Vitamine - Có phải thích là uống?

Lạm dụng vitamine có thể khiến trẻ bị các tác dụng phụ như: biếng ăn, co giật, sỏi thận, chậm phát triển chiều cao, thậm chí kém thông minh.

Lạm dụng vitamine có thểkhiến trẻ bị các tác dụng phụ như: biếng ăn, co giật, sỏi thận, chậm pháttriển chiều cao, thậm chí kém thông minh.

Không được xếp vào các loạithuốc phải được bác sĩ (BS) kê đơn, giá lại rẻ nên người tiêu dùng vẫn muauống một cách dễ dàng các vitamine có bán trên thị trường. Theo các BS, hiệnchất lượng cuộc sống khá đầy đủ, trẻ bình thường không cần phải bồi bổ nhiềuvitamine; trừ những trẻ bị suy dinh dưỡng, còi cọc, mắc bệnh kéo dài… đượcBS tư vấn. Lạm dụng  vitamine có thể khiến trẻ bị các tác dụng phụ như:biếng ăn, co giật, sỏi thận, chậm phát triển chiều cao, thậm chí kém thôngminh.

Vitamine - Có phải thích là uống?

Lạm dụng vitamine có thể khiến trẻ bị các tác dụng phụ

Co giật vì vitamine D

Bệnh viện (BV) Nhi Đồng ITP.HCM từng tiếp nhận một bệnh nhi bị co giật do người thân cho uốngvitamine D đều đặn. Khi nhập viện, bệnh nhi có biểu hiện giống như mắc bệnhviêm não, viêm màng não. Sau khi kiểm tra kỹ, các BS mới biết chính xác dobé được “nhồi nhét” nhiều vitamine D để tăng chiều cao, giúp xương rắn chắc.

BS Bạch Văn Cam - cố vấn khốiHồi sức cấp cứu, BV Nhi Đồng I, cho biết: “Hiện nhiều bà mẹ thường tìmmua thuốc bổ, vitamine D để giúp con tăng chiều cao. Ở nước nhiệt đới nhưViệt Nam, trẻ thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đây chính lànguồn vitamine D vô tận, không sợ trẻ thiếu vitamine D. Ngược lại, nếu dùngquá nhiều loại vitamine này, việc tích tụ trong cơ thể, có khi khiến trẻbiếng ăn, co giật”.

Cũng liên quan đến vấn đề ănuống do cơ thể thiếu hoặc thừa vitamine, mỗi năm, Trung tâm Dinh dưỡngTP.HCM phải điều trị cho khoảng 125.000 trẻ em bị suy dinh dưỡng, rối loạnăn uống, béo phì, biếng ăn.

Ngày 2/10, dạo quanh thịtrường thuốc, chúng tôi ghi nhận có đến hàng trăm loại vitamine, từ các loạivitamine đơn đến các loại vitamine phối hợp, giá cả đủ loại. Ví dụ, một chaivitamine B1 50mg (100 viên) do Việt Nam sản xuất chỉ có giá 3.900đ, thuốcngoại đến 28.000đ.

Thậm chí, cùng một loạivitamine nhưng tên gọi lại khác nhau, khiến người tiêu dùng mù tịt, khôngbiết công dụng đầy đủ của từng loại. Cụ thể, cũng là loại vitamine B1 (theotên gọi của quốc tế, Việt Nam) nhưng một số nước lại có cách gọi khác, dù đãnhập sản phẩm này vào Việt Nam như: Alivio, Mutsutamin, Abery, Actamin,Metabolin, Kirin B1 (Nhật Bản); Betar (Ý), Biamine, Beatine, Thiamol (Mỹ);Vitantial (Pháp); hoặc vitamine G được gọi là Berivine (Bỉ), Aqua-Flave(Mỹ).

Một dược sĩ chuyên kinh doanhdược phẩm cho biết, chỉ với các loại vitamine đơn, tính theo chữ cái A, B,C, D… đã có vài chục loại, chưa kể còn phân nhánh theo loại B1, B2, B3… hayB12a, B12b, Bc, Bx… và hàng trăm loại vitamine được viết theo tên gọi sảnphẩm. Còn các loại vitamine phối hợp thì muôn hình vạn trạng như: dầu cá(A+D), dầu gấc (E+A)…; chưa kể những sản phẩm “xách tay” về Việt Nam.

Chỉ cần ăn đa dạng thựcphẩm

Vitamine - Có phải thích là uống?

Nhiều bà mẹ lại chỉ chú ý đến việc bổ sung vitamine mà không quan tâm đến chất đạm, chất béo

BS Đỗ Thị Ngọc Diệp - Phógiám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM khuyến cáo, nếu lạm dụng vitamine sẽkhiến việc chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể bị xáo trộn. Cha mẹcho trẻ nhũ nhi uống quá nhiều vitamine D, ngoài việc gây biếng ăn khiến trẻbị thiếu các chất dinh dưỡng còn có thể làm xương bị cốt hóa sớm, ảnh hưởngđến phát triển chiều cao của trẻ. Nếu các khớp xương sọ liền sớm, kích thướcsọ của trẻ sẽ “eo hẹp” khiến quá trình tăng trưởng thể tích bộ não bên trongcũng bị hạn chế.

Với vitamine A, nếu sử dụngquá liều sẽ gây ra tình trạng áp lực cho nội sọ, trẻ thường nôn ói, thópphồng, phá hủy hồng cầu gây thiếu máu. Trẻ con uống nhiều vitamine C cũnggây toan hóa nước tiểu, làm ứ đọng canxi gây sỏi thận. Do đó, cha mẹ khôngđược cho con uống vitamine tùy tiện, đừng nghĩ "không bổ ngang cũng bổ dọc".

Trẻ dưới sáu tháng tuổi, búsữa mẹ hoàn toàn đã được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Với trẻtừ 6 - 36 tháng tuổi, hằng năm đã được ngành y tế có chiến dịch uống bổ sungvitamine A liều cao để phòng ngừa các bệnh khô mắt và nhiễm trùng đường hôhấp, tiêu hóa.

Nếu có chế độ ăn đa dạng thựcphẩm, đủ bốn nhóm dưỡng chất (chất đạm, chất béo, chất bột đường, rau củquả), mỗi ngày sử dụng từ 15 - 20 loại thực phẩm khác nhau, cơ thể sẽ đượccung cấp đầy đủ các loại vitamine. Vitamine tự nhiên có trong thực phẩm luôntốt hơn cho cơ thể so với các loại vitamine là dược phẩm tổng hợp.

Theo BS Cam, các bữa ăn hiệnnay gần như đã cung cấp cho trẻ đầy đủ dưỡng chất, các vitamine đã cung cấpqua thức ăn, do đó, trẻ bình thường không cần phải bổ sung thuốc bổ,vitamine; trừ những trẻ mắc bệnh kéo dài, suy dinh dưỡng, kém hấp thu, gầycòm, thiếu cân, chán ăn… được BS tư vấn.

Nhiều bà mẹ lại chỉ chú ý đếnviệc bổ sung vitamine mà không quan tâm đến chất đạm, chất béo. Nếu chỉ uốngmỗi vitamine là không đủ, vì vitamine chỉ là công cụ hỗ trợ cho việc chuyểnhóa năng lượng tốt hơn, kích thích trẻ ăn. Do đó, muốn trẻ tăng cân, mauphục hồi sức khỏe, cần phải cung cấp chế độ dinh dưỡng đủ năng lượng chotrẻ.

Theo Xuân Trí
PNO




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.