DN xuất khẩu thủy sản vướng nhiều tiêu chuẩn EU

Trước đây, các doanh nghiệp chế biến thủy sản chỉcần áp dụng HACCP, ISO9000.

Trước đây, các doanh nghiệp chế biến thủy sảnchỉ cần áp dụng HACCP, ISO9000. Hiện nay, áp dụng Tiêu chuẩn toàn cầu củaHiệp hội bán lẻ Anh Quốc BRC dành cho thực phẩm, Tiêu chuẩn thực phẩm quốctế IFS, ISO22000 đang là yêu cầu, điều kiện mua hàng của các tập đoàn bán lẻlớn trên thế giới nói chung và ở châu Âu nói riêng.

Theo thông tin trong Hội thảo "Thủy sản Việt Nam- tiềm năng phát triển và hội nhập" tổ chức ngày  25/4 tại Cần Thơ,  tínhđến thời điểm hiện nay, Việt Nam có khoảng 90 doanh nghiệp chế biến thủy hảisản được chứng nhận theo tiêu chuẩn BRC và khoảng 50% doanh nghiệp chế biếnthủy hải sản được chứng nhận theo tiêu chuẩn IFS.

Đối với hải sản khai thác, Quy định các hoạtđộng đánh bắt thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định doHội đồng Liên minh Châu Âu EC (IUU) bắt đầu có hiệu lực từ năm 2010.

Theo quy định, tất cả hải sản khai thác nhậpkhẩu vào EU sẽ bị cấm, trừ khi công ty nhập khẩu chứng minh được rằng, hảisản của mình không có nguồn gốc từ hoạt động khai thác IUU thông qua hệthống truy xuất nguồn gốc nghiêm ngặt.

DN xuất khẩu thủy sản vướng nhiều tiêu chuẩn EU

Để có thể thâm nhập vào những thị trường khó tính như EU, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản VN phải đặt tiêu chuẩn chất lượng lên hàng đầu

Đối với thủy hải sảnnuôi trồng, việc áp dụng theo tiêu chuẩn Sảnxuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn Quốc tế GlobalGAP tại các vùng nuôi đang được khuyến khích ápdụng trong những năm trước đây thì hiện nay đãtrở thành một trong số những điều kiện tiênquyết của khách hàng EU khi kí kết hợp đồng muahàng.

Trong khi đó, áp dụng tiêu chuẩn Global GAP thựcsự không dễ dàng đối với các vùng nuôi thủy hải sản. Trước tiên là thiết kếmặt bằng ao nuôi phải đảm bảo nguồn nước cấp và xử lí nước thải. Nước cấpkhông được bơm trực tiếp từ nước sông và phải qua quá trình lắng.

Ngoài ra còn có các vấn đề về con giống, thức ăn.Các nhà cung cấp này cũng phải cam kết áp dụng Global GAP.

“Cho đến thời điểm hiện nay, Việt Nam mới chỉ cómột vùng nuôi tôm và 4 vùng nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn Global GAP. Với chỉvài chục đơn vị chế biến đạt tiêu chuẩn BRC và IFS, vài vùng nuôi đạt tiêuchuẩn Global GAP, chúng ta có thể thấy tỉ lệ rất thấp các doanh nghiệp chếbiến và vùng nuôi đạt được trình độ quản lí theo yêu cầu, quy định của EU” -ông Nguyễn Xuân Khôi, Giám đốc Chứng nhận – Intertek Việt Nam cho hay.

Theo Lê Dung
DN xuất khẩu thủy sản vướng nhiều tiêu chuẩn EU



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.