Vợ chồng chị gái về quê góp 50 triệu cho bố mẹ sửa nhà, cuộc nói chuyện giữa đêm của hai người khiến tôi sốc nặng

Tôi không ngờ anh rể lại xấu tính như thế!

Người lớn trong mắt trẻ là tấm gương để con noi theo, chính vì thế mà việc sống trong môi trường gia đình lành mạnh, tích cực sẽ quyết định rất lớn đến sự thành bại của đứa trẻ về sau. Là một người bố, tôi luôn lấy đó làm kim chỉ nam để sửa mình và dạy con.

Kết hôn đã được 6 năm và có với nhau mụn con, tôi và vợ đến nay vẫn còn sống chung với bố mẹ, chứ chưa có nhà riêng. Tôi là con út trong nhà, trước tôi còn có một anh trai và chị gái, họ đã đều lập gia đình và ra ở riêng.

Có bố mẹ hỗ trợ chăm cháu, vợ chồng tôi rất biết ơn ông bà vì nhờ đó mà chúng tôi có thời gian để cày cuốc, kiếm tiền mua nhà. Cách đây 1 tháng trước, bố mẹ bàn với gia đình tôi về việc sửa lại nhà, vì căn nhà hiện tại đã xuống cấp, cũ kỹ quá rồi. Hôm qua, chị gái và anh rể về quê, họ biếu bố mẹ 50 triệu tiền mặt. Sau đó anh chị không về ngay mà ở lại cùng gia đình trao đổi chuyện sửa nhà.

Đến sáng ngày hôm sau, trong bữa ăn sáng cùng gia đình, con trai tôi bỗng tỏ thái độ khó chịu, không muốn ngồi ăn cơm với cả nhà. Dù tôi có nói thế nào, đứa trẻ cũng không nghe lời, thế là tôi đã lớn tiếng quát con.

- Win, con đã lớn rồi, sắp vào lớp 1 rồi, không còn nhỏ nữa đâu đấy. Con có thấy ông bà, 2 bác và bố mẹ đều đang ngồi ở đây không mà con lại tỏ thái độ mè nheo, khó chịu là muốn gì? Như vậy là không ngoan, không lịch sự đâu đấy nhé!

- Con không thích 2 bác tí nào, con không muốn 2 bác ở đây nữa đâu, bố mẹ có thể bảo 2 bác về lại phố được không?

Trước phản ứng gay gắt của con trai, cả gia đình tôi đứng hình ngơ ngác vì không biết chuyện gì đang xảy ra, tại sao thằng bé lại có thái độ như thế với chị gái và anh rể của tôi. 

- Sao thế Win, sao con lại nói như thế với 2 bác?

- Lúc tối khi con đi vệ sinh, con đã nghe hết cả rồi ạ. Bác trai đã nói xấu bố mẹ con, bác trai nói nhà con nghèo, ăn bám ông bà. Bác còn nói nhà con không có tiền cho ông bà sửa nhà. Con rất buồn…

Vợ chồng chị gái về quê góp 50 triệu cho bố mẹ sửa nhà, cuộc nói chuyện giữa đêm của hai người khiến tôi sốc nặng-1Ảnh minh hoạ

Nói rồi thằng bé oà khóc nức nở. Sau khi nghe con nói, tôi thực sự rất khó chịu trong lòng, tôi không ngờ anh rể mà bấy lâu nay mình vẫn kính trọng lại xấu tính như vậy. Bị cháu trai vạch trần, anh rể xấu hổ im lặng không nói gì. Bố mẹ tôi cũng lắc đầu ngán ngẩm.

Chị gái vì cảm thấy có lỗi nên đã ngay lập tức dỗ dành, trấn an cháu trai. Chị đã thay mặt anh rể xin lỗi gia đình tôi vì đã để chuyện không hay như thế xảy ra, khiến cho mối quan hệ gia đình sức mẻ. Biết không phải lỗi của chị, vợ chồng tôi cũng không trách gì cả. Bữa ăn sáng của gia đình cũng vì chuyện này mà bị phá vỡ, vợ chồng tôi sau đó đã đưa con trai vào phòng và có một cuộc tâm sự để giúp con giải toả cảm xúc, và hiểu rõ hơn về vấn đề. 

Dù sao chuyện cũng đã lỡ rồi, nhưng việc người thân trong gia đình mà lại đi nói xấu nhau và để cho trẻ con nghe thấy thế này, tôi nghĩ nó thực sự không tốt chút nào. Có lẽ tình huống này cũng xảy ra trong nhiều gia đình, chứ không riêng gì gia đình tôi…

Tâm sự từ độc giả phanhao…@gmail.com

Tại sao chúng ta không nên nói xấu người khác trước mặt con trẻ?

- Đặt con vào tình thế tiến thoái lưỡng nan

Đối tượng mà người lớn phàn nàn thông thường không phải ai khác lại chính là người thân thiết của trẻ. Điều đó vô tình khiến trẻ phải chịu cảnh đứng ở giữa, giữa lòng tốt và sự hiếu thảo. Khi trẻ lớn lên và nhìn thế giới bằng chính đôi mắt của mình, chúng trở nên không hài lòng với cả hai bên.

- Ảnh hưởng đến việc thiết lập mối quan hệ của trẻ

Satya - một chuyên gia người Mỹ chuyên về các vấn đề gia đình cho biết một người có mối quan hệ chặt chẽ với gia đình của mình thì mối quan hệ này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của người đó rất nhiều.

Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong sự trưởng thành của con cái, không chỉ tính cách mà còn cả quan điểm của chúng về hôn nhân. Việc cha mẹ chê bai nhau sẽ khiến con cái sợ hãi hôn nhân và các mối quan hệ thân mật, đồng thời tạo ra cảm giác mất lòng tin vào người yêu của mình, và sự ngờ vực này đủ để hủy hoại tình yêu và hôn nhân.

- Ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của trẻ

Daniel Goleman đã đề cập: Trí tuệ cảm xúc là chìa khóa thành công trong cuộc sống.

Một cuộc khảo sát với 750 người giàu ở Mỹ cho thấy những yếu tố hàng đầu đóng vai trò quan trọng trong thành công của họ là: tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật, chân thành với mọi người và hòa đồng với người khác. Những đặc điểm này còn được gọi là trí tuệ cảm xúc cao.

Nếu trẻ đã quen với việc nói xấu người khác, chúng có thói quen phàn nàn và luôn tìm lỗi ở người khác, dù trẻ có IQ cao nhưng EQ thấp sẽ trở thành vật cản để trẻ có được cuộc sống hạnh phúc.

Theo PNVN

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/vo-chong-chi-gai-ve-que-gop-50-trieu-cho-bo-me-sua-nha-cuoc-noi-chuyen-giua-dem-cua-hai-nguoi-khien-toi-soc-nang-a613242.html

anh rể


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.