Bé gái xinh xắn bỗng dưng bị hói đầu khi mới học lớp 2, người mẹ tá hỏa khi phát hiện ra “thủ phạm”

Cha mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến thói quen sinh hoạt của con cái mình, đồng thời học cách kiểm soát cảm xúc của trẻ, giúp trẻ thư giãn và giải tỏa vấn đề khi xuất hiện tình huống bất thường.

Con gái chị Tiếu Mai đang học lớp 2. Đó là một cô bé xinh xắn với mái tóc dài ngang lưng, đen sẫm và bóng khỏe. Tuy nhiên cách đây mấy tháng, khi đang kèm con làm bài tập về nhà, chị bất ngờ phát hiện ra giữa đầu con có một mảng da đầu không còn tóc. Điều đó làm người mẹ thực sự hoang mang, lẽ nào con bé còn nhỏ thế mà đã bị hói đầu?

Bé gái xinh xắn bỗng dưng bị hói đầu khi mới học lớp 2, người mẹ tá hỏa khi phát hiện ra thủ phạm”-1

Sau khi nói chuyện những thân trong gia đình, có ý kiến cho rằng có thể do tóc bé quá dài, tiêu hao quá nhiều chất dinh dưỡng nên chị Tiếu Mai quyết định cắt tóc ngắn cho con. Thế nhưng, tóc của bé gái vẫn ngày càng mỏng đi, vùng da đầu lộ ra ngoài ngày càng nhiều.

Điều đáng lo ngại hơn là khi tóc ngày càng thưa dần, tâm trạng của trẻ cũng trở nên tồi tệ hơn. Bé không muốn đến trường và từ chối tham gia tất cả các hoạt động nhóm. Trước đây, bé vốn hay nói, thích cười đùa nhưng vì việc này mà con ngày càng kém tự tin, không muốn giao du với các bạn trong lớp, đi đứng cúi gằm mặt, tính tình ngày càng nóng nảy.

Hoảng sợ trước tình trạng đó của con, chị Tiếu Mai quyết định đưa bé đi bệnh viện khám. Sau khi kiểm tra, bác sĩ nhận thấy tóc bé có chất lượng tốt, soi da thì thấy các sợi tóc bị gãy chứ không phải tự rụng, rất có thể là do bé tự nhổ tóc do có vấn đề về tâm lý. Đó là chứng Trichotillomania - chứng nghiện nhổ tóc, một dạng của rối loạn kiểm soát cảm xúc.  

Bé gái xinh xắn bỗng dưng bị hói đầu khi mới học lớp 2, người mẹ tá hỏa khi phát hiện ra thủ phạm”-2

Bác sĩ đã có cuộc trò chuyện riêng với cô bé, sau nhiều lần trao đổi, cuối cùng bé gái cũng thừa nhận chính mình tự nhổ tóc. Thời điểm nhổ tóc thường là khi em làm bài bập về nhà hoặc những lúc căng thẳng. Ban đầu em có thấy thấy đau nhưng khi nhổ sợi tóc lên em lại cảm thấy bớt căng thẳng hơn rất nhiều, vậy nên em càng hay nhổ tóc. 

Tại sao bé có vấn đề về tâm lý mà cha mẹ không biết?

Không riêng gì chị Tiếu Mai, trong cuộc sống không ít bố mẹ quá bận rộn với công việc và các mối quan hệ xã hội nên không dành nhiều thời gian cho con cái. Chính vì thế, cha mẹ thiếu sự giao tiếp với con cái, họ không quan tâm kịp thời đến các vấn đề sức khỏe tâm thần của con, dẫn đến khó phát hiện ra những bất thường ở trẻ.

Nếu chị Tiếu Mai quan tâm đến con gái nhiều hơn vào các ngày trong tuần, giao tiếp và sát xao với bé nhiều hơn, chắc chắn chị đã có thể sớm phát hiện ra những vấn đề tâm lý của con và ngăn chặn kịp thời thói quen giật tóc của cô bé. 

Tương tự như vậy, khi một đứa trẻ cảm thấy áp lực và gặp phải những điều phiền toái, nếu nó sẵn sàng nói chuyện với cha mẹ, nếu nó sẵn sàng tìm kiếm sự giúp đỡ từ cha mẹ, thì căng thẳng nội tâm của nó có thể được giải tỏa nhanh chóng và những hành vi tiêu cực như nhỏ tóc cũng sẽ không xảy ra.

Bé gái xinh xắn bỗng dưng bị hói đầu khi mới học lớp 2, người mẹ tá hỏa khi phát hiện ra thủ phạm”-3

Làm sao để có thể biết con mình không khỏe mạnh về tinh thần?

Theo kinh nghiệm của cá bác sĩ, thông thường, khi trẻ em không khỏe mạnh về mặt tinh thần chúng sẽ phát ra 5 "tín hiệu" dưới đây. Nếu cha mẹ quan tâm đầy đủ đến trẻ, chắc chắn họ sẽ không khó để nhận thấy vấn đề của con.

1. Sự tự ti và lo lắng

Trẻ có hành vi này thỉnh thoảng sẽ khóc, cha mẹ hỏi nhưng không biết tại sao. Những đứa trẻ này cũng rất không muốn thử những điều mới, dù chỉ là một điều nhỏ nhặt, chúng sẽ sợ bị chê cười, thậm chí cảm thấy mệt mỏi với việc học và thế giới xung quanh.

2. Hiếu động bất thường

Những đứa trẻ có hành vi này khác với những đứa trẻ hiếu động và hiếu động thông thường. Chúng thường khó tập trung, không có tính tự giác, không kiểm soát tốt cảm xúc của mình và thường bộc lộ cảm xúc mạnh vì những việc nhỏ nhặt.

3. Hung bạo

Trẻ có hành vi này sẽ phản ứng thái quá khi gặp chuyện không vui như chửi bới, ném đồ đạc ... Tâm trạng cũng bấp bênh, khi không vui sẽ phá phách đồ vật, thậm chí làm tổn thương động vật nhỏ xung quanh mình.

Bé gái xinh xắn bỗng dưng bị hói đầu khi mới học lớp 2, người mẹ tá hỏa khi phát hiện ra thủ phạm”-4

4. Căng thẳng quá mức

Trẻ sẽ căng thẳng quá mức khi đối mặt với một số việc, tỏ ra lo lắng, hay trốn vào một góc hoặc phản ứng thái quá. Những đứa trẻ này thường căng thẳng, không vui, hay chán nản, cũng dễ bị thức giấc khi đi ngủ vào ban đêm và bị mất ngủ.

5. Mối quan hệ giữa các cá nhân kém

Có hai tình huống chính của loại biểu hiện này: Một là một số hành vi nhất định của trẻ khiến nhiều trẻ khác tránh xa, chẳng hạn như chế nhạo người khác, chơi khăm, cướp đồ, … Hai là bị tập thể loại trừ, và tính cách của trẻ tương đối thu mình, thích giao tiếp với mọi người và giữ bầu bạn.

Có thể nói, các bậc cha mẹ không chỉ nên quan tâm nhiều hơn đến thói quen sinh hoạt của con cái mình, họ còn cần học kiểm soát cảm xúc của trẻ, giúp trẻ thư giãn và giải tỏa vấn đề khi xuất hiện tình huống bất thường. Nếu cần thiết, bố mẹ cần nhanh chóng cho trẻ đi thăm khám bác sĩ để tìm kiếm liệu pháp tâm lý và thuốc hiệu quả càng sớm càng tốt.

Theo V.K - Vietnamnet


 


chăm sóc trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.