Hy Lạp khủng hoảng tài chính vì bệnh thành tich

Có nhiều dẫn chứng thuyết phục cho thấy chính việcchâu Âu nhiều lần làm ngơ trước các hành xử vô nguyên tắc của thành viên khiếnHy Lạp ra nông nổi ngày nay.

Có nhiều dẫn chứng thuyết phụccho thấy chính việc châu Âu nhiều lần làm ngơ trước các hành xử vô nguyên tắccủa thành viên khiến Hy Lạp ra nông nổi ngày nay.

>>
>>

Năm 1996, để chuẩn bị cho việc ramắt đồng euro, Hội đồng châu Âu đã họp tại Dublin để thảo luận các vấn đề cầnthiết. Và Liên minh châu Âu (EU) ký một hiệp ước quy định các thành viên trongnhóm giới hạn thâm hụt ngân sách hàng năm không vượt quá 3% GDP và tổng nợ chínhphủ không vượt quá 60% GDP quốc gia.

Mười một sáng lập viên lúc bấy giờ vẫn ấnđịnh giờ G là ngày 1.1.1999 ra mắt đồng euro. Nhưng không có quốc gia nào trongkhối lúc bấy giờ đáp ứng được tiêu chí trên. Ví dụ lúc đó Bỉ có tổng nợ quốc gialên đến 131% GDP.

Gia nhập vội vã

Tham vọng tạo ra một khối kinh tếchung có sức ảnh hưởng đã khiến cho các thành viên sáng lập lúc bấy giờ muốn cócàng nhiều thành viên càng tốt. Điều đó khiến các tham vọng chính trị va vấp vớinhững thực trạng về nền kinh tế các quốc gia.

Bất chấp tất cả, các quốc giachâu Âu “làm đẹp” sổ sách bằng mọi giá để kịp tiến độ gia nhập. Lúc đó, con số“sạch đẹp” thâm hụt 4% của Hy Lạp khiến một số người nghi ngờ.

Thần kỳ hơn khiHy Lạp giảm được mức thâm hụt xuống còn 2,5% vào năm 1998 và dự báo lúc bấy giờnói thâm hụt chỉ còn 1,9% vào năm 1999. Cả châu Âu đã hoan hô thành tích này,tung hô Hy Lạp như một câu chuyện thần kỳ khiến một số nước phải ngưỡng mộ. TâyBan Nha, Pháp, Bồ Đào Nha cũng cố gắng “đạt thành tích” thâm hụt chỉ 3%.

Hy Lạp khủng hoảng tài chính vì bệnh thành tich

Những số liệu “ma”

Quả đúng như người ta nghi ngờ.Tháng 3.2000, dưới một tiêu chuẩn kế toán mới, cho thấy thâm hụt thực sự của HyLạp vào năm 1998 là 3,2%. Đến năm 2004 một báo cáo khác lại chỉ ra con số thâmhụt của Hy Lạp vào năm 1998 là 4,3%, bởi Hy Lạp đã nhập nhằng tiền chi tiêu muasắm công với viện trợ chính phủ đến 2 tỉ euro.

Không chỉ thế, Hy Lạp còn cố ýkhông tính đến một số chi tiêu quân sự cũng như y tế trong tổng chi chính phủ.Ngược lại, quốc gia này còn xem một số viện trợ từ châu Âu là khoản thu vào củachính phủ.

Với cách này, Hy Lạp đã “bùa”thâm hụt ngân sách năm 2003 một cách khó tin. Vào tháng 3.2004, Hy Lạp công bốthâm hụt ngân sách 2,6 tỉ euro tương đương 1,7%, tức thấp hơn nhiều so với mứctrung bình của EU là 2,7%. Điều đó khiến nhiều người nghi ngờ và EU gây áp lựckhiến Hy Lạp công bố lại.

Dưới áp lực từ châu Âu, Hy Lạpcông bố là 3,2% bởi trước đó đã tính các trợ cấp thuế ước tính của châu Âu vàonguồn thu chính phủ. Bốn tháng sau đó, Hy Lạp thừa nhận đã bỏ qua một số khoảnchi tiêu quân sự, tính cao lên giá trị thặng dư an sinh xã hội cùng lãi suấtthấp đi, nên con số thực phải là 4,6%.

Đến tháng 3.2005, Hy Lạp “thành thật”thông báo thâm hụt của năm 2003 là 5,2%. Và trong lần “thành thật” cuối cùng vàocuối năm đó, con số tăng lên mức 5,7%. Sau 18 tháng, số liệu thâm hụt năm 2003đã tăng từ 2,6 tỉ lên 8,8 tỉ euro.

Có lợi cùng hưởng, có hoạ… tựchia

Theo ông Jean-Pierre Jouyet, chủtịch uỷ ban Giám sát thị trường chứng khoán Pháp và là cựu cố vấn trưởng của chủtịch Uỷ ban châu Âu, vấn đề hiện tại của Hy Lạp cũng cho thấy thể chế tài chínhcủa EU không đủ năng lực và chuyên môn để kềm chế những thành viên không tuânthủ hiệp ước của khối.

David Marsch, tác giả cuốn Đồng euro là cuốn sách nói đếnquá trình khai sinh ra đồng tiền này lý giải liên minh tiền tệ đã được xem làcông cụ cho liên minh chính trị, nên các “sáng lập viên” chẳng hề quan tâm nhiềuđến chuyện trừng phạt thành viên vi phạm quy chế chung.

Năm 1996, khi thảo luận xem liệu có cần thiết cónhững công cụ trừng phạt những thành viên viphạm hay không, Tổng thống Pháp Jacques Chiracvà Thủ tướng Đức Helmut Kohl cho rằng nên dựavào ý thức, và cuối cùng EU ủng hộ chủ trươngnày. EU cho rằng các quốc gia sẽ phải tự điềutiết lấy.

Willem Buiter, kinh tế gia trưởng củaCitigroup và là thành viên của uỷ ban Chính sáchtiền tệ của ngân hàng Anh quốc, mô tả hiệp ước1996 như những con hổ giấy. Còn ông Jean-PierreJouyet nói: “Một hiệp ước mà không có biện pháptrừng phạt thì là vô nghĩa”.

Đâu chỉ Hy Lạp, vào năm 2002 đến2004, Pháp và Đức vượt chuẩn thâm hụt thì các quốc gia EU khác cũng bình chânnhư vại. Ông Jean-Luc Dehaene, cựu Thủ tướng Bỉ, không ngại chỉ trích: “Họ có xuhướng đưa ra quyết định chính trị”. Nay, đến khi Hy Lạp kêu van và lo sợ đồngeuro chết yểu thì EU mới vào cuộc.

Theo Ngô Minh Trí
Hy Lạp khủng hoảng tài chính vì bệnh thành tich



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.