“Tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát”

Nhiều người hay nói đùa “tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát”. Nhưng khi yêu nhau, mới lấy nhau, hai tâm hồn như hòa quyện làm một, nên hai túi tiền tự nhiên cũng hòa nhập lại.

Nhiều người hay nói đùa“tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát”. Nhưng khi yêu nhau, mới lấy nhau,hai tâm hồn như hòa quyện làm một, nên hai túi tiền tự nhiên cũng hòa nhậplại.

Tiếc thay, điều đó chỉ thíchhợp khi ta đang yêu say đắm, không ai tiêu xài gì cho riêng mình và cũng vìmải yêu nên tạm ngừng mua sắm, chỉ chi cho những khoản chung. Rồi đến khi sựsay đắm giảm đi, mỗi người trở về với những sở thích riêng của mình và bắtđầu phát sinh những khoản chi tiêu cho riêng họ mà người kia cho là lãngphí, thế là mâu thuẫn nảy sinh. 

Con virus bủn xỉn

Lúc đó, sẽ là khi anh dám bỏ ra800.000đ mua chiếc vé “chợ đen” vào sân Thống Nhất xem trận bóng đá quốc tế. Chịcũng mạnh tay rút ra hơn triệu bạc cho chiếc váy mới đang “mốt”, khiến quỹ chungbị “bốc hơi” rất nhanh. Đầu tháng, những khoản tiền điện, tiền ga, tiền điệnthoại...  tới tấp đến; không có tiền thanh toán, người này thường đổ tại ngườikia, chẳng ai chịu nhận tại mình.

“Tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát”

Ảnh minh họa

Khi nghe người bạn đời trách cứđã ít tiền lại chi tiêu bừa bãi, người nghe thường rất ngạc nhiên, khó chịu vìsuốt từ khi yêu nhau đến giờ, họ chưa hề nghe người yêu nói năng kiểu như vậỵ.Có chị thầm nghĩ, trước kia “lão ấy” ga-lăng bao nhiêu, giờ mới lộ ra “bủn xỉn”bấy nhiêu. Chị phản kích lại bằng cách chứng minh anh còn lãng phí hơn với nhữngdẫn chứng không thể chối cãi về sự vung tay quá trán của chồng.

Thế là câu chuyện quay sang chiềuhướng toàn những tiểu tiết chẳng mấy nên thơ, không ăn nhập tí nào với tình yêulãng mạn. Những cuộc đụng độ cứ tăng dần lên khiến cả hai đều thấy như đang baylơ lửng trên chín tầng mây bỗng nhiên rơi bịch xuống mặt đất. 

Có một đôi sống cách xa nhau,người ở TP.HCM, người ở Huế, tìm thấy nhau trên mạng. Khi đang yêu lãng mạn,tháng nào họ cũng tìm cách gặp nhau được mấy ngày. Khi người này đến chỗ ngườikia, khi thì hẹn hò ở Vũng Tàu, Đà Lạt. Khoảng cách chẳng có nghĩa lý gì với đôitình nhân đang yêu say đắm. Nhưng, sau khi kết hôn và sinh đứa con đầu lòng,người chồng luôn than phiền là đi lại nhiều tốn kém. Vợ lại ca thán chồng khôngđem tiền về nuôi con.

Xung đột phát sinh chỉ vì chuyệntiền bạc, dẫn đến hôn nhân tan vỡ. Lẽ ra, trước khi cưới, họ cần tính toán vớinhau bao lâu gặp nhau một lần, dự trù chi phí cụ thể, cả hai đóng góp thế nàovào khoản đó, liệu thu nhập có bảo đảm được cuộc sống vợ chồng cách xa nhau nhưvậy không...? Khi chúng ta đã dự liệu trước những khó khăn và có kế hoạch đốiphó thì sẽ không bị bất ngờ.

Đó là chưa kể cũng vẫn một cáchchi tiêu như vậy, nhưng trước và sau khi cưới, người ta lại nhìn nó dưới nhữnggóc độ khác nhau. Anh Dũng là giáo viên của một trường trung học nghề. Anh nổitiếng là một thầy giáo hào phóng, vì tuy chẳng giàu có gì nhưng năm nào đến ngàytốt nghiệp, anh cũng đưa toàn bộ học trò do anh làm chủ nhiệm ra nhà hàng tổchức một bữa tiệc chia tay. Có lẽ vì thế mà cô học trò Bích Liên có cảm tình vớithầy chủ nhiệm, rồi phát sinh tình yêu và ra trường thì theo thầy “về dinh”luôn.

Nhưng hai năm sau, khi đã có mộtđứa con, thấy trưa chồng không về ăn cơm, chị Liên gọi điện hỏi, chồng trả lời:“Anh không ăn cơm nhà, đang liên hoan chia tay học sinh ở nhà hàng” làchị tức điên người, quát vào điện thoại: “Đồ phá của”. Thế mà ngày xưa,chính cái tác phong “phá của” ấy đã khiến chị yêu anh!

Tuy nhiên, trong quan hệ tìnhcảm, sự sòng phẳng quá đôi khi cũng làm khô cạn cả tình yêu. Cảnh đôi tình nhânđưa nhau vào nhà hàng ăn xong là “cưa đôi” cái hóa đơn là cảnh thường thấy ởphương Tây, nhưng ở nước ta, có lẽ khó ai chấp nhận. Thậm chí, tài sản chung củavợ chồng, ai đứng tên cũng được, nhưng đến khi ly hôn mới ngã ngửa vì bỗng nhiênmình thành ra tay trắng. Cho nên, sự rõ ràng về tiền nong trong mối quan hệ làchuyện các đôi vợ chồng rất ngại bàn. Dù vậy, ngay trong lúc xuôi chèo mát mái,cũng nên nghĩ đến những tình huống bất trắc có thể xảy ra, không ai lường trướcđược.

Phần mềm diệt virus

“Tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát”

Nếu có điều kiện tạo dựng một “ngân sách dự phòng”, cũng nên định rõ ai đóng góp hàng tháng bao nhiêu

Để khắc phục tình trạng này, cónhà tâm lý đề xuất một giải pháp khá sòng phẳng là vợ chồng nên có một quỹ chungcoi như “phần cứng” để duy trì sự tồn tại tối thiểu của một gia đình như tiềnăn, tiền nhà, tiền học cho con, tiền ga, tiền điện... Cần có thỏa thuận rõ ràngmỗi tháng anh góp bao nhiêu, chị bao nhiêu vào cái quỹ chung ấy. Điều này phụthuộc vào khả năng kiếm tiền và ý thức xây dựng gia đình của mỗi người.

Nếu có điều kiện tạo dựng một“ngân sách dự phòng”, cũng nên định rõ ai đóng góp hàng tháng bao nhiêu. Sau khiđã nộp đủ hai khoản cơ bản đó, mỗi người có thể chi tiêu tùy thích với số tiềncòn lại, coi như “phần mềm” của riêng mình. Vợ chồng muốn mua tặng nhau cái gìcho thêm tình cảm (cũng rất cần), nhưng mua gì thì phải bằng tiền riêng củamình, không được lấy từ quỹ chung.

Chắc hẳn có bạn đọc sẽ phải caumày, vì đã yêu nhau, đã là vợ chồng, cho nhau cả cuộc đời còn chẳng tiếc, làm gìphải tính toán sòng phẳng đến thế? Nhưng cổ nhân đã dạy “yêu nhau rào giậu chokỹ”, muốn ăn đời ở kiếp với nhau phải rành mạch mới lâu bền. Còn nếu là nhữngmối tình trăng gió, nay hợp mai tan, có lẽ chẳng cần tính toán làm gì, khi nàothấy tần số xuất hiện của chữ “tiền” hơi nhiều trong câu chuyện, lấn át cả nhịpđập của trái tim thì nên... giải tán.

Những thỏa thuận về tài chính nóitrên nên được đưa vào “chương trình nghị sự” của hai người ngay từ khi chưa kếthôn, bởi đó là thời điểm thích hợp nhất. Nó giúp cả hai nhìn rõ tương lai củacuộc hôn nhân, thấy được những khó khăn phải vượt qua để khỏi bị bất ngờ. Lúc đótình yêu đang mặn nồng, dễ thống nhất với nhau, và nếu làm thành văn bản giấytrắng mực đen cũng tốt, sau này cứ thế mà thi hành.

Tuy nhiên trong thực tế, nhiềuđôi lứa cặp kè suốt mấy năm nhưng khi bàn đến chuyện tương lai lại vẫn nói toàntrên mây dưới gió như tuần trăng mật đi du lịch ở đâu, xem phim gì, ăn nhà hàngnào ngon, mà không bao giờ đề cập đến chuyện mỗi tháng anh kiếm được bao nhiêu,em được bao nhiêu, dự kiến các khoản chi tiêu chung sẽ ngốn hết bao nhiêu, nêncó khi chỉ mới chung sống vài tháng là đã “năm ngày ba trận”, trận nào cũng dínhđến tiền.

Trong quá trình nhiều năm làm tưvấn hôn nhân, người viết bài này từng chứng kiến không ít gia đình lục đụcchuyện tiền nong. Có người nghi ngờ người bạn đời lén đem tiền về trợ giúp ngườithân trong gia đình mình. Có người kiểm tra, lục soát ví tiền của nhau. Có ngườicất tiền trong két sắt, dùng mã số bí mật, người kia không mở được, mất hết cảlòng tin vào nhau, còn đâu tình cảm vợ chồng? Chị Minh ở Q.Hai Bà Trưng (HàNội), lấy chồng được 5 năm đã phải vừa khóc vừa kể với chuyên viên tâm lý: “Khi em sinh đứa con đầu lòng, anh ấy thuyết phục em nghỉ việc ở nhà trông con,vì nếu em đi làm thì tiền thuê người trông con cũng thế. Nhưng giờ mỗi lần cãinhau vì tiền, anh ấy lại mắng em là đồ “ăn bám”.

Anh Thắng - kỹ sư điện, được cơquan thưởng hai triệu đồng, đem trả tiền viện phí cho bố hết 1,2 triệu, còn800.000đ đem về đưa vợ. Thế mà, chị vợ  lăn ra gào khóc, quá bằng chồng đem tiềncho gái. Anh Hoè, sĩ quan làm ở Bộ Tổng tham mưu, có người anh ruột nghèo muacái xe máy phải đến vay em hai triệu rưỡi. Biết tính em dâu có thể sẽ ngăn cản,nên người anh phải đứng ngoài đường đợi em đi làm để hỏi. Nào ngờ, anh Hoè vềlấy tiền đưa cho anh vay thì bị vợ phát hiện, chạy theo nói người anh không ragì, từ đó anh em không nhìn mặt nhau  nữa.

Cho nên, sự sòng phẳng trong bấtkỳ mối quan hệ nào cũng là cần thiết để duy trì sự lâu bền. Tuy nhiên, đã là vợchồng không nên quá chi li, rạch ròi như người dưng nước lã. Những lúc khó khănhoạn nạn không thể tính toán thiệt hơn, bởi tình nghĩa đâu thể tính được bằngtiền. Sự giúp đỡ những người thân hay bạn bè là điều ai cũng có lúc phải cần,khi đó, vợ chồng cần bàn bạc chia sẻ, cảm thông với nhau

Những đôi vợ chồng hạnh phúc baogiờ cũng tin nhau, biết rằng sự chi tiêu của người kia là cần thiết, dù cho đólà để thỏa mãn sở thích bản thân họ hay giúp đỡ những người mà họ cần giúp đỡ.Khi chúng ta đã nhận diện được đồng tiền có thể là phương tiện tạo ra hạnh phúc,nhưng cũng có thể là kẻ phá hủy hôn nhân thì ta sẽ biết cách đối xử với nó.

Trong lĩnh vực này sự vô nguyêntắc hay sòng phẳng đến rạch ròi đều không tốt và có thể làm rạn nứt tình cảm vợchồng. Tránh được hai điều đó cũng là giải quyết được một trong những vấn đề cơbản của nghệ thuật chung sống lứa đôi hiện đại.

Theo Trịnh Trung Hòa
“Tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát”



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.