Sự kỳ quặc của chứng khoán Việt Nam

Những ai đã không hiểu hoặc còn hoài nghi về thị trường này sẽ phải tự "sámhối". Bất chấp những khó khăn vẫn còn y nguyên, chân lý của chứng khoán là thịtrường luôn luôn đúng, chứ không phải những phân tích nặng phần diễn giải vĩ mô.

Những ai đã không hiểuhoặc còn hoài nghi về thị trường này sẽ phải tự "sám hối". Bất chấp những khókhăn vẫn còn y nguyên, chân lý của chứng khoán là thị trường luôn luôn đúng, chứkhông phải những phân tích nặng phần diễn giải vĩ mô.

Từ "downtrend" sang"uptrend"

Trái ngược với ý chí bi quanvào năm 2011, giờ đây nhiều công ty chứng khoán đang khuyến nghị nhà đầu tưmua vào cổ phiếu. Hàng trăm mã cổ phiếu đã "chiến thắng thị trường" tronghơn hai tháng qua đang khiến cho dù muốn hay không, khối công ty chứng khoántỏ ra tự tin hơn, cho dù vẫn xuất hiện đều đặn hiện tượng những công tychứng khoán như Dầu khí, Trường Sơn phải đóng cửa chi nhánh giao dịch haythậm chí chấm dứt cả hoạt động của văn phòng chính.

Tuần qua cũng đã chứng kiếnhình ảnh thăng hoa của Phố Wall. Sự kiện đáng ghi nhớ nhất là lần đầu tiênkể từ tháng 12/2007, chỉ số S&P500, đại diện cho nhóm các doanh nghiệp lớnnhất của TTCK Mỹ, đã vượt qua mốc tâm lý 14.000 điểm, tức bứt qua hàng loạtvùng kháng cự phía trên. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq cũng của Mỹ cũng dần bỏxa mốc tâm lý 3.000 điểm. Còn Dow Jones thì đang cố gắng hồi phục theo mộtxu hướng khá bền vững, sau khi đã trồi sụt quanh khu vực 13.000 điểm.

Một hiện tượng khá hiếm hoikhác cũng tái hiện là đang diễn ra sự đồng pha giữa TTCK Việt Nam và xu thếuptrend (tăng trưởng) của các chỉ số chứng khoán Mỹ. Điều này đặc biệt có ýnghĩa, bởi vào năm 2011, trong khi phần lớn các TTCK Mỹ và châu Âu "uptrend"thì TTCK Việt Nam lại một mình một chợ "downtrend" (xuống giá).

Sự kỳ quặc của chứng khoán Việt Nam
 

Chỉ có điều, một khácbiệt lớn vẫn đang ám ảnh thị trường cổ phiếu Việt Nam là độ lệch phakhông thể hoài nghi giữa tình hình kinh tế vĩ mô ở nước ta với Mỹ và TâyÂu. Trong khi từ tháng 12/2011 đến nay, đà hồi phục của TTCK Mỹ trở nêncó căn cứ thuyết phục với trên hết là xu thế tăng trưởng trở lại của chỉsố GDP, xuất khẩu, tiêu dùng, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng, vấnđề Hy Lạp được "khoanh nợ", kể cả doanh số bán nhà mới xây mà cho thấythị trường bất động sản Mỹ đang có dấu hiệu tăng giao dịch dù chưa tănggiá..., nền kinh tế Việt Nam vẫn loanh quanh tại một khúc quanh miễncưỡng: GDP không làm cách nào nhấc mình lên được, dòng vốn chảy vào khuvực sản xuất kinh doanh vẫn bị ngưng trệ một cách hết sức khó hiểu, lãisuất cho vay vẫn treo cao một cách đầy ác ý, nền kinh tế từ tình trạngđình lạm (lạm phát treo cao trong khi sản xuất đình đốn) chuyển dần sangthế thiểu phát (sản xuất tiếp tục đình đốn trong bối cảnh lạm phát được"kềm chế").

Với khung cảnh chưa có gìđược xem là thuận lợi trên, vì sao chứng khoán Việt Nam lại phục hồi, mà cònphục hồi một cách ngoạn mục? Đó mới chính là sự ngạc nhiên lớn nhất đối vớigiới phân tích.

Sự kỳ quặc không thể hiểuđược?

Khách quan nhìn lại, cho tớinay đề án tái cấu trúc TTCK của các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam vẫnđang giậm chân ở bước khởi đầu. Hàng loạt đề xuất và phương án của Ủy banChứng khoán nhà nước về cải cách thị trường vẫn mới chỉ được "thời sự hóa"bằng việc rút phép, đóng cửa một số công ty chứng khoán yếu kém và một vàiđộng tác kỹ thuật nhằm "nâng cao thanh khoản cho thị trường". Nhưng còn lại,vấn đề chất lượng hàng hóa của thị trường, tức năng lực hoạt động của phầnlớn các doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn giao dịch, vẫn còn y nguyên trongtình trạng tụt hậu về các chỉ số tài chính và độ minh bạch vẫn chưa hề đượccải thiện.

Có lẽ, hoạt động "tái cấutrúc" TTCK đã chỉ được thể hiện rõ ràng nhất bởi sự hoàn tất của quá trìnhSacombank bị thâu tóm - câu chuyện giữa những "cá mập" với nhau. SauSacombank, người ta bắt đầu nói tới câu chuyện về một vài ngân hàng khác nữacũng đang trong nguy cơ bị sáp nhập. Hẳn điều này có liên hệ ở mức độ nào đóvới chủ trương và quá trình tái cấu trúc ngân hàng của Ngân hàng nhà nước -đã được khởi động từ tháng 9/2011.

Cũng cho tới giờ, vẫn chưa cócơ sở rõ rệt nào để dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ bắt đầu quá trình phụchồi của nó vào quý 2 hay thậm chí quý 3 năm nay. Xu thế hạ dần lãi suất huyđộng đã chỉ có thể giúp cho TTCK hút một lượng tiền nho nhỏ từ kênh gửi tiếtkiệm, trong khi "độ trễ" của tác động giảm lãi suất cho vay chỉ có thể biểuhiện sớm nhất từ giữa năm 2012. Mà như vậy, cũng khó có thể đánh giá là TTCKlà một chỉ báo quan trọng nào đó cho nền kinh tế khi phục hồi trước nền kinhtế từ 3-6 tháng.

Tuy nhiên, mọi chuyện vẫn làmột nghịch lý không thể diễn giải được với TTCK, đặc biệt khi tính minh bạchđang không còn được đề cập quá nhiều trong không khí đầu cơ dâng cao độtngột. Từ hơn một tháng qua, giới phân tích đã bắt đầu bóng gió nói đến mộtdòng tiền nóng - tiền đầu cơ - đã ồ ạt tuôn vào chứng khoán. Sâu hơn thế,một số người trong cuộc đã bắt đầu phác họa chân dung của dòng tiền này vớidáng dấp của khối ngoại.

Ít nhất, lịch sử đang lặp lạivới con sóng tăng vào tháng 5/2007 khi các nhà đầu tư nước ngoài trở thànhbá chủ, động lực lớn nhất làm cho TTCK tăng vọt. Gần đây, chính Ngân hàngHSBC cũng đã xác nhận có khoảng 500 triệu USD được đổ vào thị trường này từđầu năm 2012 đến nay.

Nhưng có lẽ con số 500 triệuUSD nêu trên chỉ mới là bề nổi. Trong bối cảnh dòng tiền tiết kiệm vẫn cònrất dè dặt, con số giao dịch vài ba ngàn tỷ đồng/phiên trên hai sàn luôn làmột ẩn số. Trong thực tế, để tạo nên một động lực đủ mạnh nhấc bổng thịtrường lên, dù nguồn tiền có xuất phát từ nhóm các quỹ nước ngoài hay nhómngân hàng trong nước, hoặc cả hai, thị trường cũng cần gấp vài ba lần con số500 triệu USD như ước đoán.

Đó chính là một động lực màtrở nên to lớn đến nỗi đang khỏa lấp mọi khó khăn vẫn còn y nguyên của thịtrường. TTCK vì thế lại càng trở nên kỳ quặc hơn, giống như một gã say rượuleo dốc, nhưng bất chấp mọi chướng ngại phía trước, cái thế lảo đảo của gãlại vẫn có sức mê hoặc kỳ lạ khi lần lượt vượt qua các rào cản.

Về sự kỳ lạ như thế, người tasẽ còn chứng kiến tính hoạt náo hơn nhiều của nó trong những tháng tới. Bấtkể nền kinh tế chưa hồi phục hoặc có được phục hồi hay không, hầu như chắcchắn là TTCK vẫn lầm lũi bò lên, thỉnh thoảng lại được điểm xuyết bằng nhữngphiên tăng dựng ngược.

Những ai đã không hiểu hoặccòn hoài nghi về thị trường này sẽ phải tự "sám hối". Bởi chân lý của chứngkhoán là thị trường luôn luôn đúng, chứ không phải những phân tích nặng phầndiễn giải vĩ mô.

Theo VEF



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.