Tận tâm mua sắm mọi thứ cho nhà chồng nhưng vẫn bị chê ỏng eo, Tết năm nay tôi đưa ra quyết định khiến ai cũng ‘sáng mắt ra’

Từ lúc Tuyết và chồng mới yêu nhau, cô đã không ít lần mua sắm cho bố mẹ bạn trai, nay là bố mẹ chồng. Ngày lễ tết không cần phải nói, ngay cả khi bình thường chưa từng tay không đến nhà anh.

Bố mẹ chồng Tuyết ở đơn vị đều là lãnh đạo nên có thể cảm thấy nhà Tuyết quá bình thường, luôn cảm thấy cô không xứng với con trai họ. Ông bà luôn “kén cá chọn canh” những món quà Tuyết mang đến biếu. 

Ví dụ, Tuyết mua một giỏ trái cây cao cấp, có lẽ bởi vì nó đặc biệt đẹp nên bố mẹ chồng chọn đặt trong phòng khách. Nhưng nhiệt độ phòng tương đối cao, một vài ngày sau, trái cây không không còn tươi nữa. Đợi đến lần sau Tuyết đến nhà, mẹ chồng nói cô không có tâm, đi mua loại không tươi ngon.

Hay như khi Tuyết tặng quần áo cho mẹ chồng, bà hoặc là nói cổ áo quá thấp, hoặc là nói cổ cao không thoải mái; khi nói áo là vải lụa không đủ ấm, lúc lại nói nhiều lớp nhung quá nóng không có cách nào mặc; không nói trang trí quá lạ mắt không thể mặc ra ngoài thì sẽ nói quá “chất chơi” nên không thích.

Về phía bố chồng, khi Tuyết mua tặng ông bộ đồ giữ ấm, ông liền trực tiếp bảo quần áo nhà họ mặc đều là của thương hiệu A, rồi nói liên thanh một tràng rằng bộ đồ cô mua vì sao là hàng tạp, hàng không tốt, vì sao mặc sẽ không thoải mái…

Hoặc Tuyết mua cho nhà chồng một hôp sô-cô-la khá đắt tiền từ siêu thị, bố chồng nói bánh mua ở siêu thị phụ gia nhiều, ngoài loại sô-cô-la của hãng B thì các loại khác đều là rác! 

Sau kết hôn, Tuyết càng cố gắng mua những món quà giá trị hơn theo sở thích của bố mẹ chồng. Nhưng cô đồng thời nhận ra, cố mẹ chồng sở dĩ “làm mình làm mẩy” như vậy là vì không ưa con dâu. Thế nên, Tuyết dù có mua gì, cũng sẽ không khiến họ hài lòng. 

Tận tâm mua sắm mọi thứ cho nhà chồng nhưng vẫn bị chê ỏng eo, Tết năm nay tôi đưa ra quyết định khiến ai cũng ‘sáng mắt ra’-1

Ví dụ, đến nhà bố mẹ chồng ăn tối, em trai chồng mua một hộp tôm, Tuyết mua một hộp cua lớn. Bố mẹ chồng giảng giải một hồi thế nào mới là cua ngon, cua chất lượng, nói cua Tuyết mua có thể là “cua ngâm thuốc”. Thế nhưng trong bữa ăn, lại đặt trước mặt con trai họ con cua lớn nhất! 

Hay như khi Tuyết mua tặng bố chồng một chiếc đồng hồ của Ý, ông nói loại đồng hồ này không phải là chính xác hoàn toàn, đồng hồ Thụy Sĩ vẫn tốt hơn. Mua cho ông một chiếc thắt lưng da bò, ông lại bảo thắt lưng từ da cá sấu mới có thể thắt chặt quần…

Đến bây giờ Tuyết mới hiểu, không phải quà tặng có vấn đề mà là não của cô có vấn đề! Vì vậy, cô không mua bất cứ thứ gì cho nhà chồng nữa. Thực tế là Tuyết đã mua vô số thứ cho nhà chồng nhưng họ không hài lòng với bất cứ món quà nào, nhưng phàm là quà chồng Tuyết tặng, ông bà sẽ rất thích thú.

Trước đây, mỗi lần Tết đến đều là Tuyết ở nhà chồng nấu cỗ, rửa chén, dọn dẹp nhà cửa, không có năm nào là được nghỉ ngơi, an tĩnh. Thế nhưng bố mẹ chồng không phải chê nhạt thì là mặn, không chê quá lửa thì lại chê chưa đủ chín, không có gì chê trách về cách nấu thì họ lại chê cô không biết chọn nguyên liệu.

Sau bữa ăn, cả nhà chồng ngồi cắn hạt dưa xem tivi, một mình Tuyết lúi húi trong bếp rửa bát, dọn nhà, sau đó lại đi hót vỏ dưa mọi người bày ra. Đến lúc Tuyết xong xuôi công việc thì mẹ chồng đã cất hết đồ ăn vặt ngon đi từ lúc nào.

Vì chồng Tuyết là một đứa con hiếu thảo, anh không cho phép cha mẹ mình phải đến hầu hạ vợ. Tuyết cũng không thể vì điều này mà ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng. Phụ nữ chúng ta nhường nhịn hy sinh, không phải đều là vì gia đình hòa hợp sao? Nhưng sự việc cứ lăp đi lặp lại, cuối cùng cũng khiến Tuyết “tức nước vỡ bờ”.

Vì vậy, năm nay lấy lý do bố mẹ chồng chướng mắt thành quả lao động của mình, Tuyết giao bữa cơm tất niên cho chồng nấu hoặc là cô chỉ phụ trách chọn nhà hàng, chọn đồ ăn, sau đó cả gia đình ăn xong ở nhà hàng mỗi người trở về nhà nhưng dịch bệnh thế này thì hẳn là bất khả thi.

Lúc cống hiền thì không ai thừa nhận, bây giờ Tuyết sống đơn giản hơn, rất ít đến nhà bố mẹ chồng, nếu có đến thì cơ bản là đến thì không nấu ăn gì, chỉ đợi vào bàn ăn, mà mọi người ăn chưa xong, cô đã rời bàn ăn, xin về trước.

Tuyết càng như vậy, thái độ của mẹ chồng với cô ngược lại… rất tốt, rất khách khí. Bây giờ mỗi lần mẹ chồng đến nhà, nếu có ý định nhờ Tuyết nấu ăn hay dọn dẹp hộ nhà, Tuyết sẽ giả vờ như không nghe thấy mà cắm đầu vào điện thoại. 

Nói chung đây là bài học cho nhà chồng sáng mắt ra. Bây giờ chồng Tuyết đã hiểu rằng vợ anh vốn rất hiếu thảo với bố mẹ chồng, bố mẹ chồng cũng không còn cơ hội mà chê trách Tuyết nữa. Vì vậy, tất cả đều rất tốt!

Theo V.A - Vietnamnet


bố mẹ chồng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.