NS Quốc Bảo nói về ‘nghề’ giám khảo

Trước năm 1975, công việc giám khảo trong các kỳ thi phổ thông ở trường học được gọi là chủ khảo, cả hội đồng chủ khảo có người đứng đầu tức chánh chủ khảo, chấm thi (viết và vấn đáp) gọi là khảo thí.

Trước năm 1975, côngviệc giám khảo trong các kỳ thi phổ thông ở trường học được gọi là chủ khảo,cả hội đồng chủ khảo có người đứng đầu tức chánh chủ khảo, chấm thi (viết vàvấn đáp) gọi là khảo thí.


Trong ký ức những người Sài Gòn cũ, chủ khảo là công việc hết sức danh giá,phải uy tín và trình độ thế nào mới được mời. Mà quả thật, nếu không đủ uytín cũng như trình độ, chỉ dựa vào đáp án mà chấm thì thế nào chả có oansai, thế nào chả rớt mất người hiền tài. Bạn đọc còn nhớ chuyện cụ Mạc ĐĩnhChi chứ, vì hình dung cổ quái mà suýt bị đánh rớt, sau làm bài phú Ngọc TỉnhLiên tự ví mình như hoa sen trong giếng ngọc, vua nhìn ra tài đức mới xétcho đỗ. Bởi thế, giám khảo/chủ khảo là trọng trách, đâu phải mình được “nắmđầu” thiên hạ mà oai, gây oan sai thì ân hận cả đời.

NS Quốc Bảo nói về ‘nghề’ giám khảo
 

Chuyện có thật xảy ra hồitôi còn học phổ thông: có vài thầy cô giáo vừa dạy thêm vừa làm giámkhảo chấm thi học kỳ, thi tốt nghiệp, họ nhất nhất bắt học trò phảitrình bày bài giải y hệt đáp án, từ trình tự phân tích đến cách xuốngdòng, cách viết tắt, viết hoa không được khác mẫu chút nào. Mà muốn biếtcái mẫu ấy ra làm sao thì phải đi học thêm, phải thuộc lòng bài giải.Hồi đó chúng tôi nghèo lắm, đâu phải ai cũng có tiền đóng học phí lớptư, nên chuyền tay nhau đáp án mà chép, được chăng hay chớ. Vào thixong, đem giấy nháp về cho các thầy cô, anh chị lớn xem, đánh giá đúnghết, mà điểm thi có khi vẫn thấp vì “không giống mấy với đáp án”, “sơsài quá”, “trình bày lủng củng, thiếu khoa học”. Nhiều người thế hệ tôira trường với điểm thấp hoàn toàn không phải vì họ kém cỏi. Họ chỉ cólỗi… không đi học thêm.

Vẫn chuyện trước năm 1975,các giải thưởng văn học nghệ thuật do chính phủ cũ trao tặng đã được xéttuyển thông qua một hội đồng giám khảo gồm toàn các vị giáo sư, nhà văn,nhạc sĩ hàng đầu. Không có báo giới, ký giả gì gì tham gia vào đó, để bảođảm tính công minh và nghiêm túc của giải. Thực ra, báo giới vẫn có giải củariêng mình, và có uy tín nhất định – như giải Thanh Tâm vinh danh các nghệsĩ cải lương, nhưng đã là giải quốc gia thì chủ khảo buộc phải là các nhânvật văn hóa lớn.

NSND Đặng Thái Sơn, người giật giải nhất cuộc thiChopin năm 1980, mong muốn cuộc thi danh giá ấy sẽ được tổ chức ở Việt Namvào một ngày gần đây. Dù sự kiện diễn ra ở nước mình, hay bất kỳ nơi nàotrên Trái đất, thành phần khảo thí vẫn phải là các nhân vật lẫy lừng tronggiới piano cổ điển quốc tế, chứ dứt khoát không thể có yếu tố “địa phương”,“danh dự” ngồi cho vui, cho xôm tụ, cho đầm ấm được. Chuyện đầm ấm vui vầy,là chuyện của các reality shows kiểu Idols, Got Talent, ta sẽ nói sau.

NS Quốc Bảo nói về ‘nghề’ giám khảo
 

Cho dù làm giám khảo ởmôi trường nào – học đường, kinh viện, giải trí – thì một vị giám khảovẫn phải có các tố chất nhất định, cụ thể là:

- có uy tín cá nhân đủ thuyết phục
- có cái nhìn rộng, cởi mở, khách quan
- chấp nhận sự khác biệt, thậm chí lập dị
- công bằng
- chừng mực, không “nhiệt tình quá đáng”, không ghét bỏ giận dữ: nói gọnlại là phải như Lưu Bị trong Tam Quốc, buồn vui không lộ ra sắc mặt

Giám khảo mới nhìn hơi giống trọng tài sân cỏ nhưng thực ra không phảivậy. Trọng tài, là người giám định chất lượng và nội quy trận đấu. Giámkhảo không làm điều đó (chất lượng, nội quy là do ban tổ chức đề ra vàgiám sát), giám khảo chỉ đánh giá thí sinh theo cách tách riêng mỗingười thành một module để so sánh họ với nhau. Rất máy móc, rất cụ thể.Tôi sẽ nói rõ hơn về cái sự “cụ thể” này:

Giám khảo trong một kỳ thi cụ thể là người được thuê cho một công việccụ thể. Như vậy, việc làm tròn vai trò đối với “chủ thuê” phải được ưutiên. Ban tổ chức thuê ta và muốn ta làm gì, cư xử thế nào? Ban tổ chứccần ta nhận xét khía cạnh nào ở thí sinh? Ban tổ chức thích ta đóng vaivui hay buồn, hài hước hay khó tính (ở các cuộc thi giải trí)? Ở phươngdiện business, rõ ràng là giám khảo phục vụ ban tổ chức vì ban tổ chứcmới là khách hàng, khách hàng là Thượng đế. Nhấn mạnh điều này để thấyviệc công chúng hay báo chí đi phê bình giám khảo là việc hơi vô lý –giám khảo không phục vụ họ, nếu họ muốn trách, thì phải trách ban tổchức hay là đài truyền hình. (Đây là ta đang nói về các reality shows.)

Truyền hình thực tế vẫn còn là mô hình giải trí mới mẻ ở Việt Nam. Cácformats nổi tiếng được mua bản quyền, đem Việt hóa mới chỉ mấy mùa, chưađủ để thành một sinh hoạt văn nghệ quen tay quen việc. Năm nào cũng cónhững bất cập, cuộc chơi nào cũng cần rút kinh nghiệm. Có những thứ bìnhthường đối với người Âu Mỹ, chuyển sang tiếng Việt nghe chướng tai. Cónhững hành vi được xem là phổ thông bên trời Âu, xứ mình làm vậy sẽ bịchửi là mất dạy. Ngược lại, ta nề nếp, đúng mực, thì người Tây phươngxem thấy chán. Thí sinh, sân khấu, quy cách xét tuyển, hội đồng giámkhảo, trang phục, âm thanh, mọi thứ của ta đều khác Tây – vậy thì nên cóthêm thời gian cho quá trình Việt hóa diễn ra trọn vẹn, hơn là chăm chămsăm soi bắt lỗi bắt phải.

NS Quốc Bảo nói về ‘nghề’ giám khảo
 

Lẽ đương nhiên, làm giámkhảo, dù là ở một cuộc chơi, cũng cần có kiến thức. Không cần kiến thứcchuyên sâu về một bộ môn, mà kiến thức nền, văn hóa nền. Cần ăn nói,hành xử có văn hóa. Cần phân biệt xấu tốt hay dở một cách minh bạch. Cầncó khiếu suy luận và phân tích. Cần khả năng chỉ ra được, nhìn thấy đượcnhững chi tiết chưa hiển lộ ở một thí sinh, chỉ bảo cho họ, khuyến khíchhọ. Cần có duyên…

Có duyên? Không cần phải hài hước hay nhăn mặt nhíu mày làm trò. Chỉ cầnđừng tỏ ra khác người theo kiểu các anh chấm 9 điểm nhưng tôi thấy chỉđáng 6, chữ “duyên” chính là sự tôn trọng cần có đối với các giám khảokhác. Nếu anh không có lý do gì thực sự chính đáng để làm khác người,thì đừng làm khác. Làm khác là vô duyên.

Còn thì các “nguy cơ” bị công chúng chê bai, bị thí sinh bất mãn, bị nhàtổ chức khiển trách, thì đã nhận vai phải làm tròn vai, ráng mà chịu.Anh được ngồi ghế to, anh được vinh dự thốt lời sấm sét, anh được quyếtđịnh số phận của người khác, anh được oai phong thì anh phải chịu vạ.Lớn thuyền lớn sóng mà.

Giám khảo là việc nhất thời, làm cho vui. Ai làm giám khảo chuyên nghiệptrọn đời mà sống được thì tôi xin ngả mũ kính cẩn chào.


Quốc Bảo
Theo Sành Điệu



Căng thẳng vụ Xuân Lan đòi đối chất
Sau khi bị Xuân Lan yêu cầu giải thích vì "phê bình ác ý" về phim "Cái giá của hạnh phúc", nhà phê bình Lê Hồng Lâm có bài viết đáp trả, phân tích nội dung phim mà anh cho là có vấn đề.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.