Đông y trị bệnh lúc giao mùa

Giao mùa là thời điểm dễ phát sinh bệnh, cần phòng tránh bằng cách bảo đảm chế độ dinh dưỡng, không thức khuya, ăn uống nóng, tránh đồ sống lạnh...

Giao mùa là thời điểm dễ phátsinh bệnh, cần phòng tránh bằng cách bảo đảm chế độ dinh dưỡng, không thứckhuya, ăn uống nóng, tránh đồ sống lạnh...

Giao mùa là thời điểm dễ bùngphát nhiều dịch bệnh, đặc biệt là bệnh ở trẻ em và người già. Trong đó, viêmphế quản cấp do siêu vi và tiêu chảy là hai bệnh thường gặp nhất. 
 
Đối với viêm phế quản cấp
 
Viêm phế quản cấp do siêu vi thì biểu hiện với các triệu chứng ban đầu là hokhan rồi kéo dài và tăng dần nhưng không có đờm. Cơn ho thường dai dẳng vàsau đó xuất hiện đờm nhớt. Phải sau 7 – 10 ngày, cơn ho mới giảm dần. Tuynhiên, nếu không phân biệt và xử lý đúng, bệnh có thể gây biến chứng viêmtai giữa, viêm xoang, viêm phổi... Bệnh có 2 thể chính, gồm:

Đông y trị bệnh lúc giao mùa

Giao mùa là thời điểm dễ phát sinh bệnh, cần phòng tránh bằng cách bảo đảm chế độ dinh dưỡng, không thức khuya, ăn uống nóng, tránh đồ sống lạnh...

 
- Thể phong hàn: Biểu hiện là sốt cao, hơi sợ rét, không có mồ hôi,ho nặng tiếng, cổ có đờm, khó thở, cánh mũi phập phồng, miệng không khát, ănkém, rêu lưỡi trắng.
 
Trường hợp này nên dùng bài thuốc gồm các loại: tử tô, bách bộ, tang bạch bì(mỗi thứ 10 g), trần bì 6 g, kim ngân hoa và bồ công anh (mỗi thứ 16 g), cỏnhọ nồi 12 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 3 lần sau khi ăn 30 phút.
 
- Thể phong nhiệt, nhiệt độc: Biểu hiện là sốt cao, sợ gió, thở nhanhgấp, mũi phập phồng, ho đờm vàng, ra mồ hôi ít, mặt đỏ, môi hồng, họng khô,miệng khát, nước tiểu đỏ ít, lưỡi khô, rêu vàng.
 
Trường hợp này thì nên dùng bài thuốc gồm các thứ: kim ngân hoa 16 g, sàiđất 20 g, lá tre 12 g; hoàng liên, tử tô, thanh bạch bì (mỗi thứ 10 g). Sắcuống ngày 1 thang, chia uống 3 lần sau khi ăn 30 phút.
 
Đối với tiêu chảy
 
Bệnh tiêu chảy cấp do ảnh hưởng của thời tiết thì nguyên nhân thường là donhiễm rota virus. Vi khuẩn hoặc siêu vi theo thức ăn vào ruột gây viêm ruộtnon cấp tính, rối loạn hấp thụ.
 
Bệnh này khởi phát đột ngột, người bệnh bị nôn, đi tiêu ra phân lợn cợn nước,có đờm, có lúc có máu hoặc phân xanh rêu, đau bụng, sốt, bụng trướng... Nếubị tiêu chảy cấp ở mức độ mất nước nặng thì phải bù nước ngay và nhanh chóngđưa đến cơ sở y tế gần nhất.
 
Nếu bệnh nhẹ thì có thể dùng thuốc nhưng lưu ý tiêu chảy thường có 2 thểchính và bài thuốc cũng hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:
 
- Tích trệ đồ ăn: Biểu hiện là bụng đầy trướng, nôn mửa, phân mùichua khai, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng. Trường hợp này thì dùng bài thuốcgồm các thứ: sơn tra, mạch nha, thần khúc (mỗi thứ 10 g); kê nội kim, trầnbì, la bạc tử (mỗi thứ 6 g); ý dĩ 12 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 3lần/ngày sau khi ăn 30 phút.
 
- Nhiễm khuẩn: Biểu hiện là đại tiện nhiều lần (có thể tới 10 lần),sôi bụng, bụng trướng, nôn mửa, có sốt, khát nước, tiểu tiện đỏ ít, hậu mônrát, đỏ. Trường hợp này thì dùng bài thuốc gồm các thứ: hoàng liên, thươngtruật (mỗi thứ 8 g); hoàng cầm 10 g, cát căn 12 g; cam thảo, bán hạ (mỗi thứ6 g). Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 3 lần sau khi ăn 30 phút. 

Theo Người Lao Động




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.