Tiêu thụ hàng Việt: Vẫn mạnh ai nấy làm?

Đây là nhận định được đưa ra tại hội thảo Kết nối nhà sản xuất và nhà phân phối vì người tiêu dùng Việt Nam do Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) kết hợp với Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 128

Hiện nay, sản phẩm của nhiềudoanh nghiệp Việt Nam sản xuất ra đang dư thừa nhưng việc tiêu thụ lại rất khókhăn do mối liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất với nhà phân phối chưa thực sựchặt chẽ mà chủ yếu là theo hướng tự phát.

Đây là nhận định được đưa ra tại hội thảo Kết nối nhà sản xuất và nhà phân phốivì người tiêu dùng Việt Nam do Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanhnghiệp (BSA) kết hợp với Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) tổ chức ngày12/8.

Ông Trương Quang Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho rằng, Bộ CôngThương trước đây quá chú trọng đến đẩy mạnh xuất khẩu nên chỉ có Chương trìnhxúc tiến xuất khẩu, cho tới năm 2009 mới có Chương trình xúc tiến thương mại thịtrường trong nước một cách rõ ràng và cụ thể.

Nhờ đó mà hiệu quả của hàng Việttại thị trường nội địa có thể định lượng, đo đếm được bằng số lượng các doanhnghiệp tham gia, số lượng các mặt hàng phục vụ người tiêu dùng trên cả nước, đặcbiệt là các khu vực thị trường nông thôn. 

Tuy nhiên, cần phát triển Chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nướcthành một chương trình dài hạn, nếu các cơ quan nhà nước chỉ tạo cú hích rồi đểtự phát triển thì chắc chắn sẽ bị đứt đoạn.

Trên thực tế, hàng hóa đến tay người tiêu dùng chủ yếu vẫn qua hệ thống chợ (khoảng40%) và hệ thống các cửa hàng bán lẻ độc lập (khoảng 44%), lượng hàng hóa phânphối thông qua các kênh hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi chỉ chiếmkhoảng 10%, còn lại 6% là do nhà sản xuất trực tiếp bán thẳng.

Người tiêu dùng Việt Nam đang chuyển đổi dần thói quen mua sắm từ các chợ sangcác siêu thị, các cửa hàng lớn và các trung tâm mua sắm. Trước xu hướng các kênhbán lẻ truyền thống sẽ bị thu hẹp dần, nhường chỗ cho các kênh mua sắm hiện đại,nhiều doanh nghiệp sản xuất, thương mại của Việt Nam đã sớm quan tâm đến việcđầu tư, xây dựng và phát triển mạng lưới phân phối hàng hóa.

Tuy nhiên, tronggiai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp của Việt Nam mới chỉ tập trung phát triểnhệ thống phân phối hiện đại tại khu vực thành thị, hệ thống bán hàng của doanhnghiệp tại khu vực nông thôn chưa được bao kín và hoạt động kém hiệu quả.

Tiêu thụ hàng Việt: Vẫn mạnh ai nấy làm?
Hàng hóa đến tay người tiêu dùng chủ yếu vẫn qua hệ thống chợ (khoảng 40%) và hệ thống các cửa hàng bán lẻ độc lập (khoảng 44%)

Từ kinh nghiệm thực tiễn, bà Mai Khuê Anh, Giám đốc điều hành khối sản phẩm dịchvụ cao cấp, Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro) chỉ rõ, điều đáng chú ý là sựliên kết giữa các nhà sản xuất và các doanh nghiệp thương mại của Việt Nam đểtạo thành một kênh phân phối thống nhất hợp lý cung cấp hàng hóa cho thị trườngnông thôn còn rất hạn chế, chủ yếu là mạnh ai nấy làm.

Các doanh nghiệp sản xuất,thương mại lớn chưa đóng vai trò là nơi phát nguồn, là người bán buôn trực tiếpcho thị trường nông thôn. Việc sử dụng các chủ thể kinh doanh tại chỗ làm đại lýbán hàng còn nhiều bất cập, các chủ hộ kinh doanh còn trực tiếp lên các thànhphố để lấy hàng.

Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cảnh báo rằng, nếu thiếunhững cái bắt tay, hợp tác giữa các nhà sản xuất và nhà phân phối Việt Nam đểcùng phát triển thì các tập đoàn phân phối, bán lẻ nước ngoài đang mở rộng mạnglưới phân phối ở Việt Nam sẽ nhanh chóng thế vào vị trí này để chiếm lĩnh toànbộ thị trường.

Hiện nay, sản phẩm của nhiều doanh nghiệp Việt Nam sản xuất rađang dư thừa nhưng việc tiêu thụ lại rất khó khăn do mối liên kết giữa doanhnghiệp sản xuất với nhà phân phối chưa thực sự chặt chẽ mà chủ yếu là theo hướngtự phát.

Chia sẻ kinh nghiệm hợp tác thành công, đại diện của Hapro cho biết, hồi đầu năm2009, trong cơ cấu hàng hóa kinh doanh tại hệ thống bán lẻ của Hapro Mart hàngViệt chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 60 - 70.

Sau một năm hưởng ứng cuộc vận động “NgườiViệt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với định hướng ưu tiên những hàng hóa nộiđịa có chất lượng, có thương hiệu thay thế hàng ngoại nhập, Hapro Mart đã tăngcường liên kết với các nhà sản xuất trong nước, nâng tỷ lệ hàng Việt trong hệthống bán lẻ Hapro Mart lên khoảng 75 - 80%, đặc biệt đối với nhóm các mặt hàngthiết yếu đạt tới 95% là hàng nội. Theo đó, doanh thu cũng tăng thêm khoảng 20-30% so với năm trước đó. 

Tiêu thụ hàng Việt: Vẫn mạnh ai nấy làm?

Ông Trương Quang Hoài Nam cho rằng, một điều quan trọng là các bộ, ngành liênquan phải hình thành nên một hệ thống thông tin thị trường cung cấp cho doanhnghiệp, kết nối thông tin cho tất cả những doanh nghiệp với người bán lẻ. Ví dụnhư đối với hàng nông sản thì phải nắm được thông tin vùng nào, xã nào, bán mặthàng nào, ai là người bán để hỗ trợ ngay cho doanh nghiệp khi cần thiết.

Bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm BSA cũng chỉ ra những điều mà WTO bật “đènxanh”, không cấm như cung cấp thông tin thị trường, cung cấp các dịch vụ huấnluyện, đào tạo, tổ chức các chương trình bán hàng chung cho doanh nghiệp... vẫnchưa được Việt Nam làm thật mạnh và hiệu quả.

Trong khi đó, nhiều nhà phân phốicủa Việt Nam đang định hướng sẽ tập trung phát triển hoạt động phân phối hànghóa, đặc biệt là hàng Việt Nam có chất lượng, có thương hiệu, tại khu vực thịtrường nông thôn, làm bước đệm để hình thành và phát triển hệ thống văn minh,hiện đại, phục vụ thường xuyên, rộng khắp tại nông thôn.

Cùng nằm trong giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng Việt, bà Vũ KimHạnh cho rằng, chỉ thông qua liên kết, hợp tác các doanh nghiệp Việt Nam mới cócơ hội đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa tại thị trường trong nước, đồng thờigóp phần xây dựng thương hiệu mạnh để có thể đưa sản phẩm vươn ra thị trườngnước ngoài.

Để thực hiện được điều này, trước hết, các doanh nghiệp sản xuất vàphân phối cần ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác, sau đó cùng phối hợp triển khaicác chương trình hành động cụ thể để chiếm lĩnh lại thị trường nội địa.

Theo Hồng Thoan
VnEconomy



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.