Tại sao đàn ông thời xưa lại thích lấy những cô gái chưa trưởng thành?

Trong mắt những người hiện đại, làm thế nào cũng không thể hiểu được một người con gái 13, 14 tuổi suy nghĩ và cơ thể vẫn chưa trưởng thành, tại sao một số người đàn ông trưởng thành vẫn thích lấy họ?

Trong vài thập kỷ qua, Trung Quốc đã thực hiện chính sách kết hôn muộn và sinh con muộn, cho nên, trong luật hôn nhân quy định rằng tuổi kết hôn hợp pháp đối với nam giới không được dưới 22 tuổi và phụ nữ không được dưới 20 tuổi. Nhưng ở thời cổ đại, quan niệm về hôn nhân hoàn toàn khác so với hiện tại, việc kết hôn sớm và sinh con sớm rất phổ biến. Đặc biệt là phụ nữ, thông thường 13, 14 tuổi là phải lấy chồng rồi. Nếu con gái nhà nào 20 tuổi mà vẫn chưa kết hôn, thì sẽ trở thành một "bà cô già" không thể gả đi và sẽ bị người khác cười nhạo.

Tại sao đàn ông thời xưa lại thích lấy những cô gái chưa trưởng thành?-1

(Ảnh minh họa)

Điều này chủ yếu là do thời xưa coi trọng tư tưởng trọng nam khinh nữ, địa vị xã hội của phụ nữ thấp kém, và trong hôn nhân thực hiện chế độ đa thê, nam giới có địa vị và thân phận có thể cưới nhiều thê thiếp, do đó có rất nhiều cuộc hôn nhân thời xưa đều là chồng già vợ trẻ.

Trong mắt những người hiện đại, làm thế nào cũng không thể hiểu được một người con gái 13, 14 tuổi suy nghĩ và cơ thể của họ vẫn chưa trưởng thành, tại sao một số người đàn ông trưởng thành vẫn thích lấy họ? Đằng sau điều này, có ba lý do ẩn giấu.

Tại sao đàn ông thời xưa lại thích lấy những cô gái chưa trưởng thành?-2

(Ảnh minh họa)

Đầu tiên, luật pháp quy định kết hôn sớm và sinh con sớm, nếu không tuân theo, cả gia đình đều sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc. Ví dụ: trong quy định: "Phụ nữ từ mười lăm tuổi trở lên chưa kết hôn, ngũ toán". Dịch sang tiếng Trung Quốc hiện đại nghĩa là: Nếu con gái của nhà ai đến 15 tuổi rồi mà vẫn chưa xuất giá, vậy thì vì cô ấy mà phải giao nộp 5 lần thuế.

Trong những năm cuối của thời nhà Tần, thiên hạ đại loạn và liên tiếp nhiều năm chiến tranh dẫn đến dân số giảm mạnh từ 30 triệu người vào thời nhà Tần xuống còn 13 triệu người vào đầu triều đại nhà Hán. Mọi người đều biết rằng khoa học và kỹ thuật thời cổ đại lạc hậu và năng lực sản xuất thấp, chỉ khi dân số tăng lên, mới có thể có đủ lao động để canh tác trên các cánh đồng và có đủ quân số để mở rộng quân đội, thì mới có thể làm cho đất nước giàu mạnh.

Do đó, sau khi nhà Hán được thành lập, để gia tăng dân số, đã không ngừng khuyến khích kết hôn và sinh con sớm, và chính sách này về sau được các triều đại kế tiếp áp dụng, mỗi khi một triều đại thay đổi, đều gây ra sự suy giảm mạnh về dân số, và sau khi thiết lập một triều đại mới, việc kết hôn và sinh con sớm được khuyến khích . Và một điều quan trọng nhất xem như truyền từ đời này sang đời khác, là tuổi kết hôn của phụ nữ hiển nhiên càng ngày càng nhỏ, chỉ bằng cách này, mới có thể sớm sinh con cái và gia tăng dân số cho đất nước.

Tại sao đàn ông thời xưa lại thích lấy những cô gái chưa trưởng thành?-3

(Ảnh minh họa)

Thứ hai, điều kiện y tế lạc hậu và tuổi thọ không cao. Theo nghiên cứu phát hiện, tuổi thọ trung bình của người xưa đều rất ngắn, triều đại nhà Hán là 22 tuổi, nhà Đường là 27 tuổi, triều đại nhà Tống là 30 tuổi và triều đại nhà Thanh là 33 tuổi, ngay cả trong thời cận đại, tuổi thọ trung bình chỉ có 35 tuổi.

Tuổi thọ của người xưa thấp như vậy chủ yếu có liên quan đến điều kiện sống và điều kiện y tế. Trong xã hội cổ đại, con người sống trong điều kiện khó khăn, cực kỳ thiếu thốn về mặt vật chất và rất dễ bị mắc bệnh. Dân chúng bình thường không có tiền để đi xem bệnh khi họ mắc bệnh và chỉ có thể phó thác số mệnh cho trời, ngay cả những người có tiền có thể mời lang trung đến xem bệnh, nhưng do điều kiện y tế lạc hậu, cho dù chỉ là một căn bệnh phong hàn bé tẹo cũng có thể dẫn đến cái chết.

Trong mắt đàn ông, lấy về một phụ nữ 13 14 tuổi, ít nhất họ vẫn có thể sống với nhau hơn 20 năm, nếu họ lấy một người phụ nữ ở độ tuổi 20, có lẽ chẳng được mấy năm đã rời bỏ thế gian rồi, chẳng phải là uổng công vô ích hay sao, đây cũng là một trong những lý do tại sao đàn ông sẵn lòng lấy các cô gái trẻ.

Tại sao đàn ông thời xưa lại thích lấy những cô gái chưa trưởng thành?-4
(Ảnh minh họa)

Thứ ba, vấn đề trọng nam khinh nữ, có một chút "miêu nhị" (chỉ những việc lén lút hèn hạ bẩn thỉu) trong lòng của những người làm cha mẹ. Tục ngữ có nói: "Con gái lấy chồng, như bát nước hắt đi", con gái sau khi lấy chồng, trở thành con dâu của nhà người ta, không còn liên quan gì đến nhà mẹ đẻ nữa.

Trong xã hội phong kiến, đề cao tư tưởng trọng nam khinh nữ, mọi người đều thích sinh con trai, không những có thể nối dõi tông đường, mà tương lai biết đâu còn có thể học hành và làm quan, xuất chúng hơn người, và làm rạng rỡ tổ tông, còn con gái là "hàng lỗ vốn", nuôi dưỡng uổng công vô ích mười mấy năm, sau khi xuất giá thì trở thành con dâu của nhà người ta. Đặc biệt là thời xưa coi trọng "xuất giá tòng phu", thậm chí ngay cả phía trước tên đều phải kèm theo họ của chồng, đến nhà chồng, mọi thứ phải tuân theo cha mẹ chồng và chồng, muốn trở về với nhà cha mẹ đẻ cũng phải thông qua sự đồng ý của cha mẹ chồng và chồng, thêm nữa là giao thông thời xưa không thuận tiện, vì vậy mà con gái sau khi xuất giá thường rất ít qua lại với nhà cha mẹ đẻ.

Tại sao đàn ông thời xưa lại thích lấy những cô gái chưa trưởng thành?-5

(Ảnh minh họa)

Do đó, vào thời xưa, con gái trong nhà thường rất không được yêu thích, thậm chí có một số người đã ném họ đi sau khi sinh. Ngay cả khi nuôi nấng trưởng thành rồi, cũng sớm đem họ gả đi, để họ không trở thành gánh nặng cho gia đình. Một số người đã nhìn trúng sự "miêu nhị" trong lòng của cha mẹ những cô gái này, nên mới có thể đến nhà đề nghị kết thông gia và họ thường có thể lấy những cô gái về làm vợ chỉ với rất ít sinh lễ.

Kết luận

Nói rất nhiều như vậy, mọi người cũng đã biết tại sao phụ nữ ngày xưa đều phải lấy chồng sớm. Trên thực tế, đây không phải là ý định ban đầu của phụ nữ, bởi vì trong xã hội ngày xưa, địa vị của phụ nữ rất thấp và họ căn bản không thể làm chủ trong vấn đề hôn nhân. mà tất cả điều đó đều phụ thuộc vào sự quyết định của bà mối và cha mẹ. Cha mẹ của những gia đình nghèo thường chỉ coi trọng sính lễ, đến mức dù có là tiểu thiếp hay vợ kế thì họ cũng không quan tâm, cho nên đây cũng là nỗi đau xót của phụ nữ thời xưa.

Kêt hôn khi tuổi còn non nớt, không có thời gian tìm hiểu, đương nhiêu thường không có tình cảm, nhưng các cô gái trẻ này phải sống với chồng cả đời. Nếu tình cảm vợ chồng không phát triển trong tương lai, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự hòa thuận trong gia đình, cũng sẽ có những mâu thuẫn trong mối quan hệ vợ - chồng. Kết cục cuộc hôn nhân thường không viên mãn, cuộc. Quan niệm "con gái lấy chồng là con người ta" vẫn còn tồn tại trong thời hiện đại. Thiết nghĩ, dù là gái hay trai, là con mình sinh ra thì nên yêu thương công bằng. Con gái chỉ được sống cùng bố mẹ ngoài 20 năm, sau đó đến sống một môi trường hoàn toàn mới là nhà chồng, sướng ít khổ nhiều, không phải ai cũng được hưởng cái sướng, vậy thì nên chăng, cha mẹ cần yêu thương những cô con gái này nhiều hơn nữa?

Theo Quỳnh Nga – Vietnamnet.vn


lịch sử Trung Hoa

tảo hôn


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.