Dù vết trà trong ấm có dày đến đâu vẫn có thể được làm sạch bằng mẹo nhỏ này

Những vết cặn trà nếu không được làm sạch ngay sẽ khô lại và tích tụ ngày càng dày và rất khó tẩy sạch. Nhưng với phương pháp đơn giản này, ấm trà của của bạn sẽ luôn trắng sáng.

Trà là loại thức uống có lợi cho sức khoẻ. Trong trà có chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng khử các gốc tự do nên uống trà có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, đột quỵ, thậm chí cả ung thư. Các chất chống oxy hoá trong trà còn giúp ngăn ngừa những dấu hiệu lão hoá trên cơ thể nên thường được dùng để làm đẹp da, thanh lọc cơ thể, duy trì sức khỏe...

Dù vết trà trong ấm có dày đến đâu vẫn có thể được làm sạch bằng mẹo nhỏ này-1

Với rất nhiều lợi ích thiết thực như vậy nên trà được nhiều người yêu thích và hình thành thói quen uống trà hàng ngày. Tuy nhiên, việc "thưởng trà" thường xuyên lại phát sinh ra một vấn đề, đó là những vật dụng để pha/ chứa trà bị xỉn màu nhìn rất mất thẩm mỹ. Nếu không vệ sinh thường xuyên thì cặn trà sẽ tích tụ càng dày và khó làm sạch hơn. Vậy phải làm sao để xử lý những vết bẩn đó? Mách bạn phương pháp nhỏ này, việc làm sạch những vết cặn trà sẽ chẳng còn làm khó được bạn!

Cách làm sạch vết cặn trà

Cặn trà (bẩn trà, vôi trà) có thành phần chính là canxi cacbonat và rất khó tẩy rửa. Cặn trà được hình thành do quá trình tích tụ các chất không tan trong nước và bám vào thành ấm hay các vật dụng chứa trà. Đối với các loại trà cụ (dụng cụ pha chế, chứa trà) không nên dùng chất tẩy rửa, chất có mùi nồng vì những loại này có chứa hóa chất sẽ làm mất đi hương vị nguyên bản, thơm ngon đặc trưng của trà. Thay vào đó bạn hãy dùng các chất tẩy rửa tự nhiên, an toàn.

Dù vết trà trong ấm có dày đến đâu vẫn có thể được làm sạch bằng mẹo nhỏ này-2

1. Cách vệ sinh ấm trà

Để xử lí các cặn trà (chủ yếu là canxi cacbonat) bám trong bề mặt ấm, bạn nên dùng giấm trắng để làm sạch. Do giấm có tính axit nên sẽ xảy ra phản ứng hóa học với cặn vôi và làm mềm chúng nhanh chóng

- Nếu cặn trà đặc và dày hơn, bạn hãy làm như sau: Cho một chút muối, rượu cùng nước nóng và vỏ trứng gà vò nát vào ấm và lắc đều. Ma sát của vỏ trứng cộng thêm những hỗn hơp trên sẽ giúp loại bỏ đi những mảng cặn trà bên trong thành ấm và cuối cùng cho giấm vào để tẩy sạch hoàn toàn vết bẩn.

- Trong trường hợp cặn trà hoá vôi lâu ngày, sau khi thực hiện các bước  trên, hãy cho thêm kem đánh răng thoa đều vào bên trong, đợi một phút, và rửa sạch lại nhiều lần với nước ấm.

Mẹo nhỏ: Sau khi tẩy sạch vết cắn trà bằng các phương pháp trên, bạn hãy đun sôi 1 củ khoai tây trong 20 đến 30 phút để tạo dung dịch keo rồi cho đầy vào ấm trà ngâm trong 30 phút để khoai tây hấp thụ cặn bẩn và khử độc. 

- Bộ phận khó làm sạch nhất của ấm trà đó là phần vòi. Vì đây là vị trí có kích thước nhỏ nên việc đưa các vật cọ rửa vào bên trong để làm sạch rất khó. Lúc này, bạn có thể áp dụng cách sau: 

+ Đập dập một đầu que tre, đũa tre cho mềm ra thành hình chổi, sau đó nhúng vào muối trắng và chà xát nhiều lần vòi ấm. Sau đó, bạn hãy dùng một que tăm bông nhúng vào giấm trắng để cọ rửa. Để như vậy qua đêm, hôm sau rửa sạch lại với nước ấm.

+ Nếu bạn có những chiếc bàn chải nhỏ chuyên dụng có thể dễ dàng uốn cong, xoắn thì sẽ thuận tiện hơn rất nhiều vì không những có thể luồn sâu vào mọi ngóc ngách mà còn giúp làm sạch triệt để hơn.

Dù vết trà trong ấm có dày đến đâu vẫn có thể được làm sạch bằng mẹo nhỏ này-3

2. Vệ sinh cốc/ bình uống trà

Nói đến vệ sinh cốc trà, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến kem đánh răng vì nghĩ chúng có thể làm sạch được vết ố do trà. Nhưng nếu chỉ dùng kem đánh răng không thôi thì rất mất thời gian và công sức, hơn nữa với các vết ố lâu ngày thì rất khó sạch. Thực tế, bạn chỉ cần thêm vài giọt giấm trắng vào, mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Dù vết trà trong ấm có dày đến đâu vẫn có thể được làm sạch bằng mẹo nhỏ này-4

Cách làm: Đầu tiên, chúng ta vắt 1-2 cm kem đánh răng vào đĩa, sau đó đổ 2 thìa giấm trắng vào, thêm một chút nước và trộn đều.

Dù vết trà trong ấm có dày đến đâu vẫn có thể được làm sạch bằng mẹo nhỏ này-5

Sau đó, dùng dung dịch đã pha này thoa đều lên các vết trà và để yên từ 5-10 phút rồi dùng bàn chải đánh răng chà sát xung quanh. Bạn sẽ thấy vết trà sẽ bị xóa sạch ngay sau khi bạn chải nó.

Dù vết trà trong ấm có dày đến đâu vẫn có thể được làm sạch bằng mẹo nhỏ này-6

Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian và công sức mỗi lần vệ sinh dụng cụ pha chế trà, tốt nhất bạn nên rửa sạch chúng ngay sau mỗi lần sử dụng, nhằm tránh các cặn trà bị khô sẽ bám chắc vào và khó tẩy rửa hơn.

Theo An Nhiên - Vietnamnet


mẹo vặt gia đình


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.