Nhạc Việt cần một thủ lĩnh... dẹp loạn!

Ai, nhạc sĩ ca sĩ nào, mới đáng gọi là tài năng hàng đầu thời hiện tại?Không ai đưa ra câu trả lời thật xác đáng. Chỉ còn lại những phát ngôn “quái gở”, những album nhảm không còn lời để tả ngang nhiên tồn tại

Hỗn loạn, đó là cảm giác của phần lớn công chúngnghe nhạc hiện nay về thị trường nhạc Việt. Lần dò từng bước để đạt tới ngưỡngchuyên nghiệp hay chỉ là những thử nghiệm quái lạ không tuân theo chuẩn mực nào?Ai, nhạc sĩ ca sĩ nào, mới đáng gọi là tài năng hàng đầu thời hiện tại?


Không aiđưa ra câu trả lời thật xác đáng. Chỉ còn lại những phát ngôn “quái gở”, nhữngalbum nhảm không còn lời để tả  ngang nhiên tồn tại. PV đã đembản tổng phổ ít nốt thăng lắm nốt trầm đó của âm nhạc Việt Nam đương đại tới gặpnhạc sĩ Lê Minh Sơn - người nổi tiếng với gu nhạc khá kỹ tính, khác biệt mộtcách có thể chấp nhận được - mong tìm ra một lời giải…

Bức tranh nhạc Việt hiện nay là “bói” không ra một ca khúc hay, nhạc teennhảm nhí tung hoành, ca khúc cũ làm mới tràn ngập sân khấu, chưa kể đến nhữngsáng tạo quái dị… Anh có thấy đó thực sự là một thảm họa?

Nhận định đó không đúng đâu, không hề đúng. Đó chỉ là phần nổi, như bệnh ngoàida thôi. Còn có nhiều người rất tâm huyết và tài năng. Những con người đó sẽ tìmđến với nhau, chơi với nhau và tạo ra được một không gian âm nhạc dành cho nhữngkhán giả thực sự biết nghe. Công chúng không việc gì phải lo. Âm nhạc có mới haycó thế nào, cũng không thoát ra khỏi Chân – Thiện – Mỹ. Còn những hiện tượng bâygiờ là lỗi do truyền thông. Nếu truyền thông không tung lên thì làm sao mà ngườita biết được.

Tôi nghĩ không có gì lo lắng cả, trong nghệthuật âm nhạc không có đúng, sai. Nó hoàn toàn là do thẩm mỹ, do gu của mỗingười. Không thể phán xét hay hay dở hơn, vì thế là hại nhau. Tốt nhất mìnhkhông nên để ý, không nói đến nó mà sẽ góp phần đẩy lùi nó đi.

Nhạc Việt cần một thủ lĩnh... dẹp loạn!
Cơ hội cho nền âm nhạc phát triển chuyên nghiệp là cần có một thủ lĩnh đủ sức dẹp loạn.

Nhạc Việt đang mất cân đối, có thể là do truyền thông. Nhưng truyền thôngkhông tạo ra được sản phẩm âm nhạc. Vì thế trách nhiệm đầu tiên phải thuộc vềngười sáng tức, tức là nhạc sĩ?

Cơ hội cho nền âm nhạc phát triển chuyên nghiệp là cần có một thủ lĩnh đủ sứcdẹp loạn. Muốn có một bài hát hay, phải đặt ngược lại vấn đề, không phải dongười nhạc sĩ đâu là do chính tai nghe của khán giả có nghe hay hay không thôi.Đó là sự rung cảm.

Anh nói vậy có cực đoan quá không? Thực tế đã chứng mình những ca khúc thựcsự hay thì tai nghe kiểu gì cũng thấy hay.

Tôi muốn nói hiện nay khoảng 95% chương trình, các tác phẩm được đưa ra đều mangtính giải trí. Giải trí cần phải show hàng, bắt mắt… Mà người ta lại thích nhưvậy, chứ nếu bắt vào nghe opera hoặc gì đó thì không được. Mối người phải chọncho mình một thể loại khác nhau. Như tôi đi chấm thi, những gì người ta chấm cho10 điểm thì tôi chỉ cho 6, còn những gì tôi chấm cho 10 thì người ta chấm cho 2,nên tôi hoang mang và đặt dấu hỏi. Rồi tìm ra câu trả lời của mình là số đông.Thế mới là đúng.

Nhưng số đông ngày xưa của thời các nhạc sĩ Trần Tiến, NguyễnCường… rất đáng quý. Chỉ một bài hát khiến cả  dân tộc đứng dậy cầm súng như“Giải phóng điện biên” (Đỗ Nhuận), “Hò kéo pháo” (Hoàng Vân)… Số đông đấymới chính xác là số đông của thời đại còn bây giờ số đông chỉ là số đông theothị hiếu.

Nghệ thuật là để định hướng thẩm mỹ cho công chúng, còn thực tế hiện nay ởViệt Nam nghệ thuật làm ra để chiều lòng khán giả? Anh có ý kiến gì về vấn đềnày?

Thế hệ cũ nghe nhạc là gì? Là bỏ tiền ra nghe.Còn thế hệ mới rất thích phán xét nhạc, nhưng hưởng những cái gì có sẵn khôngmất tiền, thậm chí là ăn cắp…. Chính vì thế thì âm nhạc làm sao mà phát triểnđược.

Thật ra, vẫn còn có những chương trình để phụcvụ những người có tâm hồn và văn hóa. Nhưng công chúng cũng cần phải hiểu rằngmuốn có thứ sản phẩm ngày càng chuyên nghiệp thì chúng ta phải bỏ tiền ra đểmua, không thể xem miễn phí qua tivi. Một chương trình có chất lượng thì toàn bộekip phải mất chừng 3 tháng đến một năm để hoàn thiện chứ như hiện nay chỉ rápnhạc hai ngày thì sai lời, chất lượng kém, hát nhép là chuyện dễ hiểu. Hiện,nhạc Việt vẫn còn rất nhiều món ngon, vấn đề là bạn có chịu bỏ tiền ra để thưởngthức hay không?

Trước đây, vai trò của lý luận được đề cao, người nghệ sĩ muốn được sáng táchay biểu diễn thì phải học lý thuyết của sáng tác, biểu diễn, bây giờ chỉ cầnbiết ngân lên thành nhạc là đã có thể làm nhạc sĩ, ra album, có cần không sự vàocuộc của các nhà chức trách để xây dựng lại một nền lý luận âm nhạc thực sự làmnền móng vững chắc cho các sáng tác?

Một câu hỏi hay, là vấn đề mà chục năm nay cácnhạc sĩ vẫn cứ loay hoay nhưng không thể làm được gì. Thực sự không phải vai tròlý luận không được đề cao mà bởi trường học chỉ đào tạo ra được những nhà lýluận phê bình về nhạc cổ điển , không lời… Còn âm nhạc hiện đại vẫn chưa được đềcập đến. Vô hình chung diễn đàn cho âm nhạc được nhường sân cho các nhà báo,thành ra hỏng rất nhiều. Hiện tại thì chính truyền thông đang đóng vai trò rấtlớn, định hướng cho âm nhạc. Nên, chuyện hỗn loạn là dễ hiểu. Chuyện này cácnhạc sĩ không thể tự giải quyết mà cần đến sự viện trợ của các cơ quan cao hơn.

Nhạc Việt cần một thủ lĩnh... dẹp loạn!
Âm nhạc chúng ta thiếu nhất là âm nhạc.

Không thể phủ nhận có nhiều nhạc sĩ trẻ được tiếp cận với những xu hướng hiệnđại của thế giới - lợi thế mà thế hệ cũ không có được. Vấn đề ở đây là sự kếthợp giữa truyền thống và hiện đại như thế nào thì đủ độ? Hiện đại hơn hay truyềnthống hơn khi mà những ca khúc mang âm hưởng dân gian được ưa chuộng?

Thật ra, trong âm nhạc không có mới hay cũ, chỉcó hay hay không thôi. Một nhạc sĩ mất 20 năm đi học cả ta lẫn tây cũng khôngbiết thế nào là hay là dở. Cái gì cũng có hai mặt của nó. Quan trọng nhất lànhạc sĩ phải có đủ văn hóa để nắm bắt cái văn minh đó nếu không sẽ tạo ra sảnphẩm kệch cỡm. Ví dụ như hip hop là sản phẩm âm nhạc của người da đen, khi kếthợp với âm nhạc châu Á thì phải hiểu để làm thế nào dung hòa được sự khác biệtcủa hai nền văn hóa. Nếu không có đủ trình độ người nhạc sĩ không thể tiếp cậnđược. Nói một cách khác là các nhạc sĩ của chúng ta vẫn còn phải học hỏi nhiềumới có thể vẽ nên được bức tranh rõ nét cho âm nhạc Việt.

Vậy là chúng ta thiếu quá nhiều thứ?Thiếu nhất là gì, cần làm nhất là gì đểviết lại bản tổng phổ chung nhất cho nền âm nhạc đương đại Việt Nam?

 Âm nhạc chúng ta thiếu nhất là âm nhạc. Nghĩ mà xem trước đây tôi hay bạn không biết tiếng Nga, Anh nhưng đềucó thể nghe và thuộc lời, cảm nhận được các bài hát nó hay đến thế chỉ bởi vì nócó nhạc. Giờ thì sao, nghe 100 bài cũng chưa chắc thuộc nổi một hoặc nhớ rồi lạiquên ngay…

Điều đó có khiến cho anh thấy mông lung, hoang mang?

Cũng đã có lúc chính bản thân tôi luôn luôn hỏi, cuộc sống mưu sinh nó chộpgiật, khủng khiếp thế này, nó có hủy diệt hết ước mơ của mình không? Rồi lại tựtrả lời được là không bao giờ. Đây không phải là cực đoan mà là phải tin, vì conngười là như thế. Không biết những người nghệ sĩ khác thế nào, còn tôi thì tôigắng sống tử tế. Đơn giản chỉ vì không tử tế thì không làm được gì. Nghề nàocũng vậy, sẽ có lúc này lúc khác nhưng rồi sẽ vượt qua. Những giá trị của thờiđại thì không bao giờ có thể bị đánh cắp.

Có nghĩa là chúng ta hoàn toàn có quyền hy vọng?

Âm nhạc Việt sẽ thay đổi, sẽ chuyên nghiệp hơn, phân thành từng dòng từng loại.Chương trình nhạc Pop không bao giờ đúng chung với nhạc Jazz. Người ca sĩ này,không bao giờ đứng chung sân khấu với người kia. Nhưng phải cần có thời gian.Hiện, đã xuất hiện lớp trẻ mới, rất giỏi nghề và công nghệ… Nên kỳ vọng vào họ.Hãy hiểu là con đường đi quan trọng hơn đích đến. Cứ để những người trẻ đi, họsẽ tìm ra con đường thẳng cho mình. Tôi tin vào điều đó.

Như anh nói mỗi năm anh đều tự đặt hàng cho mình. Vậy sản phẩm của năm naybao giờ xuất hiện?

 Đó là sản phẩm 10 bài hòa tấu về ghi ta không lời và CD do tôi sản xuất cùng mộtcậu ca sĩ trẻ Nguyễn Huân sinh viên Học viện Âm nhạc HN. Sau 10 làm việc vớiTùng Dương thì cậu này cũng làm tôi rất tâm huyết và đầy hứng thú. Khi tôi gặpcậu đó thì tôi đã biết mình phải viết cho giọng hát đó. Tôi thường viết theo dựán, người khác không hát được. Cậu này hát giọng Pop, lãng mạn…, ăn sân khấungay từ cái nhìn đầu tiên? Trong năm nay, khoảng 27-28 tháng 10 sẽ ra sản phẩm.

 Cám ơn anh đã chia sẻ!


Theo Thái Linh
 Năng lượng mới



'Lật mặt 7' của Lý Hải cán mốc 103,5 tỷ đồng
"Lật mặt 7" là bộ phim điện ảnh thứ hai trong năm nay vượt mốc 100 tỷ đồng, sau "Mai" của Trấn Thành. Tác phẩm đang áp đảo loạt phim Việt và tác phẩm ngoại về doanh thu, suất chiếu dịp Lễ 30/5-1/5.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.