21 ngân hàng “ngốn” hơn 30.000 tỷ đồng

Để đáp ứng được quy định vềmức vốn điều lệ cho năm 2010, 21 ngân hàng thương mại cổ phần sẽ “ngốn”tới hơn30.000 tỷ đồng.

Để đáp ứng được quy định vềmức vốn điều lệ cho năm 2010, 21 ngân hàng thương mại cổ phần sẽ “ngốn” tới hơn30.000 tỷ đồng.

Đầu tuần này, thông tin Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho hai trường hợp là Ngânhàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Công thương (Saigon Bank) và Ngân hàng Thươngmại Cổ phần Phát triển Mê Kông (MDB), từ 1.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng, thuhút sự chú ý của giới đầu tư.

Chuyện ngân hàng tăng vốn, áp lực tăng vốn không mới, khi yêu cầu đảm bảo vốnpháp định 3.000 tỷ đồng theo Nghị định 141 của Chính phủ đã được đề cập nhiều từcuối năm 2009. Thế nhưng, hai trường hợp trên được một số công ty chứng khoánđưa vào dẫn chứng cho một quan ngại hiện nay: thị trường chứng khoán đang cầnkhẳng định sức mạnh nguồn tiền, trong khi, nguồn cung mới lại đang gây áp lực.

Bình luận mới đây của Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long (TLS) nhấn mạnh:“Thị trường vẫn tiếp tục khó khăn trong việc tăng điểm mạnh, chủ yếu do vấn đềdòng tiền hạn chế, đã được lý giải nhiều lần là do việc phát hành tăng vốn củacác doanh nghiệp…”.

Công ty Cổ phần Chứng khoán Tp.HCM (HSC) cuối tuần rồi cũng nhận định: “Hầu hếttin tức trong ngày hôm nay tập trung vào việc tăng vốn đã diễn ra hay đang còntrên kế hoạch của các doanh nghiệp… Nói chung là nguồn cung cổ phiếu mới nàyđang hạn chế sức tăng của thị trường…”.

21 ngân hàng “ngốn” hơn 30.000 tỷ đồng
Chỉ riêng nhóm buộc phải tăng vốn là 21 ngân hàng đã “ngốn” tới 30.262 tỷ đồng (Ảnh: Reuters)

Trong các khối doanh nghiệp, nổi bật nhất hiện nay và đến cuối năm vẫn là hoạtđộng tăng vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần. Nhiều “ông lớn” đã vượt xaquy định 3.000 tỷ đồng vốn điều lệ nhưng vẫn có kế hoạch tăng; trong khi hơn haichục trường hợp khác buộc phải gọi vốn cho được, nếu không muốn bị xem xét sápnhập, giải thể…

Dữ liệu tập hợp của chúng tôi cho thấy, chỉ riêng nhóm buộc phải tăng vốn là 21ngân hàng đã “ngốn” tới 30.262 tỷ đồng. Con số này được xác định từ mức vốn điềulệ hiện tại đến mốc 3.000 tỷ đồng yêu cầu.

Dữ liệu này được tập hợp theo công bố ở các kênh khác nhau của mỗi thành viên;trong đó có một số ngân hàng đã có những bước đệm ở đợt phát hành mới, hoặc quatrái phiếu chuyển đổi đã phát hành, hay có một phần chuyển từ thặng dư… nhưngchưa công bố chính thức vốn mới.

21 ngân hàng “ngốn” hơn 30.000 tỷ đồng

Và nếu tính theo kế hoạch dự kiến của một số thành viên trong năm 2010, theonghị quyết đại hội cổ đông hoặc phát ngôn gần đây, thì con số đó sẽ lớn hơnnhiều (khá nhiều kế hoạch tăng lên 3.100, 3.500 và 5.000 tỷ đồng).

Ngoại trừ một số ít đã có cam kết mua cổ phần phát hành thêm từ phía cổ đông, đãcó bước đệm từ trái phiếu chuyển đổi trước đó, nhưng hơn 30.000 tỷ đồng chokhoảng thời gian còn lại của năm, xem ra là một sự chia sẻ lớn đối với nguồntiền cho thị trường niêm yết (cổ phiếu của cả 21 nhà băng đó đều chưa có mặttrên sàn).

Một tham khảo là số vốn buộc phải tăng đó gần ngang ngửa với tổng giá trị giaodịch của cả một tháng trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE), tính bìnhquân trong 3 tháng qua!

Mức vốn cần tăng của các ngân hàng theo quy định cho năm 2010 (đơn vị: tỷ đồng)

 

Vốn hiện tại

Vốn cần tăng

Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank)

2.568

432

Ngân hàng Bắc Á (Nasbank)

2.121

879

Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank)

2.117

883

Ngân hàng Đại Dương (OceanBank)

2.000

1.000

Ngân hàng Phương Đông (OCB)

2.000

1.000

Ngân hàng Kiên Long (KienLongBank)

2.000

1.000

Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP.Bank)

2.000

1.000

Ngân hàng Đại Tín (TrustBank)

2.000

1.000

Ngân hàng Tiên Phong (TiênPhongBank)

1.750

1.250

Ngân hàng Việt Á (VietABank)

1.632

1.368

Ngân hàng Phát triển nhà Tp.HCM (HDBank)

1.550

1.450

Ngân hàng Sài Gòn Công thương (Saigon Bank)

1.500

1.500

Ngân hàng Bảo Việt (BaoVietBank)

1.500

1.500

Ngân hàng Đại Á (DaiABank)

1.000

2.000

Ngân hàng Nam Việt (Navibank)

1.000

2.000

Ngân hàng Phát triển Mê Kông (MDB)

1.000

2.000

Ngân hàng Phương Tây (Western Bank)

1.000

2.000

Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank)

1.000

2.000

Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex (PG Bank)

1.000

2.000

Ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank)

1.000

2.000

Ngân hàng Gia Định (GiaDinhBank)

1.000

2.000

Theo Minh Đức
VnEconomy



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.