Về quê ăn Tết, 3 ngày thiết đãi khách hết gần 50 triệu nhưng vẫn bị nói kháy vụ sinh con gái, ngày thứ 3 tôi chặn khách ở cửa, làm việc này

Thu và chồng kết hôn được 6 năm, có 1 con gái 5 tuổi. Từ lúc kết hôn, cứ cách năm 1 lần, vợ chồng Thu lại về quê chồng ăn Tết, thể hiện lòng hiếu kính với bố mẹ chồng. Trong đó việc tổ chức ăn uống linh đình là không thể thiếu.

01

Thu và chồng kết hôn được 6 năm, có 1 con gái 5 tuổi. Từ lúc kết hôn, cứ cách năm 1 lần, vợ chồng Thu lại về quê chồng ăn Tết, thể hiện lòng hiếu kính với bố mẹ chồng. Trong đó việc tổ chức ăn uống linh đình là không thể thiếu.

Vợ chồng Thu làm việc ở thành phố lớn, thu nhập tốt hơn người thân nhà chồng nên vốn dĩ nhà chồng vẫn chờ đợi họ bỏ tiền ra để chi tiêu những chuyện như vậy. Nhưng năm nay trong cơn tức giận, ngay trước nhà hàng, Thu hét lên: “Phải chia tiền! Không chia, không ai được về!”

Tại sao lại có sự thay đổi như vậy?

02

Thu là một cô gái tốt, càng là một cô con dâu tốt. Đó là điều mà đồng nghiệp và bạn bè của cô, thậm chí cả cha mẹ cô đều chấp nhận. Nhưng người nhà chồng có cho là như vậy hay không, cũng không rõ lắm.

Vô luận thế nào, bố mẹ chồng ít nhất cũng thích cô: Nhà mẹ đẻ ở thành phố, tốt nghiệp Đại học không tệ, công việc tốt, biết chăm sóc chồng con, ngày lễ Tết biết lo toan cho nhà chồng… Bao nhiêu ưu điểm thế, khó có thể không thích được. Mà bản thân Thu cũng thích bố mẹ chồng, Tuy ông bà là người nông thôn chính gốc nhưng biết suy nghĩ đại thể, cũng rất thích cháu gái, càng coi Thu là người một nhà.

Nhưng trên đời này khó có việc gì thập toàn thập mỹ. Bố mẹ chồng Thu đối xử tốt với cô, không có nghĩa là họ hàng nhà chồng cũng thích cô. Dẫu vậy Thu cũng không để trong lòng, chỉ mỉm cười cho qua chuyện.

Họ Hàng nhà chồng tuy vẫn bàn tán, nói xấu sau lưng thu nhưng vẫn chờ đợi cô chi tiêu để họ được ăn uống vui vẻ.

Tết năm nay cũng rơi vào đúng dịp mừng thọ tuổi 60 của bố chồng. Thu dự tính sẽ mời người thân, họ hàng đi ăn ở nhà hàng gần nhà. Chẳng ngờ lần mời này, khách khứa ùa kéo đến rất đông. Từ lúc kết hôn đến giờ, Thu chưa từng nhìn thấy nhiều thân thích đến vậy. Vốn nghĩ đây chỉ là nhà hàng bình dân nên lúc đó vợ chồng Thu cũng không quan tâm khách khứa đông, đều mời mọi người ngồi xuống rồi gọi đồ ăn.

Đang ăn, một vị anh họ của chồng lên tiếng, bảo gọi thêm một chai rượu, người này vốn là ma men nổi tiếng trong thôn. Thu tặc lưỡi, thôi thì khách đã muốn uống thì gọi thêm 1 chai cũng được. Lại chẳng ngờ đây là chai rượu đắt tiền nhất trong quán. Không muốn mất mặt bố mẹ chồng nên Thu bảo nhân viên phục vụ mang cho mỗi bàn 1 chai. 

Ngày đầu tiên về nhà chồng ăn Tết, Thu đã tiêu hết 12 triệu.

Thu không nghĩ tới sẽ tiêu tốn nhiều như vậy. Những tưởng được ăn ngon thì thân thích sẽ biết điều hơn, chẳng ngờ còn bán tán về Thu nhiều hơn. 

- “Thu à, bao giờ em tính sinh thêm đứa nữa thế?”, một người tùy tiện hỏi lớn.

- “Con gái em còn nhỏ. Bọn em thì đều bận công việc, không có thời gian chăm sóc. Thế nào thì cũng phải đợi đến khi gái nhớn đi học tiểu học đã ạ”, Thu đáp.

“Ồ…”, người anh họ kia phát ra âm thanh ngạc nhiên rất lớn, “Dù sao đó cũng là con gái. Không phải như thế là tuyệt tự tuyệt tôn sao. Kiểu gì cũng phải sinh thêm 1 đứa con trai chứ…”

Thu nghe vậy, trong chớp mắt cơ thể liền cứng đờ, giận nhưng lại cố kìm nén, chỉ biết cắm mặt ăn nốt bát cơm đang ăn dở.

Về quê ăn Tết, 3 ngày thiết đãi khách hết gần 50 triệu nhưng vẫn bị nói kháy vụ sinh con gái, ngày thứ 3 tôi chặn khách ở cửa, làm việc này-1

"Sao em không để ông bà nội nuôi con gái cho. Ai muôi mà chẳng được. Như vậy có thời gian sinh thêm con trai”.

Điều này khiến con gái Thu như đứa trẻ bị bỏ lại phía sau. Là người mẹ, Thu thực sự thấy giận nhưng vẫn khách khí nói: “Con gái cũng là con mà anh. Vợ chồng em rất hài lòng. Sinh con nào cũng quý cả”.

Lúc này người anh họ kia mới không nói gì nữa.

Ngày thứ hai lại tiêu hơn 10 triệu nữa, đã thế trong bụng Thu lai mang về một rổ tức giận.

Ngày thứ ba, 30 Tết.

Bữa cơm tất niên vốn đều là nhà ai ở nhà nấy mà ăn, nhưng ai cũng cho rằng vợ chồng Thu ở xa về thì nên tổ chức một bữa mời mọi người. Thu nghĩ thôi thì vợ chồng cô cả năm mới về quê được đôi ba lần, bố mẹ chồng đã có tuổi, cũng cần nhờ vả họ hàng nên mời ăn 1 bữa cũng không sao.

Ngày 30 Tết, do mọi người đều được nghỉ nên khách khứa kéo đến càng đông. Trong lúc ăn, một họ hàng nói: “Người thành phố lớn đúng là hào phóng. Không những mời một bữa mà còn là 3 bữa liên tiếp”.

Thu cười cười, nâng chén cảm ơn mọi người đã chăm sóc bố mẹ chồng, dù sao bản thân cô chồng bận rộn với công việc, không về quê thường xuyên được. Nhưng họ hàng vẫn không tha, rượu vào lời ra, những tiếng bàn tán không ngớt:

- "Chỉ có cô con dâu mới không về thôi, chứ cậu con trai vẫn hay về mà".

- "Cô này chỉ Tết là mời bữa cơm thôi. Chứ con dâu nhà bà Thìn còn biết nấu cơm cho bố mẹ chồng mỗi ngày".

- "Mời ăn cơm á? Dù sao cũng là tiêu tiền của chồng… "

Tuy rằng đều là lời xì xào bàn tán, thế nhưng tất cả đều lọt vào tai Thu. Lần này nể khách, Thu vẫn nhẫn nhịn, nhưng bố mẹ chồng cô thì không nghe nổi nữa. 

"Vợ chồng tôi rất thích cô con dâu này. Nó vừa kiếm được tiền, còn biết chăm lo gia đình, hiếu thuận chúng tôi”, mẹ chồng Thu nói. 

"Cháu gái chúng tôi cũng ngoan biết bao nhiêu. Lúc nói chuyện điện thoại với ông bà đều dạ thưa ngoan ngoãn", bố chồng cũng lên tiếng.

Thu thì tiếp tục nhịn. Ăn đến trưa, lấy lý do đi WC, cô lặng lẽ đi tới quầy lễ tân, nghĩ sẽ thanh toán hóa đơn luôn, tí mọi người ăn xong chỉ cần ra về. Kết quả không nhìn không biết, vừa nhìn đã giật nảy mình. Hóa đơn lên tới hơn 20 triệu! 

Thu nghẹn họng, không tin những người này ăn nhiều như vậy. Không chỉ thế trước đó Thu còn phát phong bao lì xì cho người già và trẻ em đến ăn, mỗi người 100 - 200 nghìn.

Em trai chồng là thanh niên mới lớn, còn chưa kết hôn, công việc chưa có, còn phụ thuộc vào bố mẹ nên mấy chuyện như này gần như không giúp ích được gì cho anh chị.

Dù đau lòng, Thu vẫn thanh toán hóa đơn.

Trở lại bàn ăn, mẹ chồng lặng lẽ hỏi Thu: “Bao nhiêu con? Hẳn là rất nhiều, hay để bố mẹ…”

Thu vội vàng cảm ơn mẹ chồng, khéo léo từ chối: "Mẹ, không sao đâu! Không nhiều lắm! Hơn nữa số tiền này làm sao có thể để bố mẹ bỏ ra được”.

Bữa cơm tất niên sắp kết thúc. Có người sau đó lại gọi đồ, may mắn không nhiều lắm. Thu lặng lẽ thở phào nhẹ nhõm.

Mỗi bàn đều có thức ăn thừa. Thu nhìn cũng đau lòng, lén lén lút lút gọi nhân viên phục vụ đến gói đồ ăn thừa lại, muốn mang về ăn cho đỡ phí. Đúng lúc này, em chồng trên tay còn cầm bao lì xì nói: “Gọi thêm 1 con gà nữa, em mang về mai ăn”.

Ngữ khí của em chồng là lẽ đương nhiên, giống như Thu không phải chị dâu mà là người phục tùng yêu cầu.

"Nếu em thích, sau này chúng ta có thể quay lại đây, Bây giờ mà gọi đồ ăn, mang về qua đêm, mai ăn sẽ không ngon”, Thu cố gắng giải thích.

"Chậc chậc, chẳng phải chị có tiền thì tốt hơn người ta sao. Đỡ phải nấu cơm cho nhà chồng còn gì. Thế mà 1 con gà cũng tiếc…”

Chẳng ngờ em chồng không còn nhỏ mà không biết suy nghĩ như thế. Họ hàng thân thích bên cạnh còn rất tán thành với chú ấy. Lúc này Thu không nhịn được nữa, cười lắc đầu, đứng ở chính giữa lối ra, nói: "Tôi đổi ý rồi. Bữa ăn hôm nay, gia đình tôi không mời nữa. Mọi người đều phải trả tiền, mỗi người 1 suất.”

Tất nhiên mọi người đều ồn ào cả lên nhưng Thu không tha. Cô kéo một chiếc ghế lớn, đạp đổ và nói: "Ai có tiền mặt thì đưa tiền mặt. Ai chuyển khoản thì chuyển, từng người một. Không chia tiền thì đừng hòng đi!”

Về quê ăn Tết, 3 ngày thiết đãi khách hết gần 50 triệu nhưng vẫn bị nói kháy vụ sinh con gái, ngày thứ 3 tôi chặn khách ở cửa, làm việc này-2

03

Tâm lý của bố mẹ chồng Thu mâu thuẫn. Một bên cảm thấy Thu đang đắc tội với người khác, một bên lại cảm thấy ít nhiều có chút hả giận.

Em chồng thì bị chồng thu mắng té tát, bắt đi tìm việc làm, dù nhặt rác kiếm tiền cũng phải làm, tóm lại không thể ăn chực nằm chờ ở nhà.

Thu cũng chặt đứt liên lạc với các thân thích họ hàng của chồng. Vợ chồng cô trực tiếp đón bố mẹ chồng lên thành phố ở cùng.

***

Có rất nhiều người chỉ là họ hàng thân thích nhưng lại thích can thiệp sâu vào đời sống của người khác, tự cho mình quyền được phán xét cuộc đời người khác. Con người tất nhiên muốn sống dĩ hòa vi quý nhưng một khi bị xâm phạm quá đáng, dù dưới hình thức nào, cũng sẽ vùng dậy để bảo vệ hạnh phúc của bản thân và gia đình.

Theo V.A - Vietnamnet


chị dâu em chồng

Tết Nguyên Đán


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.