn nôn?

Buồn nôn là một trong những triệu chứng phổ biến và thường gặp trong quá trình mang bầu. Nguyên nhân chính của buồn nôn trong thai kỳ là do một số nguyên nhân:

- Tăng hormone: Trong giai đoạn mang bầu, cơ thể sản xuất một lượng lớn hormone progesterone. Sự gia tăng này có thể gây ra tác động lên hệ thống tiêu hóa, làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn và gây ra cảm giác buồn nôn.

- Thay đổi hormone: Sự biến đổi lớn về cấu trúc hormone trong cơ thể mẹ có thể gây ra buồn nôn. Một số chất khác nhau như estrogen, gonadotropin chorionic (hormone HCG), và prostaglandin có thể góp phần vào sự xuất hiện của triệu chứng này.

- Nhạy cảm với mùi: Trong quá trình mang bầu, nhiều phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn với mùi hương, mùi thức ăn, hoặc một số chất khác. Những mùi này có thể kích thích hệ thống giác quan và gây ra cảm giác buồn nôn.

- Thay đổi cơ chế tiêu hóa: Trong thai kỳ, các cơ chế tiêu hóa trong cơ thể mẹ có thể thay đổi. Sự thay đổi này có thể làm giảm tốc độ tiêu hóa thức ăn và gây ra buồn nôn.

Buồn nôn trong thai kỳ thường xuất hiện trong ba tháng đầu tiên và có thể kéo dài tới 12 tuần. Tuy nhiên, mỗi phụ nữ có thể trải qua trạng thái khác nhau và có mức độ buồn nôn khác nhau. Nếu bạn gặp khó khăn hoặc lo lắng về tình trạng buồn nôn của mình, nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe thai sản để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể.

 

Theo PNTĐ

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doisonggiadinh.baophunuthudo.vn/chuyen-gia-dinh/nho-me-chong-trong-chau-ba-nga-gia-8-trieuthang-va-22-ngay-cong-toi-noi-cau-nay-ba-im-tit-c73a25522.html

mẹ chồng


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.