"Đèn đỏ" tự dưng trục trặc

Đã quá ngày đèn đỏ đến 2 tháng màDung (22 tuổi, ở Hà Nội) vẫn không hiểu vì sao mình vẫn chưa có kinh nguyệt. Đikhám, làm đủ các xét nghiệm, bác sĩ cũng chỉ bảo không có vấn đề gì và cho về.

Đã quá ngày đèn đỏ đến 2 tháng màDung (22 tuổi, ở Hà Nội) vẫn không hiểu vì sao mình vẫn chưa có kinh nguyệt. Đikhám, làm đủ các xét nghiệm, bác sĩ cũng chỉ bảo không có vấn đề gì và cho về.

Trước đây, cô vẫn có kinh nguyệtđều hàng tháng nhưng thời gian gần đây lại hay bị trục trặc. Có đợt, cô tự dưngmất kinh đến 4 tháng mới có lại, còn lần này đã 2 tháng rồi mà chưa thấy dấuhiệu gì. Chưa lập gia đình, cũng không có quan hệ tình dục trước đó nên cô nghĩlý do không thể vì có thai.

Lo sợ có thể bị khối u ở đâu đó,cô mới đến bệnh viện khám. Thế nhưng cuối cùng bác sĩ cũng không phát hiện rađiều bất thường. Làm các xét nghiệm như nước tiểu, huyết trắng đều cho kết quảâm tính, siêu âm tử cũng bình thường.

"Đèn đỏ" tự dưng trục trặc

 Nếu thấy cần thiết, bác sĩ có thể kê thuốc điều trị nội tiết để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường

"Cơ thể đang bình thường lạitự dưng mất kinh đến mấy tháng liền mới có lại. Bác sĩ nói không sao, có thể chỉdo dạo này công việc căng thẳng làm mình bị stress. Dù thế mình vẫn thấy lo, chỉsợ sau này ảnh hưởng đến việc có con thì khổ", Dung chia sẻ.

Cũng gặp cảnh ngộ như Dung, Hà 26tuổi, ở Định Công Hà Nội cũng bị mất kinh gần 3 tháng. Mới đầu, cô nghĩ mình nhỡmang bầu nên kinh nguyệt mới chậm, nhưng thử que thử thai cẩn thận đến 3 lần kếtquả vẫn là không có.

Trước kia, hàng tháng kinh nguyệtcô vẫn có đều chỉ lượng máu ra không nhiều. Có tháng cũng chậm kinh nhưng chỉmột vài ngày là lại thấy có bình thường. Đợt này thì đến mấy tháng mà vẫn chưathấy dấu hiệu.

"Đây lần đầu mình bị như thếnên lo lắm. Đi siêu âm cũng không phát hiện gì bất thường, bác sĩ chỉ cho thuốcđiều chỉnh nội tiết về uống. Không hiểu có nên cơm cháo gì không mà sao uốngthuốc được gần một tháng rồi mà vẫn chưa thấy có kinh trở lại", Hà nói.

Theo bác sĩ sản phụ khoa Lê ThịKim Dung, Trung tâm y tế lao động Thái Hà (Hà Nội) cho biết, cũng giống như Dungvà Hà, phần lớn phụ nữ đều lo lắng khi bỗng nhiên mất kinh hàng tháng. Với chịem gái, kinh nguyệt là một dấu hiệu quan trọng vì phải "có tháng" thì cô gái ấymới có khả năng có thai.

"Vì thế, chỉ cần có trục trặclà lo lắng, không hiểu cơ thể mình có gì bất thường không, bị khối u ở đâu đó.Thực tế đây cũng chỉ là một dạng rối loạn kinh nguyệt và có thể do rất nhiềunguyên nhân khác nhau", bác sĩ Dung nói.

Chẳng hạn như trường hợp của haicô gái trên, kinh nguyệt tự dưng bị mất không phải do bị bệnh gì, ở đây có thểchỉ là vấn đề tâm lý. Tất cả các xét nghiệm, siêu âm đều cho kết quả bìnhthường. Những căng thẳng, stress, xúc động mạnh mẽ về tinh thần (vui, buồn quámức, lo sợ thái quá, quá mong có con...) có thể có ảnh hưởng tạm thời, làm mấtquá trình phóng noãn và mất kinh. Chỉ khi cơ thể trở lại trạng thái tâm lý bìnhthường thì mới có kinh trở lại, bác sĩ Dung cho biết.

Ngoài ra, theo bác sĩ, đây cũngcó thể là kết quả sau khi dùng một số thuốc như: thuốc tránh thai, thuốccorticoid, thuốc chống trầm cảm, chống rối nhiễu tâm trí, chữa bệnh tuyếngiáp... Như thuốc tránh thai có tác dụng ức chế sự rụng trứng và ức chế trứngbám vào niêm mạc tử cung nên việc mất kinh không có gì quá nghiêm trọng. Nếungừng uống thuốc thì sau 3-6 tháng thì kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.

"Những chị em quá gầy, bịchứng chán ăn hoặc chán ăn quá nhiều do nguyên nhân thần kinh cũng dẫn đến sựthiếu hụt estrogen, dẫn đến ngừng phóng noãn và mất kinh. Cũng có chị em lại dovận động quá nhiều. Một số trường hợp là do có khối u ở tuyến yên nhưng đâythường là u lành, có thể điều trị bằng thuốc nhưng hiếm gặp", bác sĩ Dungnói.

Bác sĩ cũng khuyến cáo, với nhữngthiếu nữ chưa qua 18 tuổi mà có kinh một vài lần rồi tịt luôn thì chưa cần cầnquá lo lắng. Vì đây là đây là một hiện tượng khá phổ biến ở các em nữ trong tuổidậy thì. Nếu đã qua 18 tuổi mà vẫn chưa thấy có kinh trở lại hoặc tự dưng mấtkinh 3-6 tháng chị em nên đi khám để biết nguyên nhân gây mất kinh và điều trịdựa trên nguyên nhân.

Nếu nghi ngờ do bị stress, vậnđộng quá nhiều, gầy sút hay tăng cân quá mức thì chị em cần thay đổi lối sống.Nếu thấy cần thiết, bác sĩ có thể kê thuốc điều trị nội tiết để điều chỉnh chukỳ kinh nguyệt trở lại bình thường.

Theo Phương Trang
VnExpress




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.