Phản cảm hội chứng “khoe” con lệch lạc

Dạy con mắng chồng từ nhỏ

Gần đây, trêncác trang mạng xã hội xuất hiện khá nhiều video clip, ảnh ghi hình các “diễnviên nhỏ tuổi” làm đủ chuyện, từ đóng hài đến nhảy hiphop, uống rượu... đượcchính cha mẹ hoặc người thân các em quay và đưa lên mạng.

>>

Dạy con mắng chồng từ nhỏ

Trongđoạn video clip, cô bé 4 tuổi mặc quần áo người lớn, chân đi guốc, vai đeotúi, cầm điện thoại di động “diễn” vai một người vợ chửi chồng với lời lẽchua ngoa, “mặt sưng, mày sỉa” khiến bất cứ ai xem cũng phải giật mình.

Phản cảm hội chứng “khoe” con lệch lạc

Ảnh minh họa - nguồn internet

Giữađoạn clip còn có tiếng người ở hậu trường nhắc: “Gọi cho chồng mới đi.Gọi cho chồng kia bảo anh ơi em chán lắm rồi đi, mẹ quay phim”. Và thếlà cô bé thích thú làm theo: “Bây giờ em sẽ ở với chồng khác mà không ởvới anh. Anh có biết là em rất quan tâm đến anh mà anh chẳng quan tâm đếnem…”.

Nói rồicô bé cúp máy và nhấc điện thoại gọi cho người khác: “Chồng cũ của em đivắng rồi, anh đưa em đi ăn kem đi…”, xen vào đó là lời “chỉ đạo“ của ngườitự xưng là mẹ cô bé “nói ngắn thế, nói dài lên”…

Điềuđáng nói là trên các trang mạng cộng đồng hiện nay, những clip có nội dungtương tự không phải là hiếm. Những đứa trẻ mới 4, 5 tuổi đã làm đủ chuyện,từ đóng hài đến nhảy hiphop, hát karaoke, hút thuốc lá, thuốc lào, uốngrượu... được chính cha mẹ hoặc người thân các em quay lại và đưa lên mạng.

Có clipquay cậu bé 2 tuổi trong tư thế “trần như nhộng” đứng giữa đường say sưanhảy hiphop. Một bé khác thì ở tư thế “trồng cây chuối” chổng đầu xuống đấtdựng hai chân lên trời xoay xoay rồi ngã kềnh, bé khác thì uốn éo lắc mônghát những bài của người lớn...

Thậmchí, trên trang youtube còn đăng clip “bé 3 tuổi hát như ca sĩ”, đầu đeokhăn, mặc đồ người lớn rướn cổ cao giọng: “Người yêu hỡi xin đừng gian dối”…trong điệu bộ thật khổ sở, khiến bất cứ ai cũng phải lắc đầu thở dài vìkhông hiểu sao nhiều bậc cha mẹ lại dạy con hát những ca từ đau khổ, nãonùng khi mà chúng không hiểu hết nội dung của những lời lẽ ấy…

Đừng bôi bẩn tờ giấy trắng

Sau khiclip bé 4 tuổi nhại giọng người lớn được tung lên youtube, nhiều độc giả đãbày tỏ sự bức xúc và lên án hành động này. Nick nguyenanhtu phẫn nộ: “Những người này không có học hay sao lại làm trò xấu cho con mình như vậy.Chẳng hiểu nổi các ông bố, bà mẹ bây giờ”.

Mộtngười khác viết: “Đơn giản là các bậc cha mẹ muốn con mình nổi tiếng bằngmọi cách có thể, kể cả việc tạo ra những tình huống sốc, phản cảm rồi quayđưa lên youtube hay các mạng xã hội để mọi người xem và bình luận. Đây làcách khoe con không thể chấp nhận được. Tâm hồn của các em bé như một tờgiấy trắng, nhưng các ông bố bà mẹ này đã cố tình bôi bẩn. Sau này các emlớn lên hư hỏng không dạy được thì lại đổ tại lỗi này lỗi kia, lúc đó có hốihận cũng không kịp”.

Về vấnđề trên, bà Lê Thị Túy - chuyên gia tư vấn tâm lý - Trung tâm Tư vấn tuổitrẻ hạnh phúc Việt Nam cho rằng, khoe con là nhu cầu chính đáng của các bậccha mẹ. Trào lưu tung hình ảnh, clip lên mạng xuất phát từ một bộ phận ngườinổi tiếng thích khoe đời tư của mình, sau đó nhiều người học theo muốn đưacon mình lên mạng để con nổi tiếng, được nhiều người biết đến.

Tuy vậy,việc làm trên chỉ được đồng tình khi nội dung của các hình ảnh, clip mangtính tích cực. Còn với những clip phản cảm, vi phạm pháp luật, không phù hợpvới chuẩn mực đạo đức như clip bé 3 tuổi lái xe, mẹ dạy con chửi chồng...thì cần phải lên án.

Đángbuồn là hiện có không ít người có suy nghĩ thấy con em mình có chút vượttrội thì gán ngay cho bé cái danh “thần đồng” rồi uốn nắn con mình làm nhữngviệc vượt quá khả năng, thậm chí là kỳ cục. Điều này sẽ khiến các bé dầnhình thành những suy nghĩ lệch lạc. Trong khi đó, từ khi còn rất nhỏ trẻluôn có ý thức học hỏi những việc làm của người lớn.

Ở độtuổi này, các em chưa phát triển hoàn thiện, chưa có thể phân biệt rõ đúng,sai, tốt, xấu nên thường bắt chước người lớn. Nếu người lớn cứ cổ vũ chonhững hành động sai trái của trẻ thì khi lớn lên các em sẽ hiểu đó là việclàm tốt và sẽ bị lệch lạc về giá trị sống.

Theo An ninh Thủđô



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.