Lập định chế tài chính để bảo vệ NĐT chứng khoán?

Một số công ty chứng khoán có thể lâm vào tình trạng giải thể, phá sản và có thể làm mất vốn và tài sản của nhà đầu tư trong các tình huống như: Quản trị doanh nghiệp kém, vay nợ nhiều hoặc chiếm dụng vốn của NĐT dùng cho mục đích kinh doanh, khi khả năng tài chính kém, cộng với khả năng chiếm dụng vốn và tài sản NĐT xảy ra, khó có khả năng chi trả thì có thể dẫn tới 1 số NĐT bị mất vốn.

Trước thực trạng có quá nhiều công ty chứng khoán ra đời và hoạt động trànlan như hiện nay, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) kiếnnghị cần thành lập 1 định chế tài chính để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

Có quá nhiều công ty chứng khoán

Hiện nay trên thị trường chứng khoán Việt Nam có hơn 100 công ty chứng khoán(CTCK) hoạt động. Theo ghi nhận từ VAFI, đại diện của hệ thống các CTCK cóquá nhiều CTCK ra đời, hoạt động; do đó dẫn đến tình trạng phân tán nguồnnhân lực quản trị cấp cao, chất lượng hoạt động của nhiều công ty là khôngđạt yêu cầu.

Việc có quá nhiều CTCK cũng tạo nên những cuộc cạnh tranh gay gắt và khônglành mạnh, cạnh tranh bằng mọi giá trong việc thu hút khách hàng đầu tư, rủiro nhất là cạnh tranh về dịch vụ sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cho vay rấtcao. Dịch vụ này không những ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của thịtrường chứng khoán mà còn liên quan đến vấn đề quản lý rủi ro không cho vốncủa CTCK, đến tiền và chứng khoán của nhà đầu tư (NĐT).

Một số công ty chứng khoán có thể lâm vào tình trạng giải thể, phá sản và cóthể làm mất vốn và tài sản của nhà đầu tư trong các tình huống như: Quản trịdoanh nghiệp kém, vay nợ nhiều hoặc chiếm dụng vốn của NĐT dùng cho mục đíchkinh doanh, khi khả năng tài chính kém, cộng với khả năng chiếm dụng vốn vàtài sản NĐT xảy ra, khó có khả năng chi trả thì có thể dẫn tới 1 số NĐT bịmất vốn.

Trong trường hợp ban quản trị doanh nghiệp yếu kém, không quản lý được cácnhân viên dưới quyền, có thể xảy ra tình huống 1 nhóm nhân viên cam kết vớinhau, chiếm dụng nhiên tài sản và tiền của NĐT để kinh doanh chứng khoán,xong bị thua lỗ lớn trong khoảng thời gian dài, khoảng thua lỗ đó lớn hơntài sản của CTCK, vậy ai sẽ là người chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại choNĐT ?…

Lập định chế tài chính để bảo vệ NĐT chứng khoán?

Những rủi ro về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết, môi trườngkinh doanh trong nước hay do tác động của kinh tế thế giới… làm cho thịtrường chứng khoán biến động giảm mạnh, giá chứng khoán liên tục sụt giảm,thị trường mất thanh khoản nhưng CTCK có thể không thu hồi được nợ từ đònbảy tài chính…

Cần thành lập 1 định chế tài chính

Theo luật sư Phùng Anh Tuấn, Phó Chủ tịch VAFI, tất cả các nước có thịtrường chứng khoán phát triển trên thế giới đều có định chế bảo vệ quyền lợinhà đầu tư do nhà nước xúc tiến thành lập, ví dụ như tại Mỹ có Công ty bảovệ nhà đầu tư chứng khoán (SIPC); Hàn Quốc có Trung tâm bảo vệ nhà đầu tưchứng khoán (SFIPC) và Hồng Kông có Công ty đền bù nhà đầu tư (ICC)...

Các cơ chế bảo vệ NĐT này được xây dựng trên một nền móng với các yếu tố cơbản như: Có quy định pháp luật cụ thể trong việc lập và điều hành quỹ đền bùbảo vệ nhà đầu tư; Có một cơ quan công cộng đóng vai trò quản trị và điềuhành quỹ với các thành viên được các bên có quyền lợi liên quan(stakeholders) chỉ định; Các công ty, tổ chức hiệp hội bảo vệ NĐT trong cáccơ chế này là các tổ chức xã hội hoặc thuộc Chính phủ, hoạt động phi lợinhuận và có nguồn quỹ để bảo vệ NĐT;

Quỹ bồi thường có nguồn gốc từ đóng gópcủa các thành viên tham gia thị trường, công ty kinh doanh nhà đầu tư; Nhànước ủy quyền thành lập hỗ trợ tài chính và trợ giúp khi cần thiết và có mộtcơ chế khởi kiện và tranh tụng tập thể, qua đó một tổ chức có thể được ủynhiệm từ trước bởi các thành viên của mình để chủ động đi kiện và tiến hànhcác biện pháp tố tụng khi có đủ các điều kiện cần thiết.

“Với thực tế của Việt Nam và kinh nghiệm từ một số thị trường trên thế giới,chúng tôi nhận thấy sự cấp thiết trong việc ban hành các quy định pháp luậtđể bảo vệ NĐT, trao quyền và tạo điều kiện cho các tổ chức, hiệp hội để bảovệ quyền lợi của các nhà đầu tư. Mặt khác, cần thành lập các quỹ bảo vệ nhàđầu tư để hỗ trợ hoạt động của các hiệp hội, tổ chức.

Sau cùng, cần có cơ chế để các định chế bảo vệ nhà đầu tư có quyền đại diệnkhởi kiện thay mặt cho các nhà đầu tư. Tất cả các nhiệm vụ trên có thể đượcxúc tiến và thực hiện bởi một Ban đề án (Task Force) do Chính phủ và/hoặcmột hiệp hội đại diện các nhà đầu tư và các bên tham gia thị trường”, ôngTuấn gợi ý.

Theo An Hạ
Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.