Chính phủ: Sẽ hạ mặt bằng lãi suất

Để đảm bảo các mục tiêu kinh tế vĩ mô, Chính phủ sẽquyết liệt chỉ đạo chính sách tiền tệ theo hướng có lợi nhất cho nền kinh tế.

Để đảm bảo các mục tiêukinh tế vĩ mô, Chính phủ sẽ quyết liệt chỉ đạo chính sách tiền tệ theo hướng cólợi nhất cho nền kinh tế.

Đó là khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên họp thường kỳ Chính phủ,đã được Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ truyền đạt lại tại buổi họpbáo vào chiều 1/4.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, tại phiên họp trước đó của Chính phủ, diễnra trong hai ngày 31/3 và 1/4, Thủ tướng đã kết luận, dù tăng trưởng GDP quý1/2010 tăng cao hơn cùng kỳ, nhưng vẫn thấp hơn quý 4/2009. Hơn nữa, nền kinh tếvẫn phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi như: mặt bằng lãi suất ngân hàng vẫnkhá cao, tăng trưởng tín dụng chậm, đầu tư nước ngoài, xuất khẩu giảm sút, nhậpsiêu tăng mạnh...

Đặc biệt, giá cả trong những tháng đầu năm nay vẫn tăng khá cao so với các nămtrước. Trong đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2010 đã tăng 0,75% so vớitháng 2/2010. Nếu so với tháng 12/2009, CPI tháng 3/2010 đã tăng 4,12%.

Với thực tế đó, Thủ tướng kết luận, nhìn chung kinh tế vĩ mô hiện vẫn chưa vữngchắc, lành mạnh. Điều này đòi hỏi các bộ, ngành liên quan cần nỗ lực hơn nữa đểhạn chế những bất lợi có thể xảy ra.

Vay ngắn hạn sẽ theo cơ chế thỏa thuận

Liên quan tới việc các doanh nghiệp có các dự án sản xuất kinh doanh vay vốndưới 12 tháng không được hưởng lãi suất vay thỏa thuận, Phó thống đốc Ngân hàngNhà nước Nguyễn Đồng Tiến cho biết, trong phiên họp Chính phủ trước đó, Ngânhàng Nhà nước đã đề xuất bãi bỏ quy định này.

“Về cơ bản Chính phủ đã chấp thuận và sẽ được cụ thể hóa trong Nghị quyết phiênhọp tháng 3, sẽ được ban hành trong ngày 2/4”, ông Tiến cho biết.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho hay, dù Chính phủ có thông qua kiếnnghị trên thì cũng chỉ áp dụng đối với những dự án hiệu quả, không triển khaimột cách tràn lan.

Chính phủ: Sẽ hạ mặt bằng lãi suất

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi họp báo chiều 1/4 (Ảnh: T. Nguyên)

Ngoài ra, ông Tiến cũng cho biết, hiện lãi suấttại Việt Nam là tương đối cao, chứ không hẳn nhưmột số phân tích đã lấy lạm phát của tháng 3 sosánh với mức lãi suất rồi kết luận là lãi suấtâm. Quan điểm của Ngân hàng Nhà nước là điềuhành làm sao để lãi suất thực luôn luôn dương,có nghĩa là trên mức lạm phát trung bình của mộtthời kỳ, chứ không phải là lạm phát của mộttháng hay một quý.

Do đó, theo ông Tiến, nếu tính trung bình trongmột thời kỳ thì lãi suất hiện nay vẫn là dương,song nhược điểm là ở mức hơi cao.

Hơn nữa, dù tổng mức huy động vốn trong quý 1tăng không cao nhưng bù lại là vẫn huy động đượcmột lượng lớn vốn trong dân thông qua tiền gửitiết kiện tăng khá cao, đạt khoảng 9%. Bên cạnhđó, các ngân hàng thương mại còn một kênh vốnnữa là từ Ngân hàng Nhà nước.

“Hiện chúng tôi đang tích cực đưa vốn vào nềnkinh tế thông qua hệ thống ngân hàng thương mạibằng các nghiệp vụ, với chủ trương là tương đối“dài hơi”, có thể lên đến 3 tháng với hy vọng làsẽ giảm được lãi suất huy động trong thời giantới”, ông Tiến nói.

Hạ dần lãi suất, tránh điều hành giật cục

Liên quan đến việc điều hành chính sách tiền tệ,tài chính, thị trường vốn, Bộ trưởng Nguyễn Xuânphúc cho biết, Thủ tướng đã yêu cầu Ngân hàngNhà nước cần kiểm soát tốc độ tăng trưởng tíndụng và tổng phương tiện thanh toán, phấn đấuthấp hơn năm 2009, tạo mặt bằng lãi suất phù hợpvới quan hệ cung - cầu vốn thị trường, theohướng giảm dần mặt bằng lãi suất. Bảo đảm lượngtiền trong lưu thông hợp lý, phù hợp với yêu cầuphát triển kinh tế.

Thủ tướng đề nghị việc điều hành chính sách tiềntệ theo nguyên tắc thị trường và yêu cầu phảibảo đảm phù hợp với mục tiêu phát triển, điềukiện thực tế của nền kinh tế, tránh điều hànhgiật cục.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần kiểm soátchặt chẽ hoạt động kinh doanh của các tổ chứctín dụng; tăng cường công tác thanh tra, giámsát; rà soát, đánh giá được thực trạng hoạt độngcủa từng ngân hàng thương mại và của hệ thốngngân hàng để chủ động có phương án xử lý kịpthời khi cần thiết.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính tăng cườngkiểm tra, giám sát hoạt động của các định chếtài chính phi ngân hàng, điều chỉnh bổ sung cácquy định về quản lý rủi ro và an toàn tài chính,trước hết là đối với các công ty bảo hiểm, côngty tài chính, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư.

Nhiều vấn đề “bình thường”

Trả lời câu hỏi của chúng tôi về việc Ngân hàngNhà nước vừa có văn bản đề nghị các chi nhánhngân hàng nước ngoài tại Việt Nam ngừng cung cấpthông tin về khủng hoảng tài chính, suy thoáikinh tế toàn cầu, ông Tiến cho rằng, thực chấtđây là một động thái rất “bình thường”.

Lý do được ông Tiến đưa ra là bởi, vào thời kỳđầu của suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hìnhđòi hỏi Ngân hàng Nhà nước phải thu thập đầy đủ,kịp thời các thông tin về tình hình thế giới.

Tại thời điểm đó, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầucác tổ chức tín dụng nước ngoài có uy tín traođổi, cung cấp thông tin với Ngân hàng Nhà nướcnhằm đảm bảo tính thời sự.

Tuy nhiên, theo ông Tiến, đến nay khủng hoảngcũng gần như đã qua, nên Ngân hàng Nhà nước đãcó văn bản đề nghị các tổ chức này không cungcấp những thông tin đó nữa.

Ông Tiến cũng lưu ý, việc ngừng cung cấp thôngtin trên là việc bình thường, song nếu ai đó xemxét không kỹ hoặc hiểu không đúng bản chất sẽ có“cảm giác” có việc gì đó bất ổn, ảnh hưởng khôngtốt đến nền kinh tế.

Liên quan đến việc Thủ tướng vừa yêu cầu Tậpđoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) báo cáokết quả đầu tư ngoài ngành, Bộ trưởng NguyễnXuân Phúc cho hay, hiện Chính phủ vẫn là đơn vịchỉ đạo trực tiếp các tập đoàn kinh tế Nhà nước.Do đó, việc Thủ tướng yêu cầu Petro Vietnam báocáo kết quả đầu tư ngoài ngành là việc cần thiếtđể nắm rõ tình hình hoạt động sản xuất, kinhdoanh của tập đoàn này, từ đó có những biện phápcụ thể, đồng ý hay không đồng ý... Đó là việc“bình thường” trong điều hành, quản lý các tậpđoàn kinh tế của Chính phủ.

"Hoàn toàn không có gì bất thường tại PetroVietnam thông qua yêu cầu của Thủ tướng vừaqua", Bộ trưởng Phúc khẳng định.

Liên quan đến những thông tin về Tập đoàn Côngnghiệp Tàu thủy (Vinashin) được công luận quantâm thời gian gần đây, Thứ trưởng Bộ Thông tinvà Truyền thông Đỗ Quý Doãn cho biết, hiện Chínhphủ đang chỉ đạo Thanh tra Chính phủ tiến hànhcác hoạt động của tập đoàn này. Sau khi công tácthanh tra kết thúc, có kết quả, Chính phủ sẽ xemxét xử lý và công bố chính thức.

Theo Từ Nguyên
Chính phủ: Sẽ hạ mặt bằng lãi suất



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.