- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những cách chữa lành bằng giúp bạn nhanh chóng vượt qua tổn thương
Nếu bạn đang đối mặt với cú sốc tinh thần, rơi vào trạng thái suy sụp kéo dài, hãy tham khảo lời khuyên dưới đây để giúp mình tiến về phía trước.
Bạn thực sự sẽ ổn trở lại và có khả năng biến hành trình chữa lành của mình trở nên hiệu quả.
Chấn thương tinh thần là kết quả của một sự kiện tiêu cực trong cuộc sống. Nó xảy ra khi bạn cảm thấy bị tổn thương về mặt cảm xúc hoặc tinh thần bởi một điều gì đó và nó có thể dẫn đến chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương, thường được gọi là PTSD.
Sự kiện đau buồn có thể là sự ra đi vĩnh viễn của người bạn yêu thương, tai nạn máy bay hoặc ô tô, mối quan hệ rơi vào trạng thái cực kỳ khó khăn, thảm họa thiên nhiên như động đất hoặc bão.
Nếu bạn cảm thấy sốc, buồn bã, lo lắng hoặc choáng ngợp trước một trong những sự việc kể trên, có thể bạn đang gặp phải chấn thương tinh thần. Chấn thương không phải là sự kiện hay trải nghiệm mà là phản ứng của cơ thể và tâm trí bạn đối với nó.
Căng thẳng do chấn thương ảnh hưởng đến não, điều này khiến việc thực hiện các bước phục hồi và giảm thiểu tác động tiêu cực càng trở nên cấp thiết.
Chấp nhận hỗ trợ
Việc đầu tiên và quan trọng nhất để vượt qua tổn thương trong quá khứ là được chữa lành và sẵn sàng chấp nhận sự giúp đỡ, hỗ trợ.
Có thể phần lớn hành trình chữa lành của bạn diễn ra một mình hoặc liên quan đến rất nhiều sự hỗ trợ của cộng đồng hoặc liệu pháp cá nhân. Dù bằng cách nào, bạn luôn có cơ hội tốt nhất để phục hồi nếu bạn sẵn sàng chấp nhận hỗ trợ.
Bạn có thể nhận được sự hỗ trợ từ những người thân yêu, một nhóm tình nguyện viên, một nhà trị liệu hoặc từ bạn bè, đồng nghiệp. Điều quan trọng là bạn cần hiểu rằng những người khác sẵn sàng giúp đỡ bạn và bạn sẵn sàng đón nhận tấm lòng của họ.
Tìm sự trợ giúp phù hợp
Tiếp theo, bạn sẽ muốn tìm loại trợ giúp phù hợp với hoàn cảnh của mình. Nếu liệu pháp trị liệu là bước đi phù hợp với bạn, bạn sẽ muốn tìm kiếm một nhà trị liệu am hiểu về chấn thương tâm lý để đảm bảo nhà trị liệu đó có thể giải quyết vấn đề và cung cấp cho bạn dịch vụ tốt nhất có thể.
Hoặc, có thể sẽ tốt hơn nếu bạn tham gia một nhóm hỗ trợ để bạn được ở cạnh những người cũng từng trải qua tình huống tương tự và tìm thấy sự thấu hiểu từ cộng đồng.
Kết nối với người khác
Kết nối với người khác là chìa khóa dẫn đến hạnh phúc, trong khi cô lập bản thân có thể dẫn đến những kết quả tiêu cực như trầm cảm. Hãy dành thời gian với bạn bè khi bạn cảm thấy thoải mái và chia sẻ những gì bạn đã trải qua khi cảm thấy phù hợp.
Tập thể dục
Hoạt động thể chất đã được chứng minh là cải thiện các triệu chứng của PTSD. Ngoài việc trực tiếp giúp bạn chữa lành, vận động thể chất còn cung cấp cho cơ thể bạn những chất hóa học tạo cảm giác dễ chịu rất cần thiết như endorphin.
Nếu bạn không thích tập thể dục thì cũng không sao. Đi dạo, làm điều gì đó thú vị như đạp xe hoặc trượt patin, xem video yoga hoặc tổ chức một bữa tiệc khiêu vũ một mình. Bất cứ điều gì liên quan đến việc di chuyển cơ thể đều giúp bạn chữa lành.
Đối diện với cảm xúc của bạn
Viết nhật ký là một cách phổ biến để quản lý căng thẳng và vượt qua các sự kiện phức tạp. Cảm nhận được cảm xúc của bạn và chấp nhận chúng là chìa khóa để chữa lành vết thương. Bạn có thể gặp phải một số cảm giác khó khăn trong quá trình thực hiện điều này, chẳng hạn như tức giận, nhưng đó là phản ứng bình thường.
Tự chăm sóc bản thân
Tự chăm sóc giúp giảm căng thẳng và mang lại cảm giác dễ chịu. Bạn có thể thực hành chăm sóc bản thân thông qua hành trình chữa lành bằng cách thường xuyên làm những điều khiến bản thân cảm thấy vui vẻ.
Các hoạt động tự chăm sóc bản thân có thể đơn giản như tắm trong bồn nước ấm. Điều quan trọng là bạn dành thời gian để chăm sóc bản thân và làm những việc khiến bạn cảm thấy được yêu thương.
Tránh xa rượu bia
Trong quá trình chữa lành chấn thương, uống rượu bia có thể là một lựa chọn vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể vượt qua được cảm xúc của mình nếu trốn tránh chúng bằng cách sử dụng chất gây nghiện.
Nghỉ giải lao
Khi đang trong quá trình chữa lành, bạn có thể thấy mình mệt mỏi hơn bình thường. Hoặc, bạn có thể cảm thấy mình có năng lượng thể chất nhưng tâm trí lại không hoạt động. Việc chữa lành vết thương tốn rất nhiều năng lượng.
Cách tốt nhất để đối phó với tình trạng năng lượng suy giảm trong thời gian này, dù là về thể chất hay tinh thần, là hãy nhẹ nhàng với chính mình.
Nghỉ giải lao, ngay cả khi đang làm những điều thú vị sẽ giúp bạn có một chút thời gian nạp năng lượng và đảm bảo bạn không kiệt sức.
Thực hành chánh niệm hoặc thiền định
Một hành động đã được chứng minh có thể hỗ trợ việc chữa lành là chánh niệm. Đó là một phương pháp trải nghiệm cuộc sống trong đó bạn chú ý đến từng khoảnh khắc. Bạn luôn hiện diện với mọi thứ. Điều này có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng.
Ngoài ra, thiền và hít thở cũng có thể cải thiện mức độ căng thẳng, giúp bạn cảm thấy mình đang được giãn và ổn định hơn trong cuộc sống. Tất cả những điều này đều có ích cho việc chữa lành.
Chơi cùng nghệ thuật
Nghệ thuật là một công cụ chữa lành tuyệt vời. Bạn có thể giải tỏa bằng cách tự tạo ra âm nhạc hoặc chỉ nghe nhạc, viết thơ, đọc sách,... Thu hút bộ não của bạn vào những nỗ lực sáng tạo và nghệ thuật đã được chứng minh là có thể cải thiện sức khỏe tinh thần.
Điều quan trọng là bạn nên lựa chọn tham gia vào những hoạt động mà bạn cảm thấy tích cực.
Theo verywellmind.com
Theo Giáo dục & Thời đại
-
Yêu11 giờ trướcSau nhiều lần tích cực “bật đèn xanh”, cô gái Thanh Hóa đã nhận được lời tỏ tình chân thành của chàng trai Malaysia.
-
Yêu16 giờ trướcTổn thương vì cưới vợ sau 7 ngày gặp gỡ nhưng 3 tháng đã ly hôn, anh Tuấn Liệt đến show hẹn hò mong tìm người yêu chung thủy và đã gặp được cô gái chưa yêu lần nào.
-
Yêu22 giờ trướcNhiều người luôn thấy mình nghèo mà không nhận ra một điều: Hôn nhân có thể giúp họ giàu lên.
-
Yêu1 ngày trướcVới hai cô gái, đám cưới từng là giấc mơ xa vời. Tuy vậy, nhờ tấm lòng bao dung và sự thấu hiểu của mẹ, cả hai đã được khoác áo cô dâu.
-
Yêu1 ngày trướcChúng ta luôn ngưỡng mộ những cuộc tình già, đôi bàn tay nhăn nheo vẫn không rời tay nhau. Rồi tự hỏi: Làm sao để giữ được một tình yêu bền bỉ đến thế?
-
Yêu1 ngày trước"Overthinking" là một hội chứng tâm lý suy nghĩ quá mức và có thể dẫn đến trầm cảm. Đôi khi, hạnh phúc của một cuộc hôn nhân cũng sẽ bị ảnh hưởng khi ta cưới một người… overthinking, nhìn đâu cũng ra lo lắng!
-
Yêu1 ngày trướcỞ tuổi 50, chị Bùi Thị Minh Hiền (Quảng Nam) được nhiều người khen “còn đẹp hơn hồi 40”. Trước những lời “có cánh” của bạn bè, chị Hiền thấy lâng lâng.
-
Yêu1 ngày trướcTrong bức thư gửi mẹ chồng cuối chương trình Mẹ chồng nàng dâu tập 411, nàng dâu xúc động chia sẻ tình cảm của mình dành cho mẹ.
-
Yêu2 ngày trướcSau khi nói chuyện, cô gái nhận ra mình và đàng trai có nhiều điểm không phù hợp nên quyết định từ chối, dù chưa ngồi vào ghế nóng của chương trình “Bạn muốn hẹn hò”.
-
Yêu2 ngày trướcVì tờ thực đơn đặc biệt với 14 món ăn được đặt tên độc lạ, chú rể Yên Bái gặp nhiều tình huống “dở khóc dở cười”.
-
Yêu2 ngày trướcBao nhiêu người đàn ông, à không, bao nhiêu người phụ nữ đồng ý với câu nói này của tôi? Bởi tôi biết, đàn ông đồng ý với câu nói này của tôi sẽ không lên tiếng đâu. Sao phải lên tiếng khi điều đó là một hiển nhiên mà họ đã làm mãi rồi! Những người đàn ông thành ý vẫn còn rất đông ngoài kia!
-
Yêu2 ngày trướcLy hôn, người vợ mới ngỡ ngàng phát hiện 'quỹ đen' khủng của người chồng...
-
Yêu3 ngày trướcGặp cô gái Hàn Quốc xinh đẹp, chàng trai 41 tuổi thể hiện sự thích thú và quyết định bấm nút tại chương trình "Bạn muốn hẹn hò".
-
Yêu3 ngày trướcHôn nhân nhiều khi cũng nên học tập từ phong cách của cây tre. Là gốc sâu, là mềm dẻo nhưng rất kiên cường, là 'thương nhau tre không ở riêng, lũy thành từ đó mà nên hỡi người'. Hôn nhân bền chặt nhờ thế…