Ứng xử của nghệ sĩ: Nếu sai phạm, tác hại khó lường

Đánh giá của công chúng chưa đủ để các nghệ sĩ phải dè mình trước các hành vi ứng xử, kể cả trên mạng lẫn đời thực, cần biện pháp quản lý mạnh hơn.

Ngày 19-4, tại Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Thực trạng văn hóa ứng xử trên không gian mạng của nghệ sĩ và giới trẻ - Likeday”. Sự kiện do Trung tâm Tổ chức biểu diễn nghệ thuật và sự kiện văn hóa của Nhà hát lớn Hà Nội thuộc Bộ VH-TT&DL phối hợp với Công ty cổ phần Truyền thông Việt Nam Like và Công ty LeBros tổ chức.

Câu like bất chấp mọi thủ đoạn, mọi văn hóa

Báo cáo tại tọa đàm cho thấy hằng năm có nhiều người trẻ đã bị sang chấn tâm lý dẫn đến trầm cảm cũng chỉ vì những lời chỉ trích đầy cay độc của cộng đồng mạng. Có người không vượt qua được cú sốc tâm lý để rồi vĩnh biệt cuộc đời, bỏ lại gia đình và cả một tương lai.

Ứng xử của nghệ sĩ: Nếu sai phạm, tác hại khó lường-1

Diễn viên Hàn Trang (trái) và người mẫu Hạ Vy tại tọa đàm. Ảnh: VT

“Còn rất nhiều YouTuber mọc lên như nấm đưa ra những thông tin tiêu cực đầy nguy hại để câu view, câu like bất chấp mọi thủ đoạn, mọi văn hóa, biến những thứ tốt đẹp, sạch sẽ thành những thứ độc hại và tiêm nhiễm vào thế hệ trẻ” - đại diện ban tổ chức cho biết.

Tại tọa đàm, ông Lê Quốc Vinh (Công ty LeBros) cho rằng công chúng ủng hộ việc cấm sóng các nghệ sĩ vi phạm. Theo ông Vinh, muốn tạo ra môi trường trong sạch ở nước ta thì công chúng, cộng đồng mạng phải là những người có ý thức đầu tiên trong việc tạo ra mỹ học để hạn chế nội dung xấu, độc, tiêu cực đang làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta.

Mong muốn giới trẻ sẽ ứng xử văn minh

Đây là hoạt động mở đầu cho việc đánh giá thực trạng nhằm tìm ra những giải pháp, sáng kiến nội dung phù hợp để tổ chức truyền thông gắn với các sự kiện.

Hoạt động này thông qua các buổi biểu diễn nghệ thuật, tuyên truyền tại các trường học, nơi công cộng, các tỉnh/ thành... Từ đó, mong muốn giới trẻ sẽ ứng xử đẹp, văn minh, thanh lịch trên không gian mạng.

Ông CHU ANH HÙNGPhó Giám đốc Nhà hát lớn Hà Nội kiêm Giám đốc Trung tâm Tổ chức biểu diễn nghệ thuật và sự kiện văn hóa

Theo GS-TS Từ Thị Loan, Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, nghệ sĩ có cái tôi rất lớn, họ có bệnh ngôi sao. Nghệ sĩ luôn luôn nghĩ họ là người của công chúng và muốn thu hút sự chú ý của mọi người trên mạng. Vì vậy, họ bằng mọi cách quảng bá bản thân. Nếu vừa phải thì rất tốt nhưng thái quá sẽ trở nên phản tác dụng.

GS-TS Từ Thị Loan cũng đưa ra một so sánh mà bà cho rằng bất công. Cụ thể, bà dẫn chứng một diễn viên, một nghệ sĩ đưa ra một câu cảm thán rất vô thưởng vô phạt thì được bao nhiêu người like (thích - PV), xem. Trong khi đó, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu mấy năm viết được một cuốn sách hay cũng chỉ được giỏi lắm vài trăm like, các bạn trẻ chẳng quan tâm gì đến công trình nghiên cứu đó.

Nêu ví dụ về việc nghệ sĩ thông tin sai trái về sản phẩm, về thuốc, thực phẩm chức năng... bà Loan cho rằng đây là cách làm kiếm tiền không được đàng hoàng lắm. Ngoài ra, một số nghệ sĩ lợi dụng đi quyên góp tiền từ thiện mà không minh bạch đã khiến họ tiêu tan vầng hào quang và danh dự của chính mình.

Cần biện pháp mạnh

Nêu ý kiến tại tọa đàm, người mẫu Hạ Vy cho rằng đối với nghệ sĩ cần phải đưa ra giải pháp mạnh hơn, giải pháp hiện nay vẫn chung chung quá. “Nghệ sĩ có lối hành xử hoặc lời ăn tiếng nói không đúng với thuần phong mỹ tục có thể khóa luôn Facebook. Khóa tài khoản này, họ sẽ lập tài khoản khác nhưng khóa vài lần sẽ thay đổi ứng xử của họ trên mạng xã hội (MXH)” - Hạ Vy nói.

Theo người mẫu Hạ Vy, trên MXH, quan điểm của mỗi người, lối sống của mỗi người khác nhau nhưng nghệ sĩ phải là người có lời ăn tiếng nói chuẩn mực nhất trên MXH vì ảnh hưởng của họ rất lớn.

Diễn viên Hàn Trang lại đưa ra một quan điểm xử lý khác, theo cô, MXH là một không gian chung, không gian mở, hai chiều, vì vậy chúng ta tiếp cận thông tin tích cực hay tiêu cực là do sự lựa chọn của chính bản thân mình.

“Nghệ sĩ, người có sức ảnh hưởng chia sẻ quan điểm cá nhân, lời nói trên MXH là quyền riêng, được thể hiện, nói lên tiếng nói của mình. Nếu có hành vi lệch chuẩn xã hội hay lời nói không đúng với thuần phong mỹ tục thì đáng lên án” - Hàn Trang bày tỏ.

Đề cập đến việc cấm sóng nghệ sĩ vi phạm, diễn viên trẻ này cho rằng nghệ sĩ có hành vi nào không đúng thuần phong mỹ tục và lệch chuẩn thì điều đầu tiên họ nhận được là tình cảm từ khán giả và người hâm mộ không còn nữa. Và đương nhiên những người như thế khán giả, nhà sản xuất, nhãn hàng sẽ tự hạn chế sử dụng hình ảnh của họ.

Từ đó, cô cho rằng nếu nghệ sĩ làm sai, về pháp luật đã có pháp luật xử lý, việc cấm sóng là hơi nặng nề.

Nghệ sĩ có tiêu cực không cho xuất hiện

Khi trong xã hội nảy sinh vấn đề thì Nhà nước sẽ có biện pháp quản lý bằng các văn bản pháp quy, triển khai thực hiện, giám sát, thực hiện quy định pháp luật.

Ứng xử của nghệ sĩ có tác động tiêu cực thì sẽ có những biện pháp còn lớn hơn nữa, thậm chí đề xuất biện pháp giảm sự ảnh hưởng của người này người nọ hoặc không cho xuất hiện. Biện pháp quản lý nhà nước chắc chắn có, hy vọng sẽ có quy định sớm.

Ông TRẦN HƯỚNG DƯƠNGPhó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH-TT&DL)

Theo PLO

Xem link gốc Ẩn link gốc https://plo.vn/ung-xu-cua-nghe-si-neu-sai-pham-tac-hai-kho-luong-post729600.html

sao Việt


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.