Tại sao nhiều cặp vợ chồng ở Nhật không ngủ chung giường?

Những cặp vợ chồng ở Nhật thường có xu hướng không ngủ chung giường. Dưới đây là 4 nguyên nhân chính, khiến họ thích như vậy.

Phần lớn, những cặp vợ chồng ở Nhật không ngủ chung giường. Thậm chí nhiều gia đình, vợ chồng còn có phòng riêng, mặc dù diện tích nhà ở Nhật Bản rất nhỏ.

Theo nghiên cứu của Đại học Toronto, khoảng 30-40% cặp vợ chồng Nhật ngủ riêng (không chung phòng, không chung giường). Đó là một con số khá lớn, trong khi tại Anh, chỉ có khoảng 9% cặp vợ chồng ngủ riêng.

Dưới đây là 4 nguyên nhân khiến họ thích ngủ riêng, thay vì ngủ chung như các cặp vợ chồng ở nước khác. 

Thời gian ngủ lệch nhau

Tại sao nhiều cặp vợ chồng ở Nhật không ngủ chung giường?-1


Điều đầu tiên khiến các cặp vợ chồng Nhật Bản quyết định ngủ riêng là do lịch làm việc khác nhau. Nhân viên ở Nhật Bản thường xuyên phải làm thêm giờ đến tối khuya, việc ăn cơm cùng nhau hay dành cho nhau thời gian riêng là chuyện hiếm.

Mọi thứ sẽ trở nên khó khăn hơn nếu giờ tan ca của cả 2 lệch nhau. Người về sau có thể khiến người về trước thức giấc bởi tiếng động khi bước lên giường ngủ. 

Khi đó, vợ hoặc chồng sẽ khó có giấc ngủ ngon, luôn thấy mệt mỏi.

Hoặc có thể người chồng là người cần phải thức giấc để đi làm sớm nhưng vợ ở nhà và phải dọn dẹp nhà cửa đến khuya mới ngủ.

Nếu có giường riêng, cả hai không phải làm phiền giấc ngủ của người khác khi vào và ra khỏi giường. Mỗi người sẽ có 1 giấc ngủ ngon, không bị xáo trộn.

Em bé ngủ với mẹ

Tại sao nhiều cặp vợ chồng ở Nhật không ngủ chung giường?-2


Các bà mẹ Nhật thường ngủ với con và điều này được coi là rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Vì vậy, các ông bố thường nằm riêng, cho con có không gian ngủ thoải mái hơn. 

Khoa học đã chứng minh rằng khi ngủ chung với mẹ, trẻ có giấc ngủ ngon hơn, giúp trẻ duy trì nhiệt độ, nhịp tim ổn định và làm giảm nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Bên cạnh đó, đa phần trong các gia đình Nhật, vợ ở nhà nội trợ, chồng sẽ đi làm, lo kinh tế, họ vất vả hơn nên cần được ngủ riêng trong môi trường yên tĩnh nhằm tái tạo sức lao động. 

 Ngủ riêng để cuộc sống chung hạnh phúc

Tại sao nhiều cặp vợ chồng ở Nhật không ngủ chung giường?-3


Người Nhật rất tôn trọng giấc ngủ và họ không muốn bị ai làm phiền khi đang ngủ. 

Với người bạn đời có tật ngủ ngáy, nghiến răng..., cách tốt nhất để chung sống hòa bình, không bị tiếng ồn đó gây ảnh hưởng là ngủ riêng.

Do đệm ngủ

Tại sao nhiều cặp vợ chồng ở Nhật không ngủ chung giường?-4

Những tấm đệm ngủ truyền thống ở Nhật chỉ có kích thước dành cho 1 người, phù hợp với lối kiến trúc nhà có diện tích nhỏ ở Nhật.

Hiện nay, vẫn nhiều gia đình Nhật Bản sử dụng loại đệm này. Vì nó không chiếm nhiều diện tích và rất dễ cất hay giặt giũ. 

Nếu vợ chồng ngủ chung phòng, họ sử dụng 2 tấm đệm ngủ riêng. Phụ thuộc vào mối quan hệ của vợ chồng, mà khoảng cách giữa 2 tấm đệm xa hay gần. 

Tình trạng ly hôn trong nhà

Ngoài ra, việc vợ chồng Nhật Bản ngủ riêng cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng Kateinai bekkyo (ly hôn trong nhà, sống chung nhưng không còn tình cảm).

Mặc dù cuộc hôn nhân của họ đã trục trặc nhưng vì 1 lý do nào đó, họ vẫn sống cùng nhau. Tỷ lệ vợ chồng sống kiểu này ở Nhật Bản nhiều hơn là ly hôn thực tế về mặt luật pháp. 

Tại sao nhiều cặp vợ chồng ở Nhật không ngủ chung giường?-5

Theo Vietnamnet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/vn/doi-song/gia-dinh/tai-sao-nhieu-cap-vo-chong-o-nhat-khong-ngu-chung-giuong-661172.html

Nhật Bản

Hôn Nhân


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.