Từ ngày chồng thất nghiệp, nhà tôi như "bãi chiến trường"

Dù thất nghiệp, không kiếm ra tiền nhưng chồng tôi vẫn thường rủ bạn bè về nhà nhậu nhẹt.

Chồng tôi thất nghiệp đã nửa năm nay. Trước đây, mỗi tháng anh đều đem về cho vợ 11 triệu, bây giờ không có đồng nào. Tiền bạc đang dư dả, nay trở nên túng thiếu, khó khăn. Tôi phải dùng dần đến tiền tiết kiệm để trang trải việc sinh hoạt gia đình và học tập của các con. Tháng đầu tiên thất nghiệp, chồng tôi còn chủ động nộp đơn xin việc ở công ty khác nhưng không được nhận. Anh đã hơn 35 tuổi, tìm được công việc cũng khó khăn.

Từ ngày chồng thất nghiệp, nhà tôi như bãi chiến trường-1

Thời gian đầu ở nhà, chồng còn phụ tôi đưa đón con, nấu ăn, dọn dẹp. Càng về sau, anh ấy càng cáu kỉnh, bực bội và bắt đầu nhậu nhẹt với một nhóm đàn ông vô công rỗi nghề ở trong xóm. Đó là những người mà anh từng chê bai, từng không ngồi uống cà phê chung; giờ lại trở thành bạn thân thiết.

Đi làm về, tôi còn phải tất bật nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, lo cho con. Tinh thần tôi lúc nào cũng căng như dây đàn. Nhưng chỉ cần tôi đề cập đến chuyện tiền bạc, chồng tôi lại nhảy dựng lên, giận dữ mắng tôi là loại đàn bà chỉ biết đến tiền. Anh ấy nhắc lại hơn 10 năm nay, tiền lương hàng tháng đều đưa hết cho tôi, tại sao tôi không kêu ca; giờ chồng thất nghiệp thì lúc nào cũng rên thiếu tiền. Nghĩ tâm lý của chồng cũng bất ổn nên tôi đành nín nhịn cho êm nhà êm cửa. Mà nhịn hoài, cũng có lúc tôi không kiềm chế được bản thân. Vợ chồng lại cãi nhau to cũng chỉ vì tiền nong.

Không có tiền, chồng lại thường dẫn bạn bè về nhà nhậu nhẹt, say xỉn rồi để mặc mọi thứ bát đũa cho tôi dọn. Có hôm, họ còn nôn ói khắp nhà vệ sinh khiến tôi chỉ muốn phát điên lên. Nhà tôi chẳng khác gì bãi chiến trường từ ngày chồng thất nghiệp.

Nửa năm nay, tôi sút 5kg, cơ thể gầy ốm, tinh thần mệt mỏi, căng thẳng nên công việc cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Tôi đã cố tìm cách tâm sự cùng chồng, mong anh hiểu và đi tìm việc làm để chia sẻ gánh nặng với vợ mà không thành công.

Tuần trước, anh tôi tìm được công việc bảo vệ trường học cho em rể. Việc này tuy lương không cao nhưng thời gian rảnh khá nhiều, mình có thể tận dụng để làm thêm việc khác hoặc lo nhà cửa, con cái. Vậy mà chồng tôi từ chối thẳng thừng với lý do: "Không muốn bị người khác sai khiến". 

Tôi bất lực, hụt hẫng về chồng khủng khiếp. Phải làm sao để anh chịu đi làm, tách khỏi đám bạn xấu đây? Nếu tình hình này cứ tiếp diễn, tôi sợ chúng tôi sẽ đi đến bước đường cùng quá.

 

Theo phunuvietnam.vn


thất nghiệp


Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp
Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.