5 món ăn âm thầm “tiếp tay” cho ung thư thực quản nhưng rất phổ biến trên bàn ăn gia đình Việt

Chưa bàn đến thói quen uống rượu hay hút thuốc, một vài sự bất cẩn trong ăn uống cũng có thể trở thành cơ hội để ung thư thực quản tấn công gia đình bạn.

Một người đàn ông ngoài 50 tuổi họ Trương (Chiết Giang, Trung Quốc) bất ngờ phát hiện ung thư thực quản giai đoạn 3 sau khi thường xuyên cảm thấy khó nuốt. Ông vốn có sức khỏe tốt, thường xuyên tập thể dục và ăn uống điều độ. Theo lời ông kể với bác sĩ, ông chưa từng hút thuốc dù chỉ một lần, số lần uống bia rượu một năm không quá số ngón tay trên một bàn tay.

Đặc biệt, ông Trương thường xuyên uống nước ấm, uống trà, ưu tiên đồ ăn nóng để bảo vệ sức khỏe. Nhưng ông không ngờ rằng, chính điều này là nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư cho mình. Bởi thói quen ăn uống đồ nóng, ấm vốn tốt lại bị ông áp dụng sai cách. Nhiệt độ đồ ăn, thức uống của ông luôn quá cao, nhất là uống trà luôn phải trên 60 độ C. Duy trì như vậy trong nhiều năm khiến thực quản tổn thương và hình thành khối u ác tính.

Trường hợp của ông Trương chỉ là một trong vô số những trường hợp mắc bệnh ung thư thực quản vì thói quen nhỏ, ít để ý trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài bia rượu, thuốc lá - những nguyên nhân gây bệnh hàng đầu được mọi người nhắc tới thì còn có 5 món ăn đang âm thầm “tiếp tay” cho ung thư thực quản rất phổ biến trên bàn ăn như:

1. Các món nóng trên 60 độ C

Theo cảnh báo của WHO, ăn uống các món nóng trên 60 độ C làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế thì trực tiếp liệt kê đồ uống nóng trên 65 độ C thuộc nhóm gây ung thư Loại 2A.

5 món ăn âm thầm tiếp tay” cho ung thư thực quản nhưng rất phổ biến trên bàn ăn gia đình Việt-1
Thường xuyên ăn, uống các món nóng trên 60 độ C có thể gây ung thư thực quản (Ảnh minh họa)

Bởi vì thông thường, niêm mạc thực quản chịu được nhiệt độ khoảng 40 đến 50 độ C. Ăn, uống đồ nóng có thể gây bỏng rát, tổn thương, viêm loét thực quản. Liên tục lặp lại sẽ khiến nó không kịp và không thể phục hồi, lâu ngày khó tránh khỏi ung thư thực quản.

Trong khi đó, nhiều người giống như ông Trương, có thói quen uống trà nóng, cà phê nóng hoặc thích các món lẩu, nướng nóng hổi tới bốc khói nghi ngút vì sở thích và cho rằng nó tốt cho sức khỏe. Ngoài ung thư, thói quen này còn ảnh hưởng tới mùi vị của đồ ăn và không hề giúp tận dụng tối đa dinh dưỡng như nhiều người hiểu lầm.

2. Các món hun khói, món nướng

Nhiều người thích ăn đồ hun khói như thịt xông khói, đồ nướng… vì hương vị thơm ngon, nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, các món ăn này không hề thân thiện với sức khỏe nói chung và thực quản, dạ dày nói riêng.

Khi nướng thực phẩm ở nhiệt độ cao rất dễ sinh ra nhóm hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs), đây là một trong những chất đã được chứng minh gây ung thư. Bên cạnh đó, khi chúng ta nướng các loại thịt, mỡ cháy rồi rớt xuống than từ đó tạo ra khói rất độc. Điều này có nghĩa là trong quá trình chế biến và khi hấp thụ thức ăn chúng ta đều đang “tiếp tay” đưa chất độc vào người. Ngoài ra, các món này được cho là có chứa benzen, lâu ngày tích tụ có thể gây ung thư thực quản.

3. Các món ăn thô, cứng

Các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng, những người có thói quen ăn các món thô quá hoặc cứng quá có nguy cơ mắc ung thư thực quản rất cao.

Lý do là các món ăn thô, cứng khi nuốt vào thực quản có thể gây chà xát, ăn mòn thực quản. Nhất là các món quá cứng, có gai nhám hoặc hương vị quá nặng như quá cay, chua, mặn… càng làm tổn thương niêm mạc thực quản nhanh, hình thành viêm nhiễm và khối u theo thời gian.

Hay những món hải sản, tôm cua có vỏ nếu nhai quá nhanh mà không kỹ, khi nuốt vào cũng làm rách thực quản hoặc tổn thương ít nhiều, lâu dần sinh ra viêm nhiễm, nổi u và ung thư. Vì vậy, tốt nhất là ăn ít lại và cẩn trọng khi chế biến cũng như khi ăn chúng.

4. Các món muối chua, muối xổi

Không thể phủ nhận rằng các món muối chua, muối xổi khiến mâm cơm đa dạng, “chống ngán” và kích thích vị giác. Nhưng điều quan trọng là chúng ta không nên ăn chúng thường xuyên hay ăn nhiều cùng lúc. Đặc biệt là không ăn rau củ, hoa quả muối chưa chín, muối xổi, muối quá kỹ dẫn tới có hiện tượng phân hủy. Bởi vì sở thích ăn uống này có thể mang tới nhiều bệnh tật nguy hiểm, bao gồm cả ung thư thực quản.

5 món ăn âm thầm tiếp tay” cho ung thư thực quản nhưng rất phổ biến trên bàn ăn gia đình Việt-2
Không nên ăn quá nhiều thực phẩm muối chua, nhất là muối xổi để bảo vệ sức khỏe (Ảnh minh họa)

Các món ăn muối chua như dưa cải muối, cà muối, hành nén… có chứa nitrosamine có khả năng gây ung thư. Khi nitrosamine vào cơ thể có thể tác động xấu, làm tổn thương DNA và đột biến gen, dẫn đến sự biến đổi ác tính của các tế bào biểu mô thực quản và gây ra ung thư thực quản. Ngoài ra, kiểu chế biến này cũng dễ làm thực phẩm bị ôi thiu, nấm mốc… và gây hại.

5. Các món từ thực phẩm chế biến sẵn

Các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, giăm bông, thịt nguội, thịt muối, thịt xông khói… quả là rất tiện lợi cho những người bận rộn khi chế biến món ăn, thậm chí là ăn trực tiếp. Tuy nhiên, đừng ăn nó quá thường xuyên kẻo bệnh ung thư kéo đến lúc nào không hay. Bao gồm cả ung thư thực quản.

Bởi vì chúng thường chứa hàm lượng muối và nitrosamine cao. Chưa kể, cũng có thể chứa lượng nhất định các chất làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, ung thư như hắc ín, nitrit, nitrat, hóa chất bảo quản, tạo mùi hay màu/hương vị… Nếu ăn vừa phải sẽ không sao, cơ thể có thể chuyển hóa và xử lý được, nhưng ăn quá nhiều, vô tội vạ thì khó tránh khỏi bệnh tật nguy hiểm.

Nguồn và ảnh: Aboluowang, Cancer123, HK01

Theo Phụ nữ Việt Nam

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuvietnam.vn/5-mon-an-am-tham-tiep-tay-cho-ung-thu-thuc-quan-nhung-rat-pho-bien-tren-ban-an-gia-dinh-viet-2024032722385418.htm

Ung thư thực quản

bệnh ung thư


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.