![]() |
Người nằm trong hạn tam tai nên tránh cưới hỏi trong năm đó. |
Tam tai: tránh gả cưới, mua nhà?
Chuyên gia phong thủy Hà Phong cho biết, theo phong tục và chiêm nghiệm của các nhà chiêm tinh xưa, ngoài việc cúng sao giải hạn hằng năm, những tuổi gặp năm tam tai cũng nên cúng giải hạn.
Theo đó, năm Giáp Ngọ 2014 có 3 tuổi bị hạn tam tai là: Hợi, Mão, Mùi. Chuyên gia này cho biết, khi vào vận tam tai, con người hay trắc trở, vất vả.
“Mức độ ảnh hưởng xấu của gia đình sẽ tăng lên nếu cả hai vợ chồng cùng gặp năm tam tai. Đó cũng chính là mặt trái của việc chọn tuổi hợp của mỗi cặp vợ chồng. Nếu vợ chồng không tam hợp thì hạn rải rác cũng nhẹ nhàng hơn”, chuyên gia Hà Phong nói.
Một số việc xấu có thể xảy ra với người nằm trong cung tam tai được các chuyên gia cho biết đó là: tính tình nóng nảy bất thường; có chuyện buồn trong thân tộc; dễ bị tai nạn xe cộ; bị kiện cáo, dính đến pháp luật; thất thoát tiền bạc; vạ miệng, thị phi…
Theo đó, những người bị nạn tam tai cần tránh gả cưới, hùn vốn, mua nhà và kỵ đi sông đi biển.
Cách cúng Thần Tam tai
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Luyện (Hải Phòng) cho rằng, người mắc hạn tam tai cũng không nên quá lo lắng vì mọi sự đều có thể hóa giải nếu có tâm.
“Hạn lớn sẽ thành nhỏ; nhỏ sẽ thành không có nếu con người có tâm hướng thiện. Tuy nhiên, để có niềm tin, dân gian xưa cũng đã có những cách hóa giải những hạn xấu này của mỗi con người”, chuyên gia Nguyễn Luyện nói.
Theo đó, cổ nhân thường căn cứ tam tai rơi vào năm nào, ứng với năm đó có một ông thần, và vào ngày nhất định hàng tháng, hướng nhất định để làm lễ giải trừ tam tai. Năm Giáp Ngọ 2014, 3 tuổi tam tai là Hợi, Mão, Mùi phải dâng lễ vào ngày 20 (âm lịch) hàng tháng, lạy về hướng Nam.
Lễ cúng giải tam tai thường ở ngã ba, ngã tư đường. Tuy nhiên, các gia đình hiện nay thường cúng tại sân nhà, chủ yếu là do thành tâm.
![]() |
Bài vị hóa giải tam tai năm Giáp Ngọ 2014. |
Lễ vật cúng gồm có photo tấm bài vị theo mẫu năm Giáp Ngọ trên bìa giấy đỏ, chữ màu đen. Bài vị này dán trên một chiếc que, cắm vào ly gạo, mặt có chữ của bài vị đối diện với người đứng cúng, đặt ở giữa bàn phía trong cùng bàn lễ.
Sau đó, người cúng dùng ít tóc rối hoặc cắt ít tóc, móng tay, móng chân của người mắc tam tai, gói lại với tiền lẻ, để trên một đĩa riêng trên bàn lễ.
Một bộ tam sênh gồm có: miếng thịt luộc, con tôm luộc (hoặc tôm khô), trứng vịt luộc.
3 cây hương (nhang), 3 ly rượu nhỏ, 3 cây đèn nhỏ, 3 điếu thuốc, 3 miếng trầu cau, 3 xấp giấy tiền vàng, 1 đĩa trái cây, 1 bình hoa, 1 đĩa gạo muối, 2 bộ áo quần giấy.