Bội thực cổ phiếu niêm yết bổ sung

Chênh lệch cung cầu trên thị trường càng lớn hơn khi có những phiên, giá trị cổ phiếu (CP) niêm yết bổ sung được đưa vào lưu thông xấp xỉ… tổng giá trị chứng khoán được chuyển nhượng thành công trên cả hai sàn Hà Nội và TP HCM.

Trong khi thanhkhoản của thị trường hai tuần đầu tháng 7 đì đẹt ở mức thấp thì giới đầu tưlại đang phát hoảng bởi nhiều doanh nghiệp đang dồn dập xin niêm yết bổsung, phát hành thêm cổ phiếu.

Chênh lệch cung - cầu trên thị trường cànglớn hơn khi có những phiên, giá trị cổ phiếu (CP) niêm yết bổ sung được đưavào lưu thông xấp xỉ… tổng giá trị chứng khoán được chuyển nhượng thành côngtrên cả hai sàn Hà Nội và TP HCM.

Cầu giảm, hàng vẫn tăng

Phiên giao dịch ngày 9/7, trong khi toàn thị trường chỉ có hơn 1.693 tỷ đồngđược giao dịch thành công thì riêng lượng cổ phiếu niêm yết bổ sung, pháthành thêm của bốn doanh nghiệp (HPG, PAN, PVT, PAC) trong phiên này đã lêntới… 1.070 tỷ đồng. Chỉ tính trong 10 ngày đầu tháng 7, thị trường chứngkhoán cũng đã liên tiếp đón hàng chục đợt niêm yết bổ sung, phát hành thêmcổ phiếu của các doanh nghiệp. Hầu như, đều đặn ngày nào có hàng chục triệucổ phiếu mới được đưa vào lưu thông.

Nhiều doanh nghiệp tung ra lượng cổphiếu khủng như HPG hơn 98 triệu cổ phiếu (ngày 9/7), PVI hơn 56 triệu cổphiếu, FPT hơn 47,5 triệu cổ phiếu (ngày 12/7)… Có những ngày, có 4 - 6doanh nghiệp cùng được hai Sở giao dịch chứng khoán chấp thuận cho bổ sung,phát hành thêm cổ phiếu.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, giám đốc khu vực môi giới, Công ty chứng khoán An Thành,bình luận: “Chưa bao giờ, chỉ trong thời gian ngắn thị trường lại đón mộtlượng cổ phiếu niêm yết bổ sung, phát hành thêm khổng lồ như thời điểm này”.

Bội thực cổ phiếu niêm yết bổ sung
Thị trường khó hấp thụ hết lượng CP được niêm yết bổ sung trong thời gian ngắn (Ảnh: Đức Long)

Trong bối cảnh thanh khoản của thị trường đì đẹt ở mức thấp chỉ từ 800 đến1.200 tỷ đồng mỗi phiên, lượng cung cổ phiếu bổ sung tăng chóng mặt thờigian gần đây, theo ông Tuấn Anh, sẽ gây bất lợi cho nhà đầu tư và doanhnghiệp niêm yết phát hành thêm cổ phiếu. “Diễn biến những phiên gần đây chothấy, thị trường đang thực sự bị bội thực và không thể hấp thụ hết lượng cổphiếu khổng lồ được doanh nghiệp đổ vào thị trường”.

Thực tế, trong khi tốc độ gia tăng dòng tiền vào thị trường đang chững lại,thậm chí có chiều hướng sụt giảm thì tốc độ tăng nguồn cung hàng mới củadoanh nghiệp niêm yết phục vụ mục đích huy động vốn (thông qua phát hành cổphiếu bổ sung) lại đang tăng chóng mặt.

Cụ thể, thanh khoản của thị trườngtuần qua chỉ đạt trung bình khoảng 1.100 tỷ đồng mỗi phiên (giảm 300 tỷ đồngso với mức trung bình của tuần trước), thậm chí có phiên chỉ đạt 858,7 tỷđồng (mức thấp nhất kể từ tháng 2) thì tổng giá trị cổ phiếu được niêm yếtbổ sung lại tăng chóng mặt tới hơn… 300% từ 438 tỷ đồng (tuần trước) lên1.509 tỷ đồng trong tuần này, chưa kể các cổ phiếu mới niêm yết.

Tác động xấu đến thị trường

Bội thực cổ phiếu niêm yết bổ sung

Ông Nguyễn Thanh Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán, lý giải:“Sở dĩ nhiều doanh nghiệp chạy đua phát hành thêm cổ phiếu thời điểm này bởihọ cần gấp rút huy động vốn tăng tốc kinh doanh nửa cuối năm. Trong khi,việc chào bán cho cổ đông thông qua phát hành thêm rõ ràng đơn giản và khảthi hơn rất nhiều so với vay vốn ngân hàng”. Tuy nhiên, theo ông Kỳ, điềuđáng băn khoăn là liệu đồng vốn huy động qua kênh phát hành thêm có đượcdoanh nghiệp sử dụng hiệu quả, xứng với kỳ vọng của nhà đầu tư hay không.

Thực tế, giới đầu tư đã từng xôn xao vì có những doanh nghiệp một mực xinđược phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn, mở rộng hoạt động sản xuất kinhdoanh nhưng lại để tồn một lượng tiền lớn… chưa có mục đích sử dụng rõ ràng.

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, nếu doanh nghiệp phát hành thêm làm tăng lượng cổphiếu lưu thông ra thị trường, nhưng sử dụng đồng vốn không hiệu quả sẽ “tựhại chính mình” khi làm giảm lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS), giảm sútlòng tin của nhà đầu tư và tác động xấu đến thị trường. Vì vậy, theo ông Kỳ,cơ quan quản lý thị trường và doanh nghiệp cần cân nhắc việc giãn, điềuchỉnh kế hoạch xin phát hành thêm của doanh nghiệp sao cho hợp lý.

Thị trường chờ đợi
Chứng khoán vừa trải qua một tuần giao dịch giá lình xình, thanh khoản giảm mạnh. Mặc dù thị trường đang tiếp nhận nhiều thông tin tích cực, song các công ty chứng khoán vẫn khá thận trọng khi đưa ra nhận định về diễn biến tuần tới, bởi đều chờ đợi vào kết quả cuộc họp đại hội cổ đông của quỹ VEIL - do Dragon Capital quản lý - về việc tiếp tục đầu tư hay thoái vốn khỏi thị trường Việt Nam.

Màu xanh lại khởi sắc trên nhiều sàn giao dịch quốc tế; nhiều thông số trong nước tích cực như: nhập siêu giảm, mặt bằng lãi suất thấp dần; kết quả kinh doanh một số doanh nghiệp được hé lộ tích cực..., thị trường đang rất thuận lợi với hàng loạt tin tốt kể trên. Do vậy, theo các công ty chứng khoán, sự ảm đạm, tẻ nhạt trong giao dịch tuần qua là do yếu tố tâm lý trước cuộc họp của VEIL.

Tuy nhiên, Công ty chứng khoán Âu Việt cho rằng, việc thoái vốn có xảy ra hay không cũng không tác động nhiều đến thị trường vì thời gian thoái vốn dài, danh mục đầu tư bao gồm nhiều blue-chip đang ở vùng giá hấp dẫn và việc mua bán có thể theo phương thức thỏa thuận.

“Thị trường sẽ giao dịch trầm lắng trước khi cuộc họp của VEIL kết thúc. Chúng tôi lạc quan về kết quả của cuộc họp và cho đây sẽ là nhân tố tích cực đối với thị trường và sau đó thị trường sẽ tăng trong ngắn hạn”, Công ty CP chứng khoán TP HCM (HSC) nhận định và nhấn mạnh, mặc dù hầu hết cổ phiếu mà quỹ đầu VEIL nắm giữ là blue - chip nhưng có khả năng tăng sẽ là các mã có tính đầu cơ.

Xuân Vinh

Theo Long Hưng
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.