Theo vợ vào phòng sinh, về ngủ riêng, rồi ly hôn khi vợ qua thời ở cữ

Chồng ngủ riêng sau khi vợ cùng đứa con mới sinh từ bệnh viện trở về nhà, rồi ly hôn ngay khi kết thúc thời gian ở cữ - cảnh này cuối cùng đã trở thành "cơn ác mộng" của không ít bà vợ ở Trung Quốc

Cuộc sống dần trở nên hiện đại, văn minh hơn, ngày càng nhiều bệnh viện có thêm dịch vụ cho phép người thân vào cùng phòng sinh với sản phụ trong cơn vượt cạn. Điều này nhằm xoa dịu những đau đớn của sản phụ trong lúc sinh con, giúp họ vững tâm hơn, và một phần nào đó, khiến thời khắc em bé ra đời trở nên đáng nhớ hơn, thiêng liêng hơn khi có người thân cùng chứng kiến.

Với dịch vụ mới này, nhiều mẹ bầu tích cực lôi kéo chồng cùng vào phòng sinh, mong anh ấy có thể đồng hành cùng mình vượt qua những thời khắc quan trọng trong cuộc đời. Nhiều người sắp làm cha cũng sẵn sàng làm điều đó - một điều ý nghĩa.

Xiao Fei là một phụ nữ trẻ mới ly hôn chồng. Điều này khiến chị gái của cô vô cùng tức giận vì trước đó, Xiao Fei với chồng chung sống rất hạnh phúc. Tới khi mang bầu, Xiao Fei trở nên hay cáu kỉnh và thích đeo bám chồng. Cũng dễ hiểu thôi bởi xét cho cùng, phụ nữ khi mang bầu thường dễ bị tổn thương.

Theo vợ vào phòng sinh, về ngủ riêng, rồi ly hôn khi vợ qua thời ở cữ-1

Ngày dự sinh đến gần, Xiao Fei yêu cầu chồng vào phòng sinh cùng mình và chồng cô đã đồng ý mà không cần phải nghĩ ngợi.

Đến ngày sinh nở, hai vợ chồng thực sự đã đồng hành. Chồng Xiao Fei theo cô vào tận phòng sinh. Vậy nhưng, mọi việc không diễn ra theo kỳ vọng của Xiao Fei. Suốt quá trình vượt cạn, chồng Xiao Fei đã chứng kiến những nét mặt gớm ghiếc khác nhau của Xiao Fei, đồng thời cũng thấy việc vợ mình không kiềm chế được trong quá trình vượt cạn như thế nào. Mọi hình dung đẹp đẽ vỡ tan tành.

Sau khi trở về nhà, người chồng ngay lập tức nói anh muốn ngủ ở một phòng riêng. Lý do đưa ra ban đầu là vì buổi đêm con sẽ khóc rất nhiều, nếu mất giấc ngủ đêm anh sẽ không thể tập trung làm việc vào ngày hôm sau được. Xiao Fei đồng ý với chồng mà không mảy may nghĩ ngợi.

Nhưng khi Xiao Fei qua kỳ ở cữ, thì chồng cô đã không thể kiên nhẫn hơn được nữa, anh đề nghị vợ ly hôn. Người chồng nói thực sự không thể sống cùng Xiao Fei, bởi trong tâm trí của anh ta chỉ có những hình ảnh trong phòng sinh lúc đó.

Xiao Fei rơi vào tuyệt vọng, bất kể cô cố giữ chồng đến mức nào, đều vô ích. Cuối cùng cô quyết định đồng ý để hai người ly hôn.

Theo vợ vào phòng sinh không phải trải nghiệm đẹp của mọi ông chồng

Đồng ý rằng với ý định ban đầu vô cùng tốt đẹp - cho đàn ông chứng kiến thời khắc vợ đưa đứa con chung của hai người đến với cuộc đời có thể là trải nghiệm khiến họ biết nâng niu hạnh phúc, trân trọng nỗi cực nhọc vất vả của vợ hơn, nhưng phòng sinh không chỉ có ánh hào quang của sự thiêng liêng, cùng với đó còn là những cảnh tượng hiện thực rất "đời", nếu không muốn nói là "khủng khiếp" với cánh đàn ông, những người không bao giờ có thể hiểu được chuyện mang bầu và đẻ con, thậm chí còn có thể ngất khi nhìn thấy máu.

Bởi vậy, cùng vợ vào phòng sinh có thể là hạnh phúc với ông chồng này, nhưng lại là "cơn ác mộng" với ông chồng khác.

Suy cho cùng, sức chịu đựng tâm lý của mỗi người đàn ông mỗi khác. Có người vượt qua trải nghiệm này thấy bình thường, có người thật sự cảm động và hạnh phúc, cũng có người... bị chóng mặt, khó thở, ngất, rơi vào cảnh phải cấp cứu ở phòng bên cạnh trong lúc vợ sinh con.

Bởi vậy nếu bạn thực sự muốn chồng cùng mình vào phòng sinh, cần xác nhận rõ lại suy nghĩ thật của chồng. Một số trường hợp, đàn ông có thể thấy xấu hổ nếu từ chối yêu cầu của vợ nên đành nhắm mắt đưa chân, cuối cùng, họ tự làm khổ mình và làm khổ cả vợ khi gia đình đổ vỡ, như trường hợp của Xiao Fei.

 

Theo Dân trí

Xem link gốc Ẩn link gốc https://dantri.com.vn/tinh-yeu-gioi-tinh/theo-vo-vao-phong-sinh-ve-ngu-rieng-roi-ly-hon-khi-vo-qua-thoi-o-cu-20211230092343627.htm

Ly hôn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.