“Chứng khoán Việt Nam đã phản ứng thái quá”

Đây là nhận định được đại diện Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank SBS) đưa ra tại cuộc hội thảo “Khủng hoảng nợ châu Âu và những ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam”, do Sacombank SBS phối hợp với hãng tin Bloomberg tổ chức tại Hà Nội chiều 86

Thị trường chứng khoán ViệtNam thời gian qua đã phản ứng thái quá và chủ yếu chịu tác động tâm lý từ cuộckhủng hoảng nợ tại châu Âu.

Đây là nhận định được đại diện Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín(Sacombank - SBS) đưa ra tại cuộc hội thảo “Khủng hoảng nợ châu Âu và những ảnhhưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam”, do Sacombank - SBS phối hợp với hãngtin Bloomberg tổ chức tại Hà Nội chiều 8/6.

“Ảnh hưởng không quá lớn”

Tại hội thảo này, một lần nữa diễn biến và nguyên nhân của cuộc khủng hoảng nợtại Hy Lạp dẫn đến những bất ổn của kinh tế khu vực châu Âu lại được mổ xẻ.

Diễn biến và nguyên nhân đã được đề cập nhiều, thế nhưng một câu hỏi cũ được nhàđầu tư đặt ra lại vẫn mới: tại sao các tổ chức có trách nhiệm của khu vực vàquốc tế lại không có những cảnh báo kịp thời, cập nhật các mức độ cảnh báo đểđến khi khủng hoảng xẩy ra, ảnh hưởng của nó lan rộng mới tập trung phân tích,rồi kêu gọi giải pháp, hỗ trợ?

Theo ông Nitin Jaiswal, chuyên gia của Bloomberg, các cuộc khủng hoảng thườngxẩy ra trước khi nó được biết đến do những ảnh hưởng.

Với Việt Nam, ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu hiện nay được các chuyêngia tại hội thảo trên cho rằng là không quá lớn; hay những nguy cơ có thể dẫntới một cuộc khủng hoảng tương tự là không đáng lo ngại.

Ông Lê Bá Hoàng Quang, chuyên gia phân tích kinh tế vĩ mô của Sacombank - SBS,cho rằng cần nhìn nhận các yếu tố đã tạo nên cuộc khủng hoảng, như tỷ lệ nợ quốcgia trên GDP, tốc độ tăng trưởng GDP, thâm hụt ngân sách để tìm đến những kếtluận.

“Ở khu vực châu Á, chúng ta có thể thấy nợ quốc gia trên GDP của nhiều nước đềuở mức thấp nếu so với Hy Lạp, cũng như tốc độ tăng trưởng GDP của nhiều nước khuvực châu Á được duy trì khá cao so với các khu vực khác. Tôi không nhìn thấynhững rủi ro ở khu vực châu Á, xét theo những yếu tố tạo nên cuộc khủng hoảngtại Hy Lạp”, ông Quang nói.

“Chúng ta thấy 3 chỉ tiêu: thứ nhất là tăng trưởng GDP của chúng ta vẫn duy trìở mức cao và ổn định, có chiều hướng tích cực lên; thứ hai, tỷ lệ nợ trên GDPcủa chúng ta ở mức đảm bảo và là các nghĩa vụ nợ dài hạn; thứ ba là thâm hụtngân sách chưa đến mức phải quan ngại nhiều. Do đó, nếu nhìn vào 3 nguyên nhândẫn tới khủng hoảng nợ Hy Lạp thì Việt Nam ở vị thế mà theo quan điểm của tôikhông quá lo ngại về khủng hoảng nợ và tác động của nó”, chuyên gia củaSacombank - SBS phân tích thêm.

“Chứng khoán Việt Nam đã phản ứng thái quá”

Với riêng thị trường chứng khoán, một lo ngại nổi bật là biến động của dòng vốn đầu tư gián tiếp, nhưng thực tế là nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục giải ngân và mua ròng liên tiếp từ tháng 10/2009 đến nay…

Ảnh hưởng cụ thể và trực tiếp nhất từ cuộc khủng hoảng trên, theo phân tích đưara tại hội thảo là hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Khi khủng hoảng Hy Lạp tácđộng đến cả khu vực châu Âu, làm cho đồng Euro giảm đi đồng nghĩa với hàng hóaxuất khẩu từ châu Á, trong đó có Việt Nam, sẽ đắt lên và ảnh hưởng đến sức cạnhtranh.

Tuy nhiên, chuyên gia của Sacombank - SBS khuyến nghị: nhà đầu tư có thể nhìn ởgóc độ châu Âu là nền kinh tế nhập khẩu nhiều, và khi nền kinh tế bị ảnh hưởngnhư vậy thì nhu cầu hàng hóa cũng sụt giảm. Nhưng cần xem đó là nhu cầu nhữnghàng hóa gì và mức độ tác động với mỗi nước là khác nhau. Mặt khác, cần xem xétkỹ cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực này; và hiện Việt Nam chủ yếuxuất khẩu những mặt hàng thiết yếu nên ít chịu những tác động xấu.

Ở một góc nhìn khác, ông Lê Bá Hoàng Quang tỏ ra lạc quan: “Đối với Việt Nam,chúng ta nhìn nhận Hy Lạp cũng là một nền kinh tế mới nổi. Hy Lạp cũng đã vàđang là địa chỉ thu hút được nhiều dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp. Nhìnở góc độ Hy Lạp là một địa chỉ cạnh tranh thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp vàgián tiếp, thì châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng an toàn hơn sẽ ở vị trícạnh tranh thuận lợi hơn”.

Yếu tố tâm lý?

Theo tập hợp mà chuyên gia Nitin Jaiswal đưa ra, thị trường chứng khoán thế giớitừng mất 1 năm để có tăng trưởng 16%, nhưng chỉ cần 1 tháng để giảm 7,6% trướcảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp.

Lo ngại mà ông Nitin Jaiswal đưa ra là khả năng ảnh hưởng của cuộc khủng hoảngtrở thành hiệu ứng domino, lan rộng tới các quốc gia khác mà không chỉ bó hẹp ởHy Lạp, như với Đức hoặc Tây Ban Nha…

Với Việt Nam, thực tế diễn biến trên thị trường chứng khoán thời gian qua cũngđã phản ánh những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng đó. Mối quan hệ với thị trườngthế giới sau một thời gian dài mờ nhạt đã trở nên nổi bật, đặc biệt từ cuốitháng 4 trở lại đây.

Cả chuyên gia của Bloomberg và của Sacombank - SBS đều cho rằng thị trường chứngkhoán Việt Nam đã và đang chịu ảnh hưởng từ thị trường thế giới, chịu những ảnhhưởng từ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, nhưng chủ yếu là ở yếu tố tâm lý.

Ông Lê Bá Hoàng Quang nói rằng “tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng tới thịtrường chứng khoán chúng ta không phải là lớn. Phản ứng mà chúng ta nhìn thấytrên thị trường chứng khoán trong những phiên giao dịch gần đây theo tôi là mangyếu tố tâm lý nhiều hơn và có phần thái quá”.

Ngoài những phân tích tác động nói trên, chuyên gia của Sacombank - SBS tin rằngthị trường chứng khoán Việt Nam thậm chí sẽ tăng trưởng mạnh về quy mô và giátrị trong thời gian tới nhờ những yếu tố nội tại tốt và đang có hướng vận độngtích cực.

Cụ thể, ông Quang nhận định diễn biến của lạm phát hai tháng gần đây đang chothấy tín hiệu tích cực; khả năng lạm phát năm 2010 sẽ ở mức một con số, cụ thểlà dự báo từ 8% - 9%.

Khi lạm phát cơ bản được kiềm chế, Ngân hàng Nhà nước có điều kiện để thực hiệnchính sách nới lỏng tiền tệ, mặt bằng lãi suất sẽ giảm dần và kỳ vọng tăngtrưởng tín dụng những tháng cuối năm sẽ mạnh hơn (sau khi tăng rất chậm trong 5tháng đầu năm với 7,46% và dư địa còn lại theo mục tiêu 25% còn lớn). Tuy nhiên,chuyên gia này từ chối đưa ra bình luận về khả năng nới lỏng tiền tệ, cũng nhưdự báo các công cụ mà Ngân hàng Nhà nước có thể sử dụng trong thời gian tới.

Mặt khác, một thực tế được đưa ra là Việt Nam là một quốc gia có tốc độ tăngtrưởng kinh tế nhanh trong khu vực và trên thế giới sau ảnh hưởng của cuộc khủnghoảng năm 2008 và 2009. GDP đã tăng trưởng 5,83% trong quý 1/2010 và dự báo sẽtăng từ 6,2% - 6,3% trong quý 2 này.

Trong khi đó, nhập siêu, thâm hụt thương mại hay vấn đề tỷ giá được chuyên giaSacombank - SBS bình luận là ổn định và trong tầm kiểm soát.

Với riêng thị trường chứng khoán, một lo ngại nổi bật là biến động của dòng vốnđầu tư gián tiếp, nhưng thực tế là nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục giải ngânvà mua ròng liên tiếp từ tháng 10/2009 đến nay…

Theo Minh Đức
VnEconomy



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.