Bộ mặt xấu xí của các lễ hội âm nhạc

Chỉ 20% tổng lượng rác thải tại Coachella được tái chế, trong khi các lễ hội âm nhạc ở Hàn Quốc lãng phí hàng triệu lít nước mỗi năm.

Bộ mặt xấu xí của các lễ hội âm nhạc-1

Lễ hội âm nhạc Water Bomb ở Hàn Quốc bị chỉ trích vì lãng phí nước.

Coachella là một trong những lễ hội âm nhạc lớn và được mong đợi nhất tại Mỹ, diễn ra ở Indio, California hàng năm vào tháng 4 và kéo dài khoảng 3 ngày.

Lễ hội âm nhạc mang đến những màn trình diễn hoành tráng, âm nhạc ấn tượng, thời trang gây chú ý, nhưng đồng thời cũng tạo ra một núi rác khổng lồ.

Ngoài Coachella, các lễ hội âm nhạc khác trên khắp hành tinh đều dẫn đến cuộc tranh luận về tính bền vững, tác động xấu tới môi trường, bên cạnh những lợi ích rõ ràng về mặt kinh tế.

Vấn đề của các lễ hội âm nhạc

Từ năm 2016, việc Coachella sử dụng nhiều tài nguyên tại một sa mạc khô cằn ở California đã làm dấy lên lo ngại về tác động môi trường của lễ hội, bao gồm cả việc sử dụng nước và quản lý chất thải.

Kim Nicholas, học giả về khí hậu tại Đại học Lund (Thụy Điển), cho rằng không nên đánh giá thấp lượng khí thải carbon của đám đông khán giả, nghệ sĩ và đoàn nhân viên hỗ trợ tạo ra trong quá trình di chuyển đến các lễ hội âm nhạc lớn.

"Điều đó lớn hơn nhiều so với việc sử dụng năng lượng và chất thải trong quá trình sản xuất tại lễ hội. Tôi nghĩ cho đến nay, bước quan trọng nhất để làm cho các lễ hội thực sự ít carbon và bền vững là giảm khoảng cách để giảm sự di chuyển", bà Kim nói.

Điều đó không xảy ra ở Coachella, được tổ chức cách Los Angeles khoảng 3 giờ lái xe về phía đông. Lễ hội từng tạo ra sáng kiến ​​​​đi chung xe cho những người đến theo nhóm bằng ôtô.

Bộ mặt xấu xí của các lễ hội âm nhạc-2

Lễ hội Coachella gây lo ngại vì tạo ra nhiều rác thải, khí thải.

Tuy nhiên, những cánh đồng xung quanh khu đất được biến thành bãi đậu xe khổng lồ với giao thông tắc nghẽn kéo dài trong nhiều ngày.

Và những tảng tuyết hiếm hoi trên dãy núi San Jacinto bao phủ quanh địa điểm tổ chức lễ hội là một lời nhắc nhở về mùa đông bất thường của California. Trong những tháng qua, nơi đây chứng kiến tuyết rơi gần kỷ lục, lũ lụt và số người chết do thảm họa thiên nhiên gia tăng.

Bà Kim nhấn mạnh rằng các lễ hội nên được tổ chức ở những khu vực dễ dàng tiếp cận bằng phương tiện giao thông công cộng.

Còn tại Hàn Quốc, các lễ hội như Water Bomb, Songkran và Sinchon lại gây tranh cãi vì "việc sử dụng nước không cần thiết". Đặc biệt, lễ hội âm nhạc Songkran lần đầu tiên được tổ chức ở xứ kim chi vào năm 2022 đã sử dụng 1 triệu lít nước.

Hồi tháng 4/2022, nam ca sĩ PSY tiết lộ trên chương trình trò chuyện Radio Star của đài MBC rằng anh đã sử dụng khoảng 300.000 lít nước uống cho mỗi buổi biểu diễn Summer Swag ở Seoul, Busan, Daegu và Suwon.

Loay hoay tìm giải pháp

Theo bà Kim Nicholas, các nghệ sĩ cũng nên chủ động. Bà nói rằng những người trình diễn tại lễ hội nên hướng tới việc "thúc đẩy các chuyến du lịch địa phương và biến những chuyến du lịch ít carbon trở nên hấp dẫn và thú vị hơn".

"Đó là một mặt trái của việc đi máy bay riêng và coi đó là một mục tiêu hoặc kỳ vọng xã hội".

DJ Omer Mesci, sinh ra ở Thổ Nhĩ Kỳ, sống tại Los Angeles, người tham gia trình diễn ở Coachella, đồng ý: "Là nghệ sĩ, chúng tôi có khán giả, có tiếng nói và mọi người sẽ lắng nghe chúng tôi".

Một số ban nhạc đã có những động thái đáp lại lời kêu gọi: Coldplay từng tạm dừng lưu diễn với lý do môi trường, mặc dù gần đây họ đã hoạt động trở lại, Massive Attack kêu gọi "tập hợp khẩn cấp" ngành âm nhạc sau khi thực hiện một nghiên cứu về tác động khí hậu của nhạc sống.

Bộ mặt xấu xí của các lễ hội âm nhạc-3

Các chuyên gia kêu gọi nghệ sĩ, khán giả có trách nhiệm hơn và nhà tổ chức lễ hội âm nhạc phải đưa ra được giải pháp hiệu quả trong vấn đề bảo vệ môi trường.

Một báo cáo gần đây từ thị trấn Indio, nơi tổ chức lễ hội Coachella, cho biết chỉ 20% tổng lượng rác thải được tái chế tại Coachella cũng như các lễ hội khác của nhà tổ chức Goldenvoice, bao gồm cả Stagecoach.

Phần lớn nỗ lực của lễ hội Coachella tập trung vào việc không bán đồ uống bằng cốc nhựa và cung cấp các trạm tiếp nước trên khắp khuôn viên.

Ban tổ chức cũng cho biết họ yêu cầu các nhà cung cấp sử dụng đĩa và dụng cụ có thể phân hủy được.

Tuy nhiên, việc nhân viên phát chai nước bằng nhựa cho người hâm mộ ở phía trước sân khấu để tránh mất nước dưới cái nắng chói chang là điều phổ biến. Nhiều loại cocktail vẫn được bán trong cốc nhựa.

Bà Kim đồng ý rằng bất kỳ giải pháp nào hướng tới việc bảo vệ môi trường đều là tích cực. Tuy nhiên, theo bà, so với khí thải, chất thải chỉ là một vấn đề nhỏ, nhưng phần lớn thời gian và tiền bạc lại được dùng để giải quyết vấn đề này.

Dogan Gursoy, người nghiên cứu tính bền vững, cho rằng rất khó để trả lời câu hỏi một liệu lễ hội âm nhạc có bao giờ thực sự thân thiện với môi trường, khí hậu hay không.

"Mọi người phải tìm ra cách. Nhưng các lễ hội âm nhạc chắc chắn không bao giờ biến mất vì bản chất của con người là phải có hoạt động", ông Gursoy nói.

Theo Zing

Xem link gốc Ẩn link gốc https://zingnews.vn/bo-mat-xau-xi-cua-cac-le-hoi-am-nhac-post1423448.html?fbclid=IwAR0Vky1t7ycHfskzRAz4fXhXydKcxF7Yfd1ZqLnSt-ymydvDzb9QtOuBP7Y

lễ hội âm nhạc


Cảnh phim vô duyên của Thúy Diễm
Vào vai tiểu thư Mỹ Đình nhiệt tình vì bạn, Thúy Diễm gây tranh cãi với hình tượng ồn ào, xốc nổi trong "Trạm cứu hộ trái tim". Bên cạnh đó, cô còn bị đánh giá là kém duyên trong mối quan hệ giữa Nam và bạn gái.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.