- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tết nội - Tết ngoại: Đừng để là một 'cuộc chiến'
Vào mỗi dịp Tết đến, xuân về, cụm từ Tết nội - Tết ngoại vốn rất thân thương lại trở thành nguyên do cho nhiều cuộc 'đại chiến' của các cặp vợ chồng. Chuyện 'góp Tết' nội - ngoại hay Tết này sẽ về đâu tưởng rằng chỉ là chuyện đơn giản nhưng lại dẫn đến cảnh 'cơm không lành, canh không ngọt'.
Ảnh minh họa.
“Cuộc chiến” không hồi kết
Tết Nguyên đán là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Việt. Đây không đơn thuần là dịp để ăn mừng, tổ chức lễ hội hay nghỉ ngơi sau một năm vất vả, mà đây còn là dịp để nhớ về cội nguồn, báo hiếu đấng sinh thành. Không chỉ có mùa Vu lan mới là dịp để chúng ta báo hiếu, vào những ngày có dịp đoàn tụ như lễ, Tết, các dịp kỷ niệm của gia đình cũng là thời điểm con cháu làm tròn trách nhiệm của mình. Đây là giá trị tình cảm sâu sắc của người Việt và là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Thế nhưng đối với các cặp vợ chồng, việc hiếu nghĩa hai bên nội - ngoại sao cho vẹn toàn lại không phải việc đơn giản. Chả thế mà cứ tới tháng Chạp là các gia đình đã bắt đầu bàn bạc chuyện biếu Tết nhà nội, nhà ngoại thế nào cho hợp lý hay Tết này cả gia đình sẽ về đâu. Từ đó mà những bất đồng quan điểm đã xảy ra và châm ngòi cho “cuộc chiến” không hồi kết.
Chỉ còn 1 tuần nữa là Tết nhưng vợ chồng chị T.Vân (Hà Nội) vẫn đang tranh cãi “nảy lửa” về vấn đề biếu Tết bố mẹ hai bên bao nhiêu cho hợp lý. Nếu như những Tết trước kia hai vợ chồng đều biếu hai bên bằng nhau nhưng năm nay khi chị T.Vân lui về ở nhà làm nội trợ thì mọi việc đã khác.
“Mọi năm hai vợ chồng đều có thu nhập nên chúng tôi luôn chia đều để biếu ông bà nội, ngoại. Nhưng năm nay chồng tôi làm kinh tế chính nên muốn biếu bên nội nhiều hơn. Tôi không đồng ý nên hai vợ chồng cãi nhau ra trò”. Theo chị T.Vân, việc biếu quà Tết cho hai bên nội, ngoại không nhất thiết phải dựa vào kinh tế, bởi mỗi cá nhân đều có vai trò riêng trong gia đình. Bản thân chị đã chấp nhận lui về làm nội trợ cho chồng phát triển thì chồng nên ghi nhận và không lấy điều đó ra để phân định.
Không chỉ gia đình chị T.Vân mà có không ít cặp vợ chồng xảy ra mâu thuẫn, tranh cãi về việc biếu Tết hai bên nội, ngoại, nhất là những cặp đôi mới cưới. Chị T.Hậu (Hưng Yên) và chồng vừa cưới trong năm nay, Tết Quý Mão là Tết đầu tiên của hai vợ chồng trẻ. Ngay từ những ngày đầu tháng Chạp, hai vợ chồng đã bàn tính xem dành ra bao nhiêu để biếu bố mẹ hai bên nhưng đến nay đã sát Tết mà hai người vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.
Chị T.Hậu cho biết: “Vì hai vợ chồng đều đi làm văn phòng nên cũng không có nhiều của dư, đây cũng là năm đầu tiên tôi về làm dâu nên còn nhiều cái chưa biết. Để đơn giản tôi đề xuất với chồng sẽ mua giỏ quà và biếu tiền cho cả hai bên nhà bằng nhau nhưng chồng tôi không đồng ý. Chồng tôi cho rằng bên nhà nội đông người hơn thì nên mua biếu giỏ quà to hơn, còn bên ngoại ít người thì chỉ cần giỏ quà bé bé xinh xinh là được”.
Không đồng tình với quyết định của chồng, chị T.Hậu phản đối kịch liệt và đã “chiến tranh lạnh” với chồng hơn nửa tháng nay. Dù chồng đã xuống nước bảo biếu hai bên như nhau nhưng chị T.Hậu vẫn không cảm thấy vui vẻ. “Tư tưởng nhà nội hơn nhà ngoại của chồng làm tôi thấy thất vọng. Bên ngoại chỉ có hai ông bà, con gái thì đi lấy chồng xa, chính ra nên được con rể quan tâm, hỏi han. Ấy thế mà…”.
Ngoài chuyện biếu quà, chuyện Tết này về bên nội hay ngoại với những gia đình ở xa cũng khiến nhiều cặp vợ chồng “sứt mẻ” tình cảm. “Thích thì Tết mỗi người một nơi” là câu nói mà vợ anh Đ.Cường thốt ra khi hai vợ chồng to tiếng với nhau. Vợ chồng anh Đ.Cường đã cùng xây tổ ấm được 3 năm, anh quê ở Hưng Yên còn vợ ở Hà Giang, cách nhau khoảng 6 tiếng đi xe.
Vì là cháu đích tôn nên những ngày lễ, Tết anh Đ.Cường luôn cần có mặt ở nhà. Những năm trước, vợ rất hiểu và thông cảm cho anh, nhưng năm nay lại nhất quyết phải về quê ngoại ăn Tết. “Nói thật tôi đang trong trường hợp ‘tiến thoái lưỡng nan”, bên nội không về không được mà ăn Tết xa vợ cũng không xong. Tôi biết vợ thiệt thòi vì không được ăn Tết nhà ngoại nên năm nào mùng 2 tôi cũng sắp xếp việc bên nội ổn thỏa để hai vợ chồng về ngoại. Đến năm nay tôi không biết phải làm thế nào”.
Có lẽ đây cũng là tình trạng chung của nhiều cặp vợ chồng mỗi dịp Tết đến. Nhất là với những gia đình có nhà nội và nhà ngoại ở xa nhau. Thực tế, đây là điều dễ hiểu bởi một năm có mấy ngày Tết vợ hay chồng đều muốn sum vầy bên gia đình “ruột” của mình là chuyện bình thường. Quả thực nhu cầu về nhà ngoại ăn Tết của chị em phụ nữ là hoàn toàn chính đáng, nhưng ở hướng ngược lại, các “đấng mày râu” cũng không thể bỏ bê chuyện nhà nội.
Tết đến bên cạnh không khí nô nức, vui vẻ thì đâu đó những vấn đề như trên lại khiến cho nhiều cặp vợ chồng xảy ra xung đột, có những cặp còn ly hôn vì chuyện này. Cũng vì thế mà cụm từ Tết nội - Tết ngoại vốn thân thương lại trở thành cụm từ “nhạy cảm” của những cặp vợ chồng ngày cuối năm.
Hãy để Tết trọn niềm vui
Tết nội - Tết ngoại tưởng rằng chỉ là câu chuyện đơn giản nhưng có lẽ lại chẳng giản đơn như ta tưởng. Biết rằng việc làm sao để trọn cả đôi bên không phải điều dễ dàng với nhiều cặp vợ chồng. Nhưng có lẽ việc sẽ chẳng ầm ĩ nếu như người chồng biết thương vợ và người vợ biết hiểu chồng. Bởi suy cho cùng những tranh cãi đó đều xuất phát từ tấm lòng yêu thương gia đình của mỗi người.
“Gia đình tôi chưa bao giờ cãi nhau về vấn đề Tết nội – Tết ngoại cả”, chị T.Hà (Vĩnh Phúc) cười nói. Đối với chị T.Hà việc biếu quà Tết bố mẹ mỗi năm sẽ dựa vào nguồn thu nhập của năm đó, chị và chồng không quá đặt nặng vấn đề phải biếu thật nhiều, quà thật to. Nhưng năm nào cũng như năm nào quà của hai bên đều như nhau. Bởi với chị và chồng bố mẹ nào cũng là bố mẹ, bên nào các con cũng có trách nhiệm như nhau.
Còn về chuyện Tết cả nhà về đâu cũng đều được anh chị đồng lòng chục năm nay. “Năm nào cả gia đình cũng về nhà nội đón Tết từ 28 đến sáng mùng 2 Tết để ăn mâm cỗ cùng cả họ. Rồi chiều mùng 2 cả gia đình lên đường đến nhà ngoại và ở đó đến khi vợ chồng đi làm, con cái đi học. Chúng tôi đã phân chia như vậy cả chục năm nay từ lúc chỉ có hai vợ chồng cho đến nhà 4 người bây giờ. Hai bên nội, ngoại đều vui vẻ vì Tết đến có mặt đông đủ con cháu là vui rồi”.
Có lẽ chìa khóa để tránh xung đột về chuyện Tết nội - Tết ngoại của các cặp vợ chồng chính là sự thấu hiểu và cách “cân” sao cho bằng. Hai vợ chồng cần ngồi lại bàn bạc, thống nhất mọi điều sao cho “hợp tình, hợp lý”, tùy vào hoàn cảnh kinh tế, hoàn cảnh gia đình,… mà thống nhất để “thuận cả đôi đường”.
Vốn dĩ những món quà, món tiền biếu tặng bố mẹ hai bên đều xuất phát từ tấm lòng hiếu thảo của con cái, dâu, rể. Vậy nên không cần câu nệ chọn những món quà đắt tiền mới quý mà điều quan trọng là món quà đó có ý nghĩa như thế nào với người được tặng. Đừng vì chuyện biếu quà như nào, biếu bao nhiêu mà thành gánh nặng trên vai mỗi người. Cũng đừng nên đặt những món quà lên bàn cân để khiến chúng trở thành căn nguyên ảnh hưởng tình cảm vợ chồng.
Đối với việc về bên nội hay bên ngoại ăn Tết, rõ ràng Tết nội hay Tết ngoại đều quan trọng và có ý nghĩa như nhau. Vậy nên hai vợ chồng có thể sắp xếp ăn Tết ở cả hai nơi nếu có điều kiện. Nếu không có điều kiện hãy cố gắng thấu hiểu lẫn nhau. Tết sẽ trọn vẹn niềm vui khi mỗi người nghĩ cho nhau nhiều hơn một chút, vợ hãy thông cảm cho trách nhiệm mà chồng phải gánh vác, còn chồng hãy san sẻ nỗi lòng xa gia đình của vợ.
Vào ngày Tết món quà ý nghĩa nhất đối với đấng sinh thành không phải là tiền bạc, vật chất hay được sum vầy, quây quần mà chính là được nhìn thấy con cái hạnh phúc bên tổ ấm nhỏ của mình. Vì vậy, việc giữ hòa khí gia đình, giúp tình cảm vợ chồng thêm gắn bó vào mỗi dịp Tết đến, xuân về là rất quan trọng.
Theo Báo Pháp Luật
-
Yêu14 giờ trướcThất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…
-
Yêu20 giờ trướcTrong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.
-
Yêu1 ngày trướcSau nhiều lần tích cực “bật đèn xanh”, cô gái Thanh Hóa đã nhận được lời tỏ tình chân thành của chàng trai Malaysia.
-
Yêu1 ngày trướcTổn thương vì cưới vợ sau 7 ngày gặp gỡ nhưng 3 tháng đã ly hôn, anh Tuấn Liệt đến show hẹn hò mong tìm người yêu chung thủy và đã gặp được cô gái chưa yêu lần nào.
-
Yêu1 ngày trướcNhiều người luôn thấy mình nghèo mà không nhận ra một điều: Hôn nhân có thể giúp họ giàu lên.
-
Yêu2 ngày trướcVới hai cô gái, đám cưới từng là giấc mơ xa vời. Tuy vậy, nhờ tấm lòng bao dung và sự thấu hiểu của mẹ, cả hai đã được khoác áo cô dâu.
-
Yêu2 ngày trướcChúng ta luôn ngưỡng mộ những cuộc tình già, đôi bàn tay nhăn nheo vẫn không rời tay nhau. Rồi tự hỏi: Làm sao để giữ được một tình yêu bền bỉ đến thế?
-
Yêu2 ngày trước"Overthinking" là một hội chứng tâm lý suy nghĩ quá mức và có thể dẫn đến trầm cảm. Đôi khi, hạnh phúc của một cuộc hôn nhân cũng sẽ bị ảnh hưởng khi ta cưới một người… overthinking, nhìn đâu cũng ra lo lắng!
-
Yêu2 ngày trướcỞ tuổi 50, chị Bùi Thị Minh Hiền (Quảng Nam) được nhiều người khen “còn đẹp hơn hồi 40”. Trước những lời “có cánh” của bạn bè, chị Hiền thấy lâng lâng.
-
Yêu2 ngày trướcTrong bức thư gửi mẹ chồng cuối chương trình Mẹ chồng nàng dâu tập 411, nàng dâu xúc động chia sẻ tình cảm của mình dành cho mẹ.
-
Yêu3 ngày trướcSau khi nói chuyện, cô gái nhận ra mình và đàng trai có nhiều điểm không phù hợp nên quyết định từ chối, dù chưa ngồi vào ghế nóng của chương trình “Bạn muốn hẹn hò”.
-
Yêu3 ngày trướcVì tờ thực đơn đặc biệt với 14 món ăn được đặt tên độc lạ, chú rể Yên Bái gặp nhiều tình huống “dở khóc dở cười”.
-
Yêu3 ngày trướcBao nhiêu người đàn ông, à không, bao nhiêu người phụ nữ đồng ý với câu nói này của tôi? Bởi tôi biết, đàn ông đồng ý với câu nói này của tôi sẽ không lên tiếng đâu. Sao phải lên tiếng khi điều đó là một hiển nhiên mà họ đã làm mãi rồi! Những người đàn ông thành ý vẫn còn rất đông ngoài kia!
-
Yêu3 ngày trướcLy hôn, người vợ mới ngỡ ngàng phát hiện 'quỹ đen' khủng của người chồng...