Đừng đùa với vitamin

Lâu nay, vitamin và các loại thuốc bổ luôn được người dân coi như một “cứu cánh” để nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng biết mặt trái của nó, nên đã sử dụng tùy tiện, thậm chí lạm dụng đến mức báo động, khiến các thầy thuốc phải lo ngại lên tiếng phản đối.

Lâu nay, vitamin và các loạithuốc bổ luôn được người dân coi như một “cứu cánh” để nâng cao sức khỏe. Tuynhiên không phải ai cũng biết mặt trái của nó, nên đã sử dụng tùy tiện, thậm chílạm dụng đến mức báo động, khiến các thầy thuốc phải lo ngại lên tiếng phản đối.

Vitamin và các loại thuốc bổ–“ Chìa khóa vạn năng”?

Vitamin là thành phần mà cơ thểcần cho các hoạt động chức năng và quá trình phát triển bình thường của cơ thể.Vì vậy, ai cũng cần vitamin để giữ cho cơ thể khỏe mạnh cũng như phòng ngừa bệnhtật. Tuy nhiên có một thực tế là nhiều người chưa hiểu hết tác dụng thật củatừng loại vitamin, nên đã cố tình lạm dụng.

Đừng đùa với vitamin

Lâu nay, vitamin và các loại thuốc bổ luôn được người dân coi như một “cứu cánh” để nâng cao sức khỏe

Nhiều ông bố bà mẹ cho rằng,vitamin và các loại thuốc bổ có thể giúp con họ ăn uống khỏe “như hùm”, lớnnhanh như “Phù Đổng”, khỏi hết bệnh tật, không suy dinh dưỡng như trước. Cònngười già thì bảo, uống vitamin và các loại thuốc bổ sẽ chống được lão hóa, ănngon miệng, ngủ tốt hơn và chống khô mỏi mắt.

Phụ nữ  cũng coi vitamin và cácloại thuốc bổ như một phương tiện “níu kéo tuổi thanh xuân”, “cải thiện sắcđẹp”, láng mịn da, trị mụn trứng cá, chống rụng tóc. Người làm việc trí óc bảonhau nên dùng thuốc magne B6, glutamin, pho- L để cho bổ não, bổ thần  kinh. Vềvấn đề này, các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định,  rất nguy hiểm bởi hầu hếtdùng đều không theo hướng dẫn của các bác sĩ. Nguyên nhân của tình trạng hiểubiết lệch lạc về công dụng của vitamin và các loại thuốc bổ là do quảng cáo trànlan, quảng cáo theo kiểu “thần thánh hóa”  cùng những hình ảnh đẹp mắt và hấpdẫn đã làm cho nhiều người tự định bệnh cho mình rồi lùng mua như một “ hộichứng”. Họ không hỏi bác sĩ mà dùng theo chỉ dẫn trên bao bì.

Những hậu quả khi lạm dụngvitamin

Cảnh báo này được các chuyên giadinh dưỡng đưa ra từ lâu, song chẳng mấy ai biết bởi họ nghĩ rằng những loạithuốc bổ chỉ có tốt mà  vô hại. Các bác sĩ Phòng khám tư vấn dinh dưỡng Bệnhviện Nhi Trung ương cho biết, nhiều bà mẹ đưa con đến đề nghị bác sĩ cho conuống bổ sung vitamin để chóng lớn và thông minh. Không ít người tự mua vitaminhoặc thuốc bổ cho con uống một thời gian dài, thậm chí uống quá liều nên đã bịngộ độc phải vào viện trong tình trạng đau dạ dày, sỏi thận, sỏi oxalat...

Trẻ bị ngô độc thường gặp nhất làdo dùng quá liều vitamin C và vitamin D. Theo phân tích của các bác sĩ ở đây,nếu trẻ em dùng vitamin A và D liều cao sẽ bị ngộ độc với các triệu chứng kíchthích, bồn chồn, vàng da, phồng thóp... Dùng liều cao hơn nữa thì trẻ sẽ bị cogiật, thậm chí tử vong. Nếu dùng vitamin D không đúng liều và kéo dài, ngườibệnh sẽ bị tiêu chảy, khó ngủ, lâu dần tạo sỏi thận và sỏi mật.

Đặc biệt dùng vitamin D quá liềusẽ không thể bài tiết qua phân và nước tiểu, nó tồn tại trong gan và các tổ chứcmỡ, lâu ngày sẽ dẫn đến mất cân đối giữa can xi máu và phôtpho máu làm cho canxi máu quá cao gây ngộ độc, giảm trí nhớ, hôn mê não. Tiêm vitamin C tĩnh mạchliều cao dễ gây sốc phản vệ (đã có người tử vong), hoặc bị loét dạ dày, sỏithận. Dùng B6 quá liều cũng bị ngộ độc, chân tay tê bì, khó vận động, tổn thươngthần kinh.

Uống vitamin liều cao,  dài ngàylàm người bệnh dễ mệt, nhức đầu, cao huyết áp, viêm tắc tĩnh mạch, giảm thị lực,gây xuất huyết. Việc lạm dụng vitamin và các loại thuốc bổ khiến nhiều người lâmvào vòng luẩn quẩn vì càng dùng thuốc liều cao, kéo dài thì tác dụng tốt khôngthấy đâu, nên càng uống nhiều. Lâu dần, người bệnh thấy xanh xao, mệt mỏi,“ngại” ăn, rõ nhất là ở trẻ em.

Giải thích hiện tượng này, Thạcsĩ Nguyễn Thị Hải- Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, phần lớn các thuốc bổ đềucó đường, gây cảm giác no, không muốn ăn. Có những loại vitamin nếu uống quáliều sẽ gây hiện tượng no lâu, mệt mỏi, táo bón hoặc tiêu chảy, buồn nôn, xunghuyết, giòn xương...

Tình trạng này kéo dài sẽ làm người bệnh kiệt sức vì sợ ăn.Việc lạm dụng vitamin và các loại thuốc bổ đã làm cho nhiều người bị rối loạnchức năng cơ thể. Nữ thì bị “nam hóa”, nói giọng ồm ồm, mọc râu, chân tay đầylông...Nam nói giọng  “eo éo”, tuyến vú phát triển...

Theo các thầy thuốc, việc dùngvitamin và các loại thuốc bổ chỉ thực sự cần thiết đối với những người sức khỏekém. Còn những người khỏe mạnh, không cần thiết phải uống thêm,  mà hãy tận dụngnhững loại vitamin trong bữa ăn hàng ngày.     

Theo Minh Huyền
Đại Đoàn Kết




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.